Van đe phãt huy tinh tích cực CU3 thuyết Đức tri và hsn chê tiêu cực cua no đôi với phương thức quản lý xã hội nước ta trong gia

Một phần của tài liệu Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

THUYẾT ĐỨC TRỊ ĐốiVỚI PHƯƠNG THỨC QUẲN LÝ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.Van đe phãt huy tinh tích cực CU3 thuyết Đức tri và hsn chê tiêu cực cua no đôi với phương thức quản lý xã hội nước ta trong gia

cực cua no đôi với phương thức quản lý xã hội nước ta trong giai

đoạn hiện nay

Tim hiểu, nghiên cứu về thuyết Đức trị khi nó đã từng tồn tại trên 2500 năm và luôn được bổ sung, cải biến qua nhiều thời kỳ khác nhau là điều không mấy dê dàng, hơn nữa lại là khai thác thuyêt Đức trị dưới góc độ quản lý xã hội trong điều kiện cụ thể trực tiếp ở Việt Nam hiện nay thì công việc càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích một cách hệ thống ở phần trước, tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng sau:

Thứ nhất, Cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống, khoa học vê vị trí, vai trò và ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, thuyết Đức trị nói riêng, đối với phương thức quản lý của người Việt Nam.

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về Nho giáo và thuyết Đức trị của nó đã có rất nhiều, rất công phu, tuy nhiên hầu hết đều khai thác dưới góc độ triết học, đạo đức học...

Như chúng ta đã biết, thuyết Đức trị là một học thuyết chính trị - xã hội, nó ra đời và tồn tại suốt một thời gian dài trong lịch sử, nó đã từng là công cụ thống trị của giai cấp phong kiến một cách hữu hiệu và như thế, nó là một lý thuyết của quản lý, lý thuyết về sự cai trị. Do vậy, mặc dù cách gọi phổ biến của lý thuyết này là Nho giáo thì ở đây không chỉ hiểu “giáo” là “tôn giáo”, là một loại hình “tôn giáo” mà còn là “giáo dục”, là “con đường” là “phương pháp”, là một đạo trị nước, là một trào lưu tư tưởng riêng biệt, hay dưới góc độ khoa học quản lý có thể coi đây là một lý thuyết về phương thức quản lý.

Do vậy, tổ chức nghiên cứu, đánh giá học thuyết quản lý “Đức trị” một cách quy mô, toàn diện - tìm ra những cái tinh tuý của nó, cái căn cốt của nó, cái vượt thời đại của nó - trên cơ sở những nét đặc trưng trong phương thức quản lý của người Việt. Từ đó tìm ra sự kết hợp độc đáo, hình thành hệ phương thức quản lý hiệu quả cho chúng ta ngày nay - là việc làm rất thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Thứ hai, Phát huy những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của học Đức trị Nho ỊỊiữO đoi VƠI CỊiicỉtĩ lọi, chưc sac vơ thciĩi dctĩt đê xây dưìĩg phâĩTì chất ĩigiỉời cátĩ bô công chức (nhà quản lý) cũng như quần chúng nhân dân (đối tượng quản lý) ở nước ta hiện nay.

Đức trị Nho giáo đưa ra hệ chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức rất khắt khe đối với bộ phận những quan lại, chức sắc, những đấng bề trên, “cha mẹ của dân”, đòi hỏi họ phải là những người quang minh, chính trực, thanh liêm, những bậc đại nhân quân tử, đức cao vọng trọng. Đối với vua thì phải là đấng minh quân, vua hiền sao cho “như ngôi sao bắc đẩu khiến các ngôi sao khác đều phải nhìn về”, mọi người được coi là bề trên phải nêu gương để người dưới noi theo. Giá trị đạo đức đích thực của cả người trên và người dưới là phải thương yêu, đoàn kết lẫn nhau, cùng xây dựng sức mạnh cộng đồng, biết chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân vì nước, mọi người ai ở địa vị nào, bổn phận nào giữ đúng, làm đúng chức năng, nhiệm vụ ở địa vị, bổn phận đó...

