Về mặt tổ chức giáo hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Giáo hội công giáo có một hệ thống tổ chức hoàn bị, chặt chẽ nhất trong các tôn giáo. Hệ thống tổ chức này là sự tinh lọc, thừa kế các mẫu tổ chức Nhà nước mà tôn giáo đó đã từng biết trong các chế độ khác nhau, trong các thời điểm lịch sử khác nhau. Tính chặt chẽ của nó còn đựoc sự hỗ trợ tích cực của giáo lý, lễ nghi và giáo luật. Hệ thống tổ chức của giáo hội công giáo đem lại sự thống nhất cao từ người có quyền lực cao nhất là Giáo hoàng đến các tín đồ. Thông qua nó, mọi tín điều đều được "cố định hoá", "ổn định hoá" theo ý muốn của chính Giáo hoàng và các chủ chăn. Giáo lý hội thánh công giáo luôn tìm mọi cách đề cao vai trò tuyệt đối của Thiên Chúa mà kẻ đại diện nơi trần thế là Giáo hội.

Trục cơ bản của tổ chức giáo hội Rôma là: Giáo hoàng - Giám mục - Linh mục - Phó tế - đó là những người đại diện cho Thiên Chúa có quyền lực tối cao. Quyền lực này không chỉ vì sự khoa học trong cách phân bố mà nguyên do căn bản là nó được giáo lý, giáo luật, lễ nghi suy tôn và khẳng định. Mọi tín đồ công giáo đều chịu áp lực từ tất cả các bộ phận của hệ thống một cách có chủ ý từ tầng lớp giáo sỹ. Vòng cương toả đó điều chỉnh mọi hành vi, ý nghĩ, những sự kiện lớn trong đời người và nó tạo ấn tượng sâu đậm trong các tín đồ. Khó tìm ra một tôn giáo nào mà trong bộ máy của nó có đủ cả 3 bộ phận của một Nhà nước. Bộ máy "Hành pháp" (từ Giáo hoàng đến linh mục quản xứ), "Lập pháp" (Giáo hoàng và các thánh bộ, văn phòng), "Tư pháp" (Giáo hoàng và toà án tôn giáo).

Là một bộ phận của giáo hội Công giáo hoàn vũ, giáo hội Công giáo Việt Nam về cơ bản mang những đặc điểm chung về hệ thống tổ chức, hoạt động tôn giáo. Song trong từng thời kỳ lịch sử truyền giáo phát triển đạo mà hệ thống tổ chức, sinh hoạt tôn giáo của Công giáo Việt Nam có những biểu hiện đặc thù riêng.

Giáo hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc từ trên (phạm vi quốc gia) đến cơ sở (xã), đó là hệ thống hết sức chặt chẽ. Đứng đầu là Hội đồng giám

mục (phạm vi quốc gia) gồm Chủ tịch Hội đồng và Phó chủ tịch; Tiếp đến là Địa phận (phạm vi ở một số Tỉnh tổ chức thành địa phận); Rồi đến Hạt (bao gồm nhiều Xứ - phạm vi giáo dân trong huyện hoặc lân cận - có linh mục quản Hạt); Sau đó đến Xứ (gồm nhiều Họ thành Xứ, bao gồm: xã hoặc một số xã - có Ban hành giáo hoặc Hội đồng giáo xứ, Ban chánh trương xứ điều hành); Cuối cùng là đến Họ (gồm nhiều gia đình có cùng tên thánh - có Ban chùm điều hành). Ngoài hệ thống tổ chức trên, có nơi còn tổ chức dưới Họ, như: Giáp (liên xóm), Lân (Xóm), Dâu (Ngõ, cụm dân cư), Tích (nhóm dân cư).

Hệ thống tổ chức của giáo hội Công giáo Việt Nam được thể hiện theo sơ đồ sau: GIÁO HỘI VIỆT NAM

Hội đồng Giám mục GIÁO TỈNH Tổng Giám mục GIÁO PHẬN Giám mục GIÁO HẠT Linh mục quản hạt GIÁO XỨ Linh mục chính xứ

Riêng giáo phận Vinh hiện có 14 giáo hạt, 141 giáo xứ - trong đó trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 9 giáo hạt và 68 giáo xứ, 323 họ đạo, 304 nhà thờ, 1 giám mục, 1 phó giám mục và 76 linh mục. Toà giám mục nằm trên địa bàn Xã Đoài, huyện Nghi Lộc. Giáo hội Nghệ An hiện có 297 hội đoàn, tập hợp được 5.299 giáo dân trong đó có 59 hội đoàn với 2901 giáo dân mang tính chất chính trị - xã hội, như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cao niên... các hội này được tổ chức

và chỉ đạo hoạt động thống nhất từ phía Giáo hội và người chịu trách nhiệm chính là Linh mục.

