0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đối với quần chúng giáo dân

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI Ở VÙNG GIÁO NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 78 -78 )

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào lực lượng của nhân dân". Thật vậy, trong mọi hoạt động nói chung, trong phong trào giữ gìn TT, ATXH nói riêng thì quần chúng giáo dân chính là động lực chính và là động lực mạnh, "dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Muốn phát huy được sức mạnh của lực lượng cách mạng đông đảo này, chúng ta cần quán triệt một số vấn đề sau:

Trước hết phải xoá bỏ mặc cảm phân biệt đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, xác định giáo dân trước hết cũng là công dân. Trên cơ sở đó đến với tín đồ một cách cởi mở, tin cậy, gần gũi và tôn trọng. Qua đó, tuyên truyền, giáo dục cho họ hiểu đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là các nội dung về tự do, tín ngưỡng.

Hai là, Phải hết sức quan tâm, làm tốt việc phổ biến, giải thích đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách đối với tôn giáo để quần chúng hiểu rõ. Cần lấy thực tiễn để chứng minh rằng, Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết, mọi chủ trương chính sách của Đảng đều nhằm chăm lo đến hạnh phúc, đời sống của nhân dân trong đó có đồng bào theo đạo. Bên cạnh đó cần nhắc nhở quần chúng đề cao cảnh giác, tỉnh táo, phân biệt giữa hoạt động tôn giáo bình thường với những hoạt động sai trái để quần chúng không nghe, không làm theo những chủ trương mang tính chất chính trị, phản động của những phần tử xấu. Phải phân tích để họ thấy được hoạt động của những phần tử xấu núp dưới bóng giáo hội không những gây hại cho cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, mà còn làm ảnh hưởng xấu đến Giáo hội. Chính chúng là kẻ đã gây khó khăn cho những sinh hoạt tôn giáo bình thường. Chỉ có làm cho quần chúng hiểu chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhận rõ âm mưu của những phần tử xấu trong giáo hội thì quần chúng mới đồng tình, ủng hộ các chủ trương, biện pháp đấu tranh của ta, thậm chí họ còn tự giác đứng lên đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái của bọn phản động cũng như của Giáo hội.

Ba là, phải tin vào quần chúng, dựa vào quần chúng, xác lập và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy, khi chúng ta thật sự tin vào quần chúng, phát huy được quyền làm chủ tập thể của họ thì chắc chắn giáo dân sẽ tự giác thực hiện đúng đắn nghĩa vụ của mình, phát hiện và tích cực đấu tranh với mọi hoạt động vi phạm TT, ATXH, ủng hộ chính quyền phòng ngừa và xử lý các hoạt động lợi dụng tôn giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định: "Khi nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi công an được nhân dân giúp sức thì lũ

dân, ngày 18/08/1955). Bên cạnh đó, cần thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở - nghĩa là, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo dân giám nói lên suy nghĩ của mình về Đảng, Chính quyền, về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như những tâm tư, nguyện vọng của họ. Đây chính là cơ sở để xây dựng, tuyên truyền và tìm ra các phương thức phù hợp thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, luật pháp của Nhà nước nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của cộng đồng này.

Bốn là, song song với việc tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ về chính trị, phải thực sự chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi thiết thực khác của quần chúng.

Năm là, vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng giáo dân vào các đoàn thể cách mạng, không để quần chúng bị lôi kéo vào các tổ chức hội, đoàn tôn giáo nhất là những hội đoàn mang tính chất phản động.

Trong tình hình hiện nay, khi quần chúng giáo dân có nhu cầu tham gia sinh hoạt các hội đoàn tôn giáo thì chúng ta cũng không nên dùng mệnh lệnh hành chính cấm đoán. Song cũng không vì vậy mà để mặc cho Giáo hội tổ chức, phát triển hội đoàn một cách tự do, tràn lan. Vấn đề là cần tổ chức ra các đoàn thể cách mạng và phát huy vai trò của các đoàn thể này trong cộng đồng. Đối với thanh, thiếu niên, phụ nữ, phụ lão, ngoài yêu cầu, nội dung vận động đã nêu trên ta cần có những yêu cầu, nội dung, hình thức giáo dục, vận động phù hợp với lứa tuổi và giới tính của họ.