Những giá trị trên được kế thừa và phát huy rất tốt ở một số nước châu Á hiện nay. Ngài Lý Quang Diệu từng nói về vấn đề này đối với thực tế Trung Quốc - quê hương của Đức trị Nho giáo: “Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, khi đi thăm Trung Quốc, tôi phát hiện thấy những người Trung Quốc khác hẳn với người Hoa Đông Nam Á, từ cử chỉ, giọng nói đến ăn mặc. Nhưng, quan niệm về giá trị căn bản của mọi người vẫn giống nhau, đó là đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích gia đình, lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, kính trọng người già, tôn trọng hiền tài. những quan niệm về giá trị căn bản này không hề thay đổi.”.[62, 15]

Và chính ông trong bài viết của mình đã nói về Singapore như sau: “Hơn 50 năm qua, Singapore đã có bước thay đổi nhanh chóng. Để tránh bị trôi theo dòng lũ cải cách, Singapore đã chú trọng xây dựng chính phủ trong sạch, giàu ý thức trách nhiệm và hiệu quả. Lãnh đạo đất nước là những người thực sự có phẩm chất đạo đức. Singapore đề cao sức mạnh cộng đồng, trách nhiệm công dân và coi gia đình là đơn vị hạt nhân của xã hội.” [62, 16]

Việt Nam đang trong thời kỳ đôi mới, đang trong quá trình hội nhập quốc tê, đang dân hoan thiện nhà nước pháp quyền và cơ chế thị trường. Tất cả còn đang ơ trước măt, còn đang vật lộn với những khó khăn chồng chất, nhiệm vụ đối với cán bộ và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng XHCN còn rất nặng nề và gian nan. Trong bối cảnh ấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên của chúng ta hiện nay đã không giữ được kiên định, hoang mang, dao động, phai nhạt lý tưởng, một bộ phận tha hoá biến chất, suy thoái đạo đức trầm trọng, có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, để đồng tiền chi phối, từ đó đã lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng, rút ruột nhà nước, cậy thế, cậy quyền hạch sách nhân dân, gây phiền hà cho nhân dân... Còn quần chúng nhân dân trước những luồng gió mới của cơ chế thị trường cũng đã có những biến đổi sâu sắc, những nếp sống, thói quen, những chuẩn mực đạo đức, ứng xử của người dân theo nét truyền thống đã bị lu mờ đi nhiều. Giờ đây, tình trạng coi thường tôn ti trật tự trong gia đình, con cái ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì không quan tâm đến con cái, anh em mâu thuẫn, bất đồng, dòng tộc thì xung đột, ganh ghét, lẫn nhau.... diễn ra khá phổ biến.

Vấn đề đặt ra là cần khắc phục ngay tình trạng suy thoái trên, cần nghiêm túc nhìn nhận lại những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực như vậy ở nước ta hiện nay, từ đó thấy rằng, xây dựng một hệ chuẩn mực mới cho người cán bộ cồng chức cũng như đời sống văn hoá mới trong dân cư là hết sức cần thiết. Trên cơ sở ấy, việc kế thừa và phát huy những chuẩn mực tốt đẹp của Đức trị Nho giáo, thiết nghĩ, đó là điều có ý nghĩa vô cùng to lớn và rất thiết thực.

Riêng về phẩm chất người làm chính trị, đạo Nho cũng quy định là phải có thái độ nghiêm túc đối với công việc; phải trung thực, tiết kiệm và thương yêu mọi người; khi muốn động viên nhân dân làm việc gì thì phải chú ý thời vụ. Đối với con người phục vụ cho chế độ, Nho giáo cũng đòi hỏi “kính kỳ sự nhi hậu kỳ thực”, theo nghĩa hiện đại của chúng ta là hãy lo phục vụ cho tốt, đừng vội đòi hỏi đãi ngộ... Đó là những điều mà chúng ta không thể không suy nghĩ và vận dụng trong đời sống chính trị và quản lý xã hội hôm nay.

Thư bo, Chu đọng tham khao kinh nghiệm khai thác Đức trị Nho giáo ở mọt so nươc chou A (Nhọt Ban, Hàn Quôc, Singapore) và văn diMQ có hiên Cịiiả trong quản lý xã hội Việt Nam.

