Các phương thức quản lý xã hội cơ bản của thuyết Đức trị

Một phần của tài liệu Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

- Một là, mọi người trong xã hội đều coi trọng việc tu thân:

Bởi “trị quốc, bình thiên hạ”, cải tạo xã hội là nội dung trọng yếu của tư tưởng triết học nhân sinh của Khổng Tử, ở đấy Khổng Tử đã phát triển một khuôn mẫu lý luận khá đặc sắc về an bang trị quốc, có thể nói đây là thuyết Đức trị. Bởi nó chủ trương lấy đức để cai trị thiên hạ, cũng bởi thế mà trong tư tưởng Khổng Tử luân lý và chính trị có sự liên quan mật thiết. Khổng Tử thấy rằng cá nhân chú trọng tu dưỡng đạo đức luân lý, cũng do đó mà ảnh hưởng đến người khác và xã hội, ở một mức độ nào đó có thể xem là việc chính sự. Có người hỏi Khổng Tử: Ông vì sao không tiếp tục tham dự chính sự? Ông trả lời rằng: Kinh

Thi có nói rằng: hiếu thảo ư, chỉ cần hiếu thuận với cha mẹ, yếu mến anh em, đem khí độ ấy mà ảnh hưởng đến cả khanh tướng đại thần. Đấy cũng là tham dự chính sự rồi, vì sao cứ nhất định phải làm quan mới kể là tham dự chính sự.

Trong Kinh Thi như trên đã đề cập, có nghĩa là người dân thường cứ giữ đúng đạo con em cũng là giúp nước rồi; còn nhà cầm quyền thì cứ giữ đạo con em cũng là trị dân rồi, vì như vậy là làm gương cho dân, dân tốt thì nước không loạn. Lời đó của Khổng Tử chứa cả một triết lý nhân sinh chính trị và xã hội. Hiếu, đễ vốn là những tu đức của cá nhân trong gia đình hoá ra có tính cách những công đức quan trọng tới sự thịnh suy của quốc gia. Gia đình như vậy mới thực sự là nền tảng của quốc gia. Sự tu thân thành ra một việc căn bản chẳng những cho cá nhân mà cho cả gia đình và tổ quốc. Không còn tách biệt hẳn cá nhân, gia đình, tổ quốc nữa; nhất cử nhất động của cá nhân đều ảnh hưởng xa gần tới đoàn thể, không có sự đối lập giữa ta và người và giữa người tiểu ngã và người đại ngã, giữa quí tộc và bình dân. Xã hội phong kiến tuy phân chia giai cấp, trọng sự tôn ti, nhưng trách nhiệm về sự thịnh suy của quốc gia thì ai cũng như ai, đức hạnh của kẻ trên người dười đều cần cho quốc gia ngang nhau cả; và có thể nói bình dân mà có đức hạnh thì còn đáng trọng hơn có ích cho nước hơn hạng quí tộc thiếu đức. Dù sang hèn ai cũng phải tu thân hết, có bất bình đẳng về địa vị nhưng về tư cách, về đạo lý thì bình đẳng hết; chưa có bình đẳng về pháp luật thì có bình đẳng về đạo đức. Công đó của Khổng Tử rất lớn: ông đã cải thiện chế độ phong kiến, lí tưởng hoá nó.

Trong sách “Đại học” có những đoạn viết:

“Đời xưa muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước hết phải trị nước mình; muốn trị nước mình thì trước hết phải tề gia nhà mình; muốn tề gia nhà mình thì trước hết phải sửa thân mình; muốn sửa thân mình thì trước hết phải chính cái tâm của mình; muốn chính cái tâm của mình thì trước hết phải lo cho tinh thành cái ý của mình; muốn cho tinh thành cái ý của mình thì trước hết phải có tri thức xác đáng. Tri thức xác đáng ở chỗ xét kĩ mọi vật”.