Với tổ chức chặt chẽ và rộng rãi đó, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của cộng đồng giáo dân. Đối với mỗi giáo dân, về mặt tổ chức họ thuộc một giáo phận mà người đứng đầu là Giám mục, người có quyền tuyệt đối đối với họ. Trong giáo xứ, họ được sự chăn dắt của các linh mục quản xứ. Linh mục là chỗ dựa tinh thần, là người dìu dắt khuyên bảo họ trong cả cách sống Đạo và Đời. Nấc thang cuối cùng kiểm soát họ là Ban hành giáo - bộ phận giúp việc của linh mục với người đứng đầu là Chánh trương, trùm họ hay trưởng ban hành giáo. Bộ giáo luật qui định rõ thân phận của tín đồ với tinh thần chủ đạo là phải tuyệt đối vâng lời tầng lớp giáo sỹ và góp phần mở mang nước Chúa. Để đạt được điều đó, họ được giảng dạy giáo lý từ khi còn thơ ấu, khi chưa hiểu được ý nghĩa của những lời dạy đó và hàng tuần, cùng các ngày lễ buộc phải có mặt ở Nhà thờ để được nghe lời cắt nghĩa của linh mục. Lời giảng dạy của linh mục là lời Chúa, giáo dân chỉ được phép nghe và làm theo bởi họ không có đặc ân hiệp thông với Chúa để có thể có đủ khả năng hiểu hết ý nghĩa sâu xa của Thánh kinh. Họ tin tưởng đặt niềm tin vào linh mục. Vì vậy, với những linh mục có tư cách đạo đức tốt, tư tưởng tiến bộ thì sẽ ảnh hưởng tốt đối với cộng đồng giáo dân và ngược lại, với những linh mục bị thoái hoá biến chất, sống theo xu hướng "thế tục hoá" sẽ ảnh hưởng xấu đến cộng đồng giáo dân, đặc biệt là đến một bộ phận tín đồ có nhận thức thấp kém, kích động họ làm những việc trái pháp luật, gây mất ổn định về TT, ATXH ở vùng giáo nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Cùng với ảnh hưởng của tổ chức giáo hội đối với niềm tin tôn giáo, trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Giáo hội cũng rất chú trọng gây ảnh hưởng ở mức tối đa nhất. Ở đây, giáo hội đã bày tỏ công khai quan điểm của mình "Trước mắt chấp hành các chủ trương của Nhà nước Việt Nam để đạt được quan hệ ngoại giao giữa Vaticăng và Việt Nam" (Điều 3, thuộc Chương trình hướng tới kỷ niệm năm thánh 2000). Đối với các chủ trương, chính sách phù hợp với lợi ích của giáo hội, các chức sắc vận động giáo dân thực hiện một cách triệt để; Ngược lại, đối với những chủ trương,

chính sách mang tính nghĩa vụ hoặc chưa mang đến lợi ích trước mắt, họ thường thực hiện một cách nửa vời. Đặc biệt, có một số chức sắc tôn giáo có biểu hiện xa lánh chính quyền, trên các giáo đường họ khôn khéo nêu lên những hạn chế, cách đối xử thiếu công bằng đối với công giáo với một tinh thần thiếu ý thức xây dựng. Trong khi Đảng đang phát động phong trào chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch bộ máy chính quyền và mạnh dạn nêu lên những khuyết điểm của mình thì tại các giáo đường, các linh mục tìm cách nhắc lại vấn đề này để làm xói mòn niềm tin vào Đảng nơi quần chúng. Theo báo cáo của Ban dân vận các huyện thì vẫn còn một số linh mục có những biểu hiện chống đối ngấm ngầm và khôn khéo. Họ thường đặt Chính quyền vào tình thế giải quyết các vụ việc khi nó đã xảy ra, như một số vụ việc mà chúng ta đã nêu ở phần thực trạng.