Trong những thập kỷ gần đây, giới nghiên cứu đã đánh giá lại vai trò của Đức trị Nho giáo trong quản lý xã hội ở một số nước và lãnh thổ của Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore) - là những nước có truyền thống Nho giáo lâu đời. Có nhiều nhận định khác nhau, song tựu trung lại đều thống nhất Đức trị Nho giáo đã góp phần quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng của các quốc gia đó trong những thập kỷ gần đây. Việt Nam và những nước trên đều có những điểm tương đồng về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo ở các nước này để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.

Ở Singapore ngày nay cùng với việc phát triển kinh tế và du nhập kỹ thuật phương Tây, Singapore đã phải đối phó với những tiêu cực do lối sống phương Tây gây ra như: tội phạm, trụy lạc, ly hôn. Các tệ nạn đó ngày một gia tăng, trong khi đó truyền thống đạo đức phương Đông đặc biệt truyền thống Nho giáo ngày một mất đi. Các nhà quản lý xã hội Singapore thấy rằng: cần phải khôi phục lại các giá trị phương Đông, trong đó có Nho giáo. Việc khôi phục các truyền thống tốt đẹp ấy thực sự đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần thiết thực vào việc tạo lập một Singapore phát triển mạnh mẽ về kinh tế thị trường, nhưng vẫn đảm bảo một nền tảng xã hội ổn định, lành mạnh và nhân văn.

Người Nhật lại khai thác Đức trị Nho giáo dưới một góc độ khác.

Đó là việc phát huy chủ nghĩa cộng đồng Nho giáo. Chủ nghĩa cộng đồng đã để lại dấu ấn rõ rệt trong nền kinh tế Nhật Bản. Ưu điểm của chủ nghĩa cộng đồng là: Nó quy định các mối quan hệ giữa con người với con người theo bổn phận. Đó là mối liên hệ tự nhiên chứ không phải mối quan hệ dựa theo pháp luật

mang dấu ấn rõ rệt của chủ nghĩa cá nhân như ở phương Táy. Chủ nghĩa cộng đồng ấy, theo ông Vandermerch được thể hiện trong cái gọi là tinh thần "Nhà" ở Nhật Bản. Với tinh thần đó, người công nhân xem xí nghiệp như nhà của mình, gắn bó hết mực với xí nghiệp; các xí nghiệp cũng có sự liên kết, có trách nhiệm với nhau, kể cả trong lúc khó khăn.

Nhật Bản còn khai thác truyền thống học tập, truyền thống tiết kiệm của người dân. ơ đây, Nho giáo đã phát huy tác dụng trong đời sống hiện đại, không những về mặt văn hoá mà còn về mặt kinh tế, xã hội.

ơ Hàn Quốc, Đức trị Nho giáo cũng đóng vai trò tích cực trong quản lý xã hội, phát triển kinh tế. Tinh thần hiếu học, ý thức tiết kiệm của người dân được phát huy với một ý nghĩa mới.

Trên đây là kinh nghiệm khai thác Đức trị Nho giáo ở các nước tìmg được gọi là "những con rồng châu Á". Chúng ta không quy sự phát triển thần kỳ của những nước này chỉ là do nguyên nhân truyền thống Đức trị Nho giáo, nhưng chúng ta cũng thừa nhận rằng ở những nước này, Đức trị Nho giáo đã góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.

Tham khảo kinh nghiệm khai thác Đức trị Nho giáo ớ những nước này, đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần sáng tạo, bên cạnh đó cũng cần có thái độ Ihận trọng bởi Đức trị Nho giáo với tư cách ]à hệ tư tưởng cũ, đã có khổng ít những ảnh hưởng tiêu cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, quản lý xã hội như đã trình bày ở phần trước.