“Mọi vật đã xét kỹ sau tri thức mới xác đáng; tri thức đã xác đáng thì sau cái ý mới chân thành; cái ý đã chân thành thì sau cái tâm mới chính; cái tâm đã chính thì sau cái thân mới được sửa; cái thân đã sửa thì sau nhà mới tề; nhà đã tề thì sau nước mới trị; nước đã trị thì sau thiên hạ mới bình. Từ thiên tử cho tới thứ dân đều phải lấy sự sửa mình làm gốc, gốc loạn mà ngọn trị là điều chưa hề có; cái gốc mình đáng hậu mà lại bạc, cái ngọn mình đáng bạc mà lại hậu là điều chưa hề có”[32, 145],

Đoạn đó rất ngắn mà thật khúc triết, hàm súc, sâu sắc hiếm thấy trong lịch sử triết học nhân loại. Quan niệm thiên tử và thứ dân đều phải tu thân, bình đẳng với nhau về đạo đức đó ảnh hưởng đến Tử Tư và Mạnh Tử sau này.

Học thuyết của Khổng Tử nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng coi con người tự giác ngộ nhân ái làm theo nhân ái, yêu cầu các thành viên trong xã hội đều thông qua tu dưỡng đạo đức bản thân trở thành người quân tử nối gót thánh

hiền, đề xướng thông qua đức trị và lễ trị mà xây dựng hình thái xã hội lý tưởng,

các thành viên trong xã hội đều có thể đạt được sự bình yên trong cuộc sống của mình.

- Hai là, người ở địa vị trên, nhà cai trị vốn ở địa vị trên phải nêu gương giáo hoá cho người dưới noi theo:

Lý tưởng chính trị của Khổng Tử rốt cục là xây dựng một xã hội đại đồng mà con đường cơ bản để đạt đến lý tưởng đó là sự hài hoà nhất thể - vua, bề tôi và dân chúng. Với ý nghĩa đó, rất khó nói tư tưởng chính trị của Khổng Tử rốt cục là lấy vua làm gốc hay lấy dân làm gốc, song phải thừa nhận rằng, trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử, quân chủ và đại thần trong suốt quá trình an bang trị quốc đều ở địa vị chủ đạo. Đương nhiên ở đây, quân chủ và đại thần có ở địa vị chủ đạo, cũng không thấy cả quá trình chính trị là muốn ủng hộ cho lợi ích đặc thù của quân chủ và đại thần, mà là do quân chủ và đại thần trong quá trình điều hành chính sự có vai trò rất quan trọng, bởi thế mà cần phát huy đầy đủ tác dựng của họ khiến vua bề tôi, dân chúng có thể hài hoà nhất thể.

' Dẫu rằng tư tưởng hữu quan của Khổng Tử cũng chưa hề có yêu cầu đem trọng điểm đặt ở quân chủ, song ông cũng rõ ràng là đã đề xuất yêu cầu vua phải xứng đáng là vua, cũng yêu cầu “vua sai khiến bề tôi bằng lễ”. Thiên sách “Lễ vận” cũng dẫn lời nói của Khổng Tử đem sự nhân ái của vua, trung thành của bề tôi xem là một kỉ cương của nhân luân, là nhân nghĩa xử lý quan hệ vua và bề tôi. Sách “Đại học” cũng đã chỉ ra rằng: từ thiên tử đến thư dân đều phải lấy tu dưỡng bản thân làm gốc. Song đồng thời cũng cho rằng, tác dụng của vua chúa rất quan trọng: Vua Nghiêu, Thuấn cai trị cả thiên hạ bởi có nhân ái mà dân chúng đều phục tùng, còn vua Kiệt, vua Trụ cai trị thiên hạ lấy tàn bạo mà ép buộc dân chúng cuối cùng đều thất bại.

