tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Theo tư duy triết học biện chứng, muốn tác động, cải tạo khách thể thì trước hết chúng ta phải hiểu biết về khách thể, đó là đòi hỏi, là yêu cầu tất yếu trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào. Với đạo Công giáo cũng vậy. Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những hạn chế của đạo Công giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo thì trước hết chúng ta phải có những hiểu biết sâu sắc về hệ thống giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo. Yêu cầu này bắt nguồn từ một số lý do cơ bản sau:
Một là, giữa giáo lý của đạo Công giáo với những quan điểm đạo đức XHCN, pháp lụât của Nhà nước ta có nhiều điểm tương đồng, tương hỗ cho nhau (điều này tác giả đã trình bày ở tiểu tiết 2.1.2 và 2.1.4). Ngay cả trong giáo luật - là sự thể chế hoá mối quan hệ đời sống tôn giáo giữa các tín hữu với nhau giữa tín hữu với giáo hội - bao gồm 7 quyển với 1752 điều cũng có rất ít nội dung mâu thuẫn với pháp luật của Nhà nước ta. Vì vậy, trong công tác tôn giáo,
chúng ta cần đặc biệt phát huy điểm tương đồng này, tạo tâm lý gần gũi, gắn kết giữa niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ. Phải bằng mọi cách để giáo dân thấy được kính Chúa và yêu nước là không mâu thuẫn, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Những việc chính phủ làm, nhân dân làm đều hợp với tinh thần phúc âm, cho nên đồng bào công giáo làm tròn chính sách của chính phủ cũng là làm tròn tinh thần của Chúa Cơ Đốc". Ngược lại, với những hoạt động làm sai chính sách pháp luật của Nhà nước, thông thường cũng đi ngược lại bản chất tôn giáo và trái với kinh thánh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần phải chú ý giáo dục, giải thích cho quần chúng tín đồ hiểu được các quy định của pháp luật trong quản lý các hoạt động có liên quan đến tôn giáo, làm cho họ hiểu rằng, bất kỳ hoạt động nào trong xã hội cũng phải tuân thủ pháp luật, hoạt động tôn giáo cũng vậy. Những giáo dân ngoan đạo, sùng kính Chúa vẫn có thể là những công dân tốt hoạt động tích cực cho đời sống kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật... sống hoà cùng xã hội, cùng dân tộc và CNXH.
Hai là, xét trong cộng đồng giáo dân ta thấy, đối với các giáo sỹ (nhất là từ hàng ngũ linh mục trở lên) là những nhà trí thức công giáo có trình độ thần học, có sự hiểu biết sâu về nguyên tắc và phong cách ứng xử giao tiếp, nắm chắc giáo lý, giáo luật... vì vậy khi tiếp xúc với họ, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ giáo lý, giáo luật để vận dụng trong công tác giáo dục, thuyết phục, tranh thủ sự đồng tình... thì sẽ khó đạt kết quả cao.
Ba là, đối với quần chúng giáo dân, đa số do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết của quần chúng về giáo lý và đặc biệt là giáo luật còn hết sức sơ lược, thậm chí mơ hồ. Lợi dụng hạn chế này của quần chúng giáo dân, một số phần tử xấu đã kích động lôi kéo họ vào những hoạt động tôn giáo không những trái với chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước mà còn trái với đạo đức, giáo lý, giáo luật của đạo công giáo. Trong trường hợp này, quần chúng giáo dân tham gia với một ý thức rất bồng bột là để "bảo vệ đức tin, bảo vệ đạo". Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ giáo lý, giáo luật để vận dụng vào công tác vận động, giải thích cho quần chúng giáo
trường hợp là vi phạm giáo lý, giáo luật. Từ đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ hoặc chí ít không chống lại việc xử lý của chính quyền. Cao hơn, việc này giúp quần chúng phân biệt được đâu là hoạt động tôn giáo thuần tuý, đâu là lợi dụng tôn giáo để đề cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với những hoạt động sai trái. Các phần tử lợi dụng tôn giáo sẽ mất chỗ dựa tinh thần để lừa mị giáo dân chống lại chính quyền.