Về yêu cầu cơ bản của một bộ máy cai trị, bộ máy quản lý thì dù xưa hay ngày nay đểu cần phải đảm bảo là “túc thực, túc binh, dân tín”. Đây là mục tiêu của một nhà nước, đồng thời cũng là các biện pháp cơ bản để quản lý xã hội, quản lý đất nước. Không có ba điều ấy tất không thể cai trị được. Cũng trong vấn đề trị nước, phải xác định được lực lượng quyết định nhất trong sự thành bại,

thịnh suy của một triều đại là Dân. “Dân là gốc nước, gốc bền thì nước yên”. Đây cung la gia tn nen tang cơ ban, rât vững chãi của Đức trị Nho giáo mà các nước tren khai thac va phat huy rât tốt, và đó cũng là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ học tập, rút kinh nghiệm.

Thứ tư: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam để khắc phục những hạn chế, tàn dư xấu mà Đức trị Nho giáo để lại.

Hơn một nghìn năm Bắc thuộc với ảnh hưởng của tư tưởng Đức trị Nho giáo - đó là quãng thời gian rất dài hình thành nên tập quán sống theo lệ làng chứ không theo pháp luật của người dân Việt Nam. Trong các thế kỷ tiếp theo, khi nước nhà đã giành được độc lập, có triều đình phong kiến Việt Nam đã xây dựng các bộ luật (Luật Hồng Đức-thời Lê, Luật Gia Long-thời Nguyễn) nhằm cai trị theo pháp luật. Tuy nhiên, nhà nước và pháp luật phong kiến nhìn chung còn hà khắc, và là công cụ áp bức, bóc lột nhân dân lao động của giai cấp thống trị phong kiến. Do đó phần nào lại vẫn gây sự thờ ơ, khinh thường, thái độ tiêu cực của đông đảo quần chúng nhân dân đối với pháp luật. Cho đến hiện nay, nhân dân ta vẫn còn tồn tại thói quen sống theo công thức đạo đức đã trở thành tập quán chứ không sống theo pháp luật. Đó phần nào là sản phẩm của sự ảnh hưởng tiêu cực của Đức trị Nho giáo ở Việt Nam suốt một thời gian dài trong lịch sử. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyển XHCN Việt Nam là giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đó.

Trước mắt cần tập trung vào những vấn đê sau: - Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Hệ thống pháp luật nước ta vừa thể hiện ý chí của đại đa sô' nhân dàn lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vừa phải ghi nhận đầy đủ chính xác những giá trị mà xã hội có, xã hội cần và xã hội ủng hộ. Đó là các giá trị đạo đức, những nét đẹp truyền thống, những tập quán tốt đẹp được kết tinh từ hàng ngàn năm lịch sử. Các giá trị đó vừa là lợi ích cá nhân, vừa của dân tộc, vừa là của nhân loại, đồng thời phải “dễ hiểu, dễ thực hiện, bảo đảm tính khả thi cao”. [39,65]

Hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ khắc phục tình trạng thi hành phap luật dựa theo cai chu quan của người cầm quyền, những lẽ phải, những đạo ly trưu tượng, se không con kẽ hơ đê nhiều kẻ lợi dụng. Từ đó tính hiệu quả và nghiêm minh của pháp luật được tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục cải cách nền hành chính:

Cải cách hành chính được coi là nhiệm vụ trung tâm của cải cách bộ máy nhà nước, bởi hanh chính là khâu tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bộ máy hành chính là nơi thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước kiểu mới, đồng thời là nơi tập trung nhất, trực tiếp nhất và khuyết tật của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng. Trên cơ sở bộ máy hành chính đủ mạnh mới thực hiện tốt việc quản lý xã hội, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để người dân “sống và làm việc theo pháp luật”.

Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật và tiến hành động trên cả ba mặt: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, trong một bộ phận không nhỏ cán bộ viên chức bộ máy Đảng, Nhà nước và Đoàn thể vẫn còn “tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, xa dân, trở thành những ông quan cách mạng”. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau... Đó là tàn dư của tư tưởng Nho giáo còn rơi rớt lại. Vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính có năng lực thực thi công vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thanh liêm chính trực để bộ máy đó có khả năng ngăn chặn nạn cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật và đủ sức quản lý, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi

Để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng các thủ tục hành chính rườm rà trong bộ máy nhà nước cần phải xoá bỏ cơ chê xin,

Một phần của tài liệu Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)