Những tư tưởng này phù hợp với yêu cầu chung của Đức trị của Khổng Tử, bởi vì từ quan điểm điều hành chính sự bằng đức mà nhìn nhận, nhà vua ở ngôi cao cần phải có đủ phẩm chất đức tương ứng, bởi nhà vua có ngôi vị tối cao, vì thế mà cũng yêu cầu ông ta phải có phẩm đức tối cao. Chúng ta có thể xem câu nói “khắc kỷ phục lễ vi nhân” của Khổng Tử là yêu cầu chung của các thành viên xã hội, bao gồm cả vua chúa nữa. Chính với cơ sở nhận thức như vậy Khổng Tử xem thánh vương trong truyền thuyết như vua Nghiêu Thuấn là tấm gương của vua chúa trong thiên hạ, Khổng Tử từng khen vua Nghiêu rằng: Vua Nghiêu thật là khó hiểu, thật là lớn lao, chỉ có trời là lớn lao nhất, chỉ có vua Nghiêu mới có thể học được ở trời. Ân huệ của người thật là rộng lớn, trăm họ không biết phải khen ngợi như thế nào cho đủ, công đức của người thật tốt đẹp. Ông còn khen rằng: Nghiêu Thuấn một chút cũng không vì mình. Nhàn đức thánh vương của họ

không chỉ biểu hiện ở đức tính cao quý, mà tuy ở ngôi thiên tử tột đỉnh, giàu có

với cả bốn biển mà lại toàn tâm toàn ý làm việc cho trăm họ, không vì mình mà mưu tư lợi, từ đó mà đạt được sự hài hoà nhất thể với bề tôi và dân chúng. Khổng Tử ở đây tán tụng các thánh vương đời xưa, một mặt có thể xem là hy vọng các vua chúa đương thời có thể lấy thánh vương làm gương soi, mặt khác cũng bao hàm cả sự phê bình khéo léo với một số khiếm khuyết nhân đức của các vua chúa đương thời.

Xuất phát từ chỗ lấy nhân đức yêu cầu vua chúa thực hiện sự hài hoà nhất thể. Trên cợ sở Đức Trị, Khổng Tử đã xem xét về chức phận của Vua, bề tôi và dân chúng trong một thời đại Xuân Thu Lễ nhạc băng hoại, bề tôi không biết giữ lễ nghi. Ông đã tiến hành một sự phê bình không thoả hiệp, hy vọng xây dựng lại lễ chế, khôi phục sự thống nhất thiên hạ của quân chủ.

Nói rằng “điều hành chính sự bằng đức” là muốn thông qua ảnh hưởng của phong thái đức hạnh tốt đẹp của mình để thực hiện điều hành chính sự với lễ chế là trung tâm. Như vậy, cũng yêu cầu người ở ngôi trên phải có tác dụng đầu tầu, cũng yêu cầu trăm họ tu dưỡng đạo đức như mình. Khổng Tử nói rằng: “Bản thân (nhà cầm quyền) ngay thẳng, tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy, bản thân không ngay thẳng, dẫu có ra lệnh dân cũng chẳng theo”. [31, XIII. 6].

Khổng Tử yêu cầu:

a. Người điều hành chính sự phải yên dân:

Khổng Tử đã nói, cụ thể bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất là, cần quan tâm tới lợi ích, cần ban ân huệ cho dân, một điều rất cơ bản là đem sự giàu có của dân chúng đặt lên hàng đầu mà không đem sự giàu có của vua chúa, quyền thần đặt lên hàng đầu. Khổng Tử rất chú trọng ban ân

huệ cho dân chúng, ông từng khen Tử sản, m ột chính trị gia nổi tiếng thời X uân

Thu mà có đạo của người quân tử, một điều trong đó là ban ân huệ cho dán chúng. Ông còn đem ân huệ để gắn vào tứ đức (cung, khoan, tín, mẫn), xem đó là một hạng mục đủ để đạt được nhân ái.