Bên cạnh đó, giáo hội còn tích cực kêu gọi sự đóng góp của giáo dân (thực chất là bắt buộc, nghĩa vụ) để tiến hành xây dựng lại cơ sở vật chất thờ tự với quy mô rất lớn. So với thu nhập của ngừơi nông dân thì những đóng góp này không phải là nhỏ và có tác động xấu đến đời sống của bà con giáo dân. Đây là vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị, bởi dù khoản đóng góp lớn hay nhỏ, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn đến mức độ nào thì bà con giáo dân vẫn tìm mọi cách đóng đủ và đúng thời hạn. Xin đơn cử một ví dụ: tại một số giáo xứ thuộc huyện Yên Thành, hàng năm giáo dân phải đóng góp các khoản như sau: nuôi linh mục mỗi khẩu 1kg thóc/năm, đóng góp cho giáo họ 5kg thóc/năm, đóng góp cho giáo xứ 1kg thóc/năm, các ngày lễ trong giáo xứ 6.000 đồng/khẩu, xây dựng nhà thờ: 100.000 - 500.000 đồng/ hộ. Trong vấn đề này, thực ra Chính quyền vẫn chưa thể tìm ra phương pháp hợp lý nào để can thiệp. Qua đó chúng ta càng nhận rõ sức mạnh của tín lý, đức tin và quyền lực của giáo hội cũng như những ảnh hưởng to lớn của nó đối với đời sống của bà con giáo dân. Ngay trong chương trình hoạt động kỷ niệm năm thánh 2000, giáo hội công giáo Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu "Quyết tâm xây dựng bằng được tầng lớp giáo dân tuyệt đối vâng lệnh Chúa, trung thành với giáo luật, thực hiện mọi chủ trương của Vaticăng". Rõ ràng để đạt được mục tiêu đó thì hơn ai hết, giáo hội phải hiểu rằng cần phải có cộng đồng giáo dân đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng cả trong phần Đạo và phần Đời. Như vậy, với tham vọng không ngừng củng cố

và mở rộng ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng giáo dân, mở rộng nước Chúa... vô hình chung, tham vọng này lại có ảnh hưởng tích cực đối với việc xây dựng một cộng đồng giáo dân mạnh về kinh tế, đoàn kết về tinh thần và tuyệt đối không có tệ nạn xã hội. Đức cố Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Giám mục địa phận Vinh đã khẳng định: "Để tránh xuống cấp về luân lý do ảnh hưởng của các trào lưu văn hoá độc hại từ ngoài vào thì người kitô hữu chúng ta có thể đưa ra vài phương hướng chung để cộng tác và tương trợ, hầu góp phần gạn đục khơi trong các nguồn văn hoá nói trên, nhằm tránh sự xuống cấp về đạo đức phong hoá. Trước tiên: chúng ta cần tích cực tham gia vào việc ngăn ngừa các tệ nạn, đẩy lùi mọi tư tưởng lệch lạc, giải thích cho mọi người thấy được hậu quả đen tối đang ẩn nấp đằng sau những lớp vỏ hào nhoáng của các nền văn hoá từ ngoài vào. Giữa muôn vàn cái tốt và cái xấu lẫn lộn, chúng ta cần cố gắng dùng lý trí của mình, đặc biệt là lý trí được soi sáng bởi mạc khải của Thiên Chúa để lượng định vấn đề cho đúng đắn" [14, tr.179-180]. Đồng thời, khi nói về mô hình giáo xứ lý tưởng, Giám mục Trần Xuân Hạp cũng khẳng định một trong những tiêu chuẩn đó là "Một cộng đoàn sống bác ái, yêu thương, tương trợ nhau. Trong đó, mỗi cá nhân trong giáo xứ phải cố gắng thực thi công bình và bác ái; Mỗi gia đình trong giáo xứ phải sống yêu thương, thuận hoà, cha mẹ chăm lo giáo dục con cái. Trong giáo xứ phải loại bỏ mọi bất đồng, dị biệt, đoàn kết nên một. Tích cực hợp tác, đóng góp công của để phát triển cộng đồng, thăng tiến giáo dục, dứt bỏ tệ nạn xã hội. Giáo xứ có quỹ tình thương để giúp đỡ người già cả neo đơn, gia đình bị hoạn nạn, giúp đỡ các học sinh nghèo" [14, tr.178-179].

Có thể khẳng định rằng, nếu nói về ảnh hưởng của tổ chức giáo hội đối với vấn đề tệ nạn xã hội và đoàn kết cộng đồng thì đó chính là ảnh hưởng tích cực. Một cộng đồng giáo dân đoàn kết, khoẻ mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ là nền tảng vững chắc cho sự khẳng định vị trí của tổ chức giáo hội trong cộng đồng chung cả xã hội.

Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề chúng ta cần quan tâm là Giáo hội đã và đang có chủ trương tập hợp giáo dân vào các hội đoàn theo lứa tuổi và giới tính "Đoàn ngũ hoá giáo dân theo từng tầng lớp" (Điều 7, chương trình kỷ niệm năm

thánh 2000). Theo khảo sát của Ban tôn giáo tỉnh tại một số xã ở huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô Lương, được biết tuy năng lực của những người đứng đầu các tổ chức này chưa cao song hầu như giáo dân đều tham gia sinh hoạt rất tích cực. Các buổi sinh hoạt được ấn định vào những thời điểm cụ thể trong tuần và thường xuyên được tổ chức (có những địa phương gần như đều đặn mỗi tuần sinh hoạt một lần). Nội dung các buổi sinh hoạt không chỉ bó hẹp trong phạm vi tôn giáo mà đề cập một cách rất cụ thể đến phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, giáo dục, tránh các tệ nạn xã hội... Hoạt động của các hội đoàn rất được các linh mục quan tâm và động viên kịp thời nên phát huy hiệu quả khá rõ. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt tác dụng của nó đối với đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân thì rõ ràng là các hội đoàn có ảnh hưởng rất lớn và lẽ dĩ nhiên ảnh hưởng này ở một mức độ nào đó đã có phần lấn lướt Chính quyền. Giáo hội đang cố tình tự tổ chức cuộc sống cho họ mà không cần đến tác động của Đảng và Chính quyền. Đây chính là chủ trương lớn mà giáo hội công giáo đang tìm mọi cách để thực hiện học thuyết xã hội công giáo, xây dựng xã hội công giáo song song với xã hội đang tồn tại. Nếu cứ để tình trạng này tiếp tục tái diễn sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp xảy ra một khi có những biến động lớn trong đời sống chính trị của các địa phương này. Mặc dù trong thời điểm hiện nay, Giáo hội Việt Nam nói chung, Giáo hội Nghệ An nói riêng đã có nhiều cải cách và đổi mới trong quan điểm, thế nhưng trên nguyên tắc vẫn có rất nhiều vấn đề chưa giải quyết được, ở địa phương này hay địa phương khác, lúc này hay lúc khác vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, tạo ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình hoà nhập, đồng hành cùng dân tộc.

2.1.4 Về truyền thống giáo dục trong gia đình

Trong xã hội, gia đình được coi là cộng đồng đầu tiên và là tế bào để tạo nên xã hội loài người. Gia đình cũng là nơi đầu tiên phát sinh và nuôi dưỡng những nhu cầu, tình cảm, khuynh hướng của con người. Vì vậy, từ cổ chí kim, việc tạo lập nên một gia đình tốt đẹp cùng với những quan hệ đúng dắn trong đó đã được đề cập đến nhiều trong pháp luật của các quốc gia và cả trong các tôn giáo khác nhau. Mặc dù còn nhiều hạn chế về mặt thế giới quan và nhân sinh

con người hướng thiện, tránh những lầm lạc ở cuộc sống trần gian và thoát khỏi sự trừng phạt ở thế giới bên kia.

Đạo công giáo - một trong những tôn giáo lớn của thế giới đã rất chú trọng dến gia đình và truyền thống giáo dục trong gia đình, bởi đó là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục tín hữu sống đạo và sống đời, là nơi thể hiện và phát triển lòng tin, cậy, mến. Những bài học đầu tiên về cầu nguyện, về mến Chúa, yêu người... đều được học và dạy dưới mái ấm gia đình. Gia đình công giáo vì vậy, được xem là hội thánh tại gia. Giáo hội công giáo Việt Nam cũng đã khẳng định "Gia đình là hội thánh tại gia giữa lòng cộng đồng Kitô. Gia đình là trường học đầu tiên. Cha mẹ là những người giáo dục đầu tiên. Sách giáo khoa đầu tiên là những quan hệ trong gia đình giữa cha mẹ với nhau, giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình này với gia đình khác" (Thư mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam ngày 17/10/1998). Điều này được thể hiện rất rõ trong thực tiễn đời sống của cộng đồng giáo dân. Tình cảm của người công giáo được dựa trên mối liên hệ với Chúa và gắn liền với những hành động. Tình cảm ấy xuất phát từ ngay chính gia đình. Khi họ yêu mến tôn giáo thì luôn động viên, dạy dỗ con cái đi theo, giành thời gian học hỏi về đạo. Qua khảo sát ở một số vùng giáo Nghệ An cho thấy có gần 70% số giáo dân đến với tôn giáo do truyền thống gia đình, 15% số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)