Sống trong một xã hội nông nghiệp, sản xuất kém phát triển vào cuối đời Xuân Thu, đầy canh loạn lạc, “vô đạo” Khổng Tử nhận thức được nhu cầu về hoà bình, Ổn định, trật tự và thịnh vượng của xã hội cũng như của mọi thành viên trong xã hội. Ông muốn đưa học thuyết của mình được áp dụng trong quản lý xã hội và luôn trăn trở để quản lý xã hội theo cách tốt nhất. Song, ông không phải là nhà cách mạng từ dưới lên mà ông chỉ muốn thực hiện những cải cách xã hội từ trên xuống, bằng con đường Đức trị. Tất nhiên, trước Khổng Tử đã có nhiều người nghĩ rằng trị dân phải có đức thì dân mới theo, mới hạnh phúc cho dân được, mà một bổn phận của người trị dân là phải giáo hoá dân cho thành những ngưcd tốt, có vậy nước mới thịnh trị. Vào những thời còn chế độ thị tộc, khi một bộ lạc bầu một thủ lĩnh hoặc nhiều bộ lạc bầu chung một thủ lĩnh, thì cũng đều lựa những người có tư cách, có tài năng, như vậy là bắt đầu có ý niệm về đức trị.
Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân. Ông không tách rời đạo đức và chính trị, ông đạo đức hoá chính trị. Và tất cả triết lý chính trị của ông có thể gói gọn trong danh từ đức trị, mà danh từ này có nghĩa là người trị dân phải có đức, phải trị dân bằng đức, (chứ khồng phải bằng bạo lực) và phải biết cách giáo hoá phát triển cái đức trong dân. Ông cho rằng: Không có gì khó, nếu biết giữ thân mình cho đoan chính, trái lại, nếu không giữ mình cho đoan chính thì không làm sao sửa người khác cho đoan chính được; hay ông còn nói: Mình mà chính đáng, dù không ra lệnh, dân cũng theo, mình không chính đáng, tuy ra lệnh, dân cũng chẳng theo. Kết quả là: Làm chính trị trị dân mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao bắc đẩu ở một nơi, mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức: thiên hạ theo về).
Lý tưởng chính trị của Khổng Tử trên thực tế vẫn duy trì được ảnh hưởng ở mức độ khá lớn trong xã hội Trung Quốc, cụ thể là:
Đức trị là một lực lượng tiết chế quân quyền: quân quyền trong xã hội truyền thống tuy là tồn tại với quyền vô hạn, tư tưởng chính trị hữu quan của
Khong Tử khó mà ràng buộc được nó, song tư tưởng chính trị Nho gia với “dàn là gốc của nước lấy đức làm gốc, bất luận ra sao cũng là một lực lượng tiết chê quân quyền. Mỗi khi một hoàng đế bạo ngược hoành hành quá đáng với dân chúng, không thiếu những kẻ sĩ trung nghĩa lấy cái chết để can gián, mà ngọn nguồn tư tưởng của những kẻ sĩ trung nghĩa dám can gián kia cơ hồ đều gắn liền với tư tưởng chính trị đức trị của Nho gia.
Đức trị là lý tưởng của minh quân và hiền thần: Thực tế chính trị của truyền thống Trung Hoa cũng chẳng phải chỉ là đức trị, lễ trị của Nho gia, đấy là một điều rõ ràng không nghi ngờ gì. Đúng như nhiều học giả đã chỉ ra rằng, thực tế chính trị truyền thống Trung Hoa là lấy đức trị làm vỏ ngoài, lấy pháp trị làm ruột trong, hoặc như có người nói là “Âm pháp Dương nho”. Song bất luận ra sao, chính trị đức trị của Nho gia ví như làm một thứ trang sức cũng là một sự tồn tại của hiện thực. Có thể thấy rằng, lý tưởng đức trị chính trị của Nho gia trong xã hội truyền thống về khách quan đã có tác dụng ngu dân ở mức độ nhất định, lại ở một mức độ nhất định ít nhiều có tác dụng hoãn giải với cách điều hành chính trị mạnh mẽ kiểu Pháp gia. Nó còn là bức tranh để các vua chúa sáng suốt cố gắng thực hiện theo, đặc biệt là có một số Nho gia trở thành nhân sĩ tạo phúc một vùng đã thông qua thực hành giáo hoá đức trị mà tạo dựng một không khí xã hội tốt lành hơn.
Dù sao đây cũng là chủ trương một triết thuyết cai trị của Khổng Tử về một xã hội lý tưởng - một xã hội phong kiến có tôn ti, trật tự: không phải dùng hình pháp, tránh được mọi phiền phức, biến động; khác hẳn chủ trương vô vi của Lão Tử: phóng nhiệm để dân sống theo bản năng, theo luật thiên nhiên, muốn là gì thì làm, không can thiệp vào đời sống của dân, như nguyên thuỷ của loài người, nói cách khác, là hình mẫu xã hội vô chính phủ, “ngu si hưởng thái bình” của Lão Tử; nhất là trái hẳn với chủ trương vô vi của pháp gia: cứ theo hình pháp cho nghiêm, thưởng phạt cho đúng, là dân sợ mà nước sẽ trị, hay là mẫu “quốc cường quân tôn” bằng hình phạt hà khắc và lạm dụng bạo lực của phái Pháp gia.[3, 29]
CHƯƠNG 2