Thứ hai là, khoan dung, cần kiệm trong sử dụng sức dân, sai khiến dân phải hợp thời. Khổng Tử xem điều này là một điều kiện quan trọng làm cho quốc gia phú cường. Ông nhắc nhở: Cần phải chọn thời gian lao động thích hợp, để người dân không bị ảnh hưởng đến sản xuất mà sinh ra oán thán.

Thứ ba là, giáo hoá dân: Khổng Tử đối với người dân không chỉ muốn họ được giàu có mà còn muốn họ được bảo ban, tức là muốn dùng lễ nhạc để giáo hoá, giáo dục cho dân chúng. Nội dung của giáo hoá dân chúng là khiến cho dân chúng có được phẩm cách thuần tín. Có lần trả lời càu hỏi của Tử Cống về điều

hành chính sự, Khổng Tử nói rằng: “lương thực cho đầy đủ, binh lực cho đầy đu và được dân tin cậy”. Tử Cống hỏi: “Nếu bất đắc dĩ bỏ bớt, thì trong ba điều đó, điều nào nên bỗ trước?” Khổng Tử đáp: “bỏ binh lực”. Tử Cống lại hỏi: “Nếu bất đắc đĩ phải bỏ bớt, thì trong hai điều đó, điều nào bỏ trước?” Khổng Tử trả lời rằng: “Bỏ lương thực từ xưa nay ai cũng phải chết, nếu dân không tin chính quyền thì chính quyền phải đổ” [31, XII. 7]. Khổng Tử cho rằng không bảo ban dân về chiến sự mà đã sử dụng họ là vứt bỏ dân, cần phải bảo ban họ 7 năm rồi mới có thể dùng vào việc binh nhung. Khi thầy bảo ban dân chúng làm người hiếu đễ trung tín, sai khiến họ có điều độ, có thể xem là một cách yêu thương dân chúng.

Thứ tư là, đề cao lòng nhân ái, trắc ẩn trong cai trị: đối với người dân cần tỏ ra đồng tình với họ. Trong Luận Ngữ có kể một câu chuyện như sau: có một người học trò của Tăng Sâm là Pháp Quan thỉnh giáo sư phụ, Tăng Sâm bảo với anh ta rằng: Hiện nay người ở ngôi trên không dựa vào nhân ái làm việc, trăm họ sớm xa rời tâm đức rồi. Anh nếu như thẩm tra ra chân tình của tội phạm, cần đồng tình với họ, xót thương họ, không nên từ đó mà tỏ ra đắc ý. Tăng Sâm là một học trò tiếp thu được tư tưởng của Khổng Tử, quan niệm này của ông ta không nghi ngờ gì là phù hợp với lý tưởng nhân đạo và đức trị là chủ trương nhất quán ở Khổng Tử. Ngay cả đối với kẻ tội phạm, người trên còn biết xót thương huống chi đối với dân chúng phổ biến nhỉ.

Thứ năm là, không nên tỏ ra bạo ngược với dân. Khổng Tử phản đối thái độ bạo ngược với dân chúng. Ông còn phản đối việc lạm sát. Ông thấy rằng nếu như người quân tử có phẩm hạnh cao, có thời gian an bang trị quốc khá dài thì có thể đạt đến mức độ không cần dùng đến đại hình. Ông cũng cho rằng người ở ngôi trên cần phải gạt bỏ những điều ác, đó là: không tăng cường bảo ban mà sát hại họ, đấy là ngược đãi, không nhắc nhở mà chỉ muốn có thành tích ấy là tàn bạo; trước thì để trễ nải, đột nhiên hạn kì bắt làm xong việc, chẳng khác gì cách

làm của bọn đạo tặc; tuy cho người ta m ột chút vật chất, lại tỏ ra bủn xỉn, là điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ sáu là, cần đề bạt hiền tài. Khổng Tử nhấn mạnh rằng, cần phải chọn người hiển tài làm được việc, thông qua cử người hiền đức chính trực đặt lên trên người tàn ác, khiến cho người tàn ác có cải biến, tiếp cận với