Bốn là, thực tế cho thấy, đa số cán bộ "tôn giáo vận" còn ít am hiểu về giáo lý, giáo luật, do đó thường xảy ra những việc đáng tiếc đối với uy tín và uy thế của chính quyền. Đồng bào giáo dân vừa là công dân, vừa là tín đồ. Vận động tín đồ phải bằng chính những mặt tích cực của giáo lý, đạo đức tôn giáo. Người cán bộ am hiểu giáo lý, giáo luật sẽ thuận lợi trong việc tiếp xúc với tín đồ, chức sắc, dễ dàng vượt qua rào cản bất đồng tôn giáo, gây được cảm tình với họ, từ đó gắn được nội dung cần vận động với những nội dung tích cực của giáo lý, giáo luật, hiệu quả vận động sẽ cao. Điều này đòi hỏi, các cấp chính quyền, các nghành, đoàn thể và cán bộ làm công tác tôn giáo ngoài việc nhận thức đúng về tôn giáo và nắm vững chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo còn phải nắm vững giáo lý, giáo luật, hiểu biết đầy đủ, đúng các yếu tố nội tại của tôn giáo. Các cán bộ chuyên trách ở vùng giáo phải được tập huấn về giáo lý, giáo luật. Cần tìm những người có trình độ cao, am hiểu vấn đề giúp Tỉnh trong công việc đó.
Như vậy, việc nghiên cứu vận dụng giáo lý, giáo luật vào công tác giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo chính là một hướng tiếp cận linh động, nhạy bén và đạt hiệu quả cao. Qua đó chúng ta sẽ có tri thức tổng quát về khía cạnh xã hội trần thế của giáo hội. Tín hữu công giáo có quyền lợi và nghĩa vụ chấp hành giáo lý, giáo luật trong sống đạo và hành đạo. Vì vậy, tìm hiểu, vận dụng giáo lý, giáo luật giúp chúng ta nắm được điều quy định tín hữu được làm và không được làm để vận dụng vào công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo và vận động quần chúng có đạo, chức sắc tôn giáo chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, sống tốt đời, đẹp đạo.
3.3. Củng cố bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo, duy trì bảo vệ trật tự, an toàn xã hội vùng giáo, chống địch lợi dụng đạo Công giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm, đòi hỏi những người làm công tác tôn giáo phải thực sự có kiến thức về tôn giáo, có lòng nhiệt huyết và cách nhìn nhận khách quan, khoa học về tôn giáo. Riêng ở Nghệ An, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn rất nhiều bất cập, đa số các đồng chí có vốn kiến thức chuyên môn về lĩnh vực của mình khá khiêm tốn bới trước đây hầu hết họ được đào tạo các nghành nghề khác và đã từng công tác ở các lĩnh vực ít liên quan đến tôn giáo, hoặc có những đồng chí làm công tác tôn giáo chỉ là "kiêm nhiệm" mà thôi. Điều này đã làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác này của tỉnh nhà vốn đã mỏng lại thêm yếu. Thêm vào đó, sự quan tâm, đánh giá về đội ngũ này chưa thực sự đặt ra đúng mức, điều này cũng gây ảnh hưởng tâm lý không tốt đối với các cán bộ tôn giáo, làm cho họ chưa thật sự toàn tâm toàn ý với công việc... Tất cả những hạn chế trên đã trở thành lực cản, gây rất nhiều khó khăn cho công tác tôn giáo, đặc biệt là trong việc tiếp xúc, vận động, thuyết phục các chức sắc, chức việc và quần chúng giáo dân khi có các hoạt động tôn giáo vi phạm TT, ATXH.
Qua số liệu khảo sát tại Đề án của Ban tổ chức Tỉnh uỷ năm 2003 cho thấy trong số 617 uỷ viên thường vụ đảng uỷ của các xã có đồng bào theo đạo công giáo thì chỉ có 4 đồng chí uỷ viên thường vụ gốc giáo. Đây là một con số chưa tương xứng với số lượng cộng đồng giáo dân trong tỉnh. Hơn nữa cán bộ chủ chốt cấp xã gốc giáo so với số lượng đảm nhận các cương vị quan trọng là không đáng kể. Điều này được nhận thấy qua thống kê của Ban tổ chức Tỉnh uỷ với số liệu sau: Bí thư đảng uỷ xã: 2/161 bí thư đảng uỷ (tại hai xã giáo toàn tòng); 1/161 chủ tịch uỷ ban nhân dân xã; 1/161 phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã; 1/161 chủ tịch hội đồng nhân dân; 2/161 phó chủ tịch hội đồng nhân dân; 28/780 trưởng các đoàn thể lại càng không tương xứng; cùng với điều đó số đảng viên giáo dân đảm nhận các cương vị quan trọng tại huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện và ở tỉnh hầu như không có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho cộng đồng giáo dân chưa tin tưởng vào thiện chí của
Đảng và Nhà nước và gây ra không ít khó khăn trong công tác vận động quần chúng tín đồ.
Đánh giá về năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo tỉnh nhà hiện nay, Ban tôn giáo tỉnh đã tiến hành điều tra xã hội học và thu được kết quả sau đây:
(Kết quả rút ra từ 500 phiếu dành cho cán bộ, đảng viên và 300 phiếu dành cho bà con giáo dân)
Về năng lực Cán bộ, đảng viên
đánh giá
Bà con giáo dân đánh giá
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đáp ứng yêu cầu 185 37 56 18,6
Có đáp ứng nhưng hạn chế 21 4,4 20 7,0
Không đáp ứng yêu cầu 290 57,9 210 69,8
Không có ý kiến 4 0,8 14 4,7
Kết quả trên cho thấy rằng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của tỉnh nhà còn quá yếu. Có tới 57,9% cán bộ, đảng viên và 69,8% bà con giáo dân cho rằng năng lực của đội ngũ này không đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này có nghĩa là các cấp lãnh đạo tỉnh nhà chưa thật sự quan tâm tới công tác đào tạo và đạo tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đồng thời cũng chứng tỏ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở đảng vùng giáo còn rất yếu kém
Thực tiễn đó đã đặt ra yêu cầu, muốn tôn giáo thực sự "đồng hành" cùng dân tộc, muốn phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp và khắc phục những hạn chế của đạo công giáo... phụ thuộc phần nào vào chất lượng của bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo.Với ý nghĩa đó, ở giải pháp này, tác giả xin nêu ra hai vấn đề cần chú trọng sau:
3.3.1. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần đấu tranh chống hai xu hướng hoặc tả khuynh hoặc hữu khuynh chống hai xu hướng hoặc tả khuynh hoặc hữu khuynh
Yêu cầu trước hết ở đây là cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan và khoa học về tôn giáo - nhất là đạo Công giáo - tôn giáo được du nhập vào Việt Nam cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp nên không tránh khỏi những định kiến, thiếu thiện cảm đối với tôn giáo này trong cộng đồng xã hội chung. Chúng ta cần phải thấy rằng, trong quá khứ cũng như hiện tại, không phải bao giờ Công giáo cũng là tay sai của Chủ nghĩa thực dân đế quốc, không phải khi nào Công giáo cũng mâu thuẫn với Dân tộc, mà trạng thái mâu thuẫn đó chỉ xảy ra ở một số nơi, một số thời điểm lịch sử nhất định và mâu thuẫn này sớm, muộn đã và sẽ được hoá giải. Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phong trào yêu nước của người Công giáo đã phát triển mạnh với nhiều hình thức hoạt động phong phú, như: thành lập các tổ chức Công giáo kháng chiến nhằm vận động người Công giáo tham gia công cuộc kháng chiến, kiến quốc (Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ với nòng cốt là các linh mục Hồ Thành Biên, Võ Thành Trinh; Uỷ ban liên lạc Công giáo kháng chiến khu Ba, Khu Tả Ngạn với nòng cốt là các linh mục Vũ Xuân Kỷ, Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quang Phước…); phát hành các tờ báo “Vì Chúa vì Tổ Quốc” ở Nam Bộ, báo “Sáng danh Chúa” ở Bắc Bộ để tuyên truyền phát huy lòng yêu nước trong đồng bào Công giáo vì mục tiêu giải phóng dân tộc. Riêng ở Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp có tổ chức “Hội liên lạc Công giáo kháng chiến” do cố linh mục Nguyễn Văn Khâm làm hội trưởng; trong kháng chiến chống Mỹ có tổ chức “Đoàn thường trực Công giáo yêu nước” do cố linh mục Nguyễn Văn Ngôn làm chủ tịch, kế tiếp là cố linh mục Phạm Văn Hậu làm chủ tịch, sau đó được đổi tên thành “Hội đồng thi đua yêu nước” do cố linh mục Nguyễn Văn Sáng làm chủ tịch. Sau khi hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lại thành một tỉnh Nghệ Tĩnh thì tổ chức này do cố linh mục Vương Đình Ái làm chủ tịch. Bên cạnh đó phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, nhận thức sâu sắc âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực thực dân, đế quốc, các thế lực thù địch, hàng nghìn người con Công giáo Nghệ An đã tình nguyện lên đường nhập ngũ vì sự nghiệp chung giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà; hàng nghìn bà
mẹ đã lau nước mắt tiễn con ra chiến trường mà không giám mong chờ có ngày gặp lại. Sự hy sinh lớn lao đó, sự đồng cảm, gặp gỡ cao đẹp đó giữa Công giáo và Dân tộc là điều không ai có thể phủ định. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi Công giáo cũng như các tôn giáo khác đang hoà mình đồng hành cùng Dân tộc, khi niềm tin tôn giáo dang góp phần xây dựng thành công niềm tin về một xã hội tiến bộ vì mục tiêu chung "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì hơn bao giờ hết chúng ta cần phải đánh giá đúng "động lực mạnh" đó của tôn giáo, phát huy điểm tương đồng, gặp gỡ giữa Công giáo và Dân tộc, phát huy những giá trị văn hoá đạo đức lành mạnh, hướng thiện của Công giáo, phục vụ tích cực cho phong trào giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo nói riêng và cả xã hội nói chung.
Để làm được điều này, bên cạnh những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì còn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Vì vậy, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tôn giáo, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta cần đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, có ảnh hưởng không tốt đối với công tác tôn giáo, đó là: - Một là xu hướng tả khuynh: đây là xu hướng cực đoan, hành chính, mệnh lệnh, thường giải quyết vấn đề tôn giáo với một quan điểm "cứng", chưa thoát khỏi những mặc cảm cũ về đạo công giáo hoặc những định kiến, tư duy cũ để lại, làm cho tín đồ đạo công giáo thiếu tin tưởng vào đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tạo sơ hở cho kẻ địch và bọn phản động tuyên truyền luận điệu "cộng sản chống tôn giáo", tập hợp, lôi kéo quần chúng giáo dân thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình" chống lại chính quyền, chống lại cách mạng nước ta.
- Hai là xu hướng hữu khuynh: đây là xu hướng né tránh, buông xuôi, ngại va chạm, không giám đấu tranh trước những sai phạm của các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật. Xu hướng này là sự biểu hiện buông lỏng quản lý, giải quyết các vụ việc, công việc về tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo một cách xuôi chiều cho xong việc, thiếu cân nhắc, thận trọng, không lường hết những hậu quả xấu. Đây cũng là cơ hội cho những hoạt động tôn giáo lấn lướt chính quyền, ngấm ngầm chống phá cách mạng.
Ngoài hai xu hướng trên, chúng ta cũng cần khắc phục với tư tưởng né tránh giải quyết các vụ việc về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo, dây dưa