- Đối với thanh - thiếu niên: Cần dìu dặt họ tiến bộ về tư tưởng, không để họ trở thành những người lạc hậu, cuồng tín, chống đối cách mạng. Phải tổ chức thanh - thiếu niên thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; phải là những người tích cực đấu tranh với những tập tục lạc hậu trong sinh hoạt tôn giáo. Phải tập hợp họ vào các tổ chức đoàn thanh niên, đội thiếu niên để thông qua sinh hoạt của các tổ chức này nâng cao giác ngộ chính trị, giảm bớt những sinh hoạt tôn giáo. Muốn vậy, phải xây dựng, củng cố tổ chức đoàn thanh niên, đội thiếu niên trong các nhà trường, làng xã vững mạnh với các nội dung, hình thức sinh hoạt nhẹ nhàng nhưng phong phú, hợp với tuổi trẻ vùng giáo.

- Đối với phụ nữ: Cần làm cho các bà, các chị không bị ảnh hưởng, tác động của các phần tử xấu trong giáo hội. Không gây cản trở chồng, con tham gia các hoạt động chính trị - xã hội yêu nước, không thúc ép chồng con phải bỏ sinh hoạt Đảng, đoàn thể để đi lễ, xưng tội, tham gia các tổ chức do giáo hội lập ra. Động viên chị em tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới, sinh đẻ có kế hoạch.

- Đối với phụ lão: Do vai trò, uy tín của phụ lão đối với gia đình, xã hội và giáo hội nên cần quan tâm đến đời sống, sức khoẻ của các cụ, nhất là các cụ già neo đơn không nơi nương tựa, các cụ thuộc gia đình chính sách. Qua đó, động viên các cụ tích cực động viên con cháu hăng hái lao động sản xuất, tham gia các phong trào ở địa phương, làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Vận động các cụ gương mẫu bỏ bớt các tập tục lạc hậu, rườm rà, tốn kém trong sinh hoạt tôn giáo; đấu tranh, phê phán với những việc làm sai chính sách, pháp luật của các linh mục, của giáo hội.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng giáo dân ở Nghệ An được tổ chức đa dạng, phong phú và bám sát mục tiêu: vận động đồng bào có đạo đoàn kết lương - giáo, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tốt chính sách pháp luật của đảng và nhà nước, các quy định về sinh hoạt tôn giáo, phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", thực hiện tốt 10 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", "sống tốt đời, đẹp đạo", góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, làm thất bại âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch. Các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo được các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kịp thời cho các cán bộ, đảng viên, chức sắc, chức việc và đồng bào giáo dân học tập, thực hiện.

Các đoàn thể phụ nữ, cựu chiến binh đã cử cán bộ phụ trách công tác tôn giáo xuống tận cơ sở để vừa tuyên truyền, vừa tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên của mình. Riêng Công an tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho cán bộ, chiến sỹ, trưởng, phó công an xã làm cônng tác tôn giáo từ

đã tham gia các lớp tập huấn này và đạt kết quả cao. Chính quyền các địa phương thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, các cụm liên gia tự quản về an ninh trật tự, các đoàn thể thông qua sinh hoạt để lồng ghép vào nội dung tuyên truyền. Đặc biệt một số địa phương đã tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động tập trung tại các địa bàn có đông đồng bào theo đạo như: Nam Đàn tổ chức tại xã Hồng Long, Anh Sơn tổ chức tại xã Hùng Sơn, Hội phụ nữ thị xã Cửa Lò tổ chức tại phường Nghi Tân, Nghi Thuỷ ... Đội ngũ báo cáo viên đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, chuyển tải các nội dung đến địa bàn khu dân cư.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Mặt trận, các nghành, đoàn thể... nên 10 năm qua đã có hơn 1.550 lượt chức sắc trong ban hành giáo và gần 24 vạn lượt giáo dân được tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo và công tác bảo vệ an ninh trật tự trong vùng giáo. Thông qua công tác tuyên truyền, trình độ nhận thức của các tín đồ, các chức sắc được nâng lên một bước, nhiều linh mục đã đồng tình hợp tác với Chính quyền để tiến hành phát động phong trào quần chúng bảo vệ TT, ATXH vùng giáo.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI Ở VÙNG GIÁO NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 78 -78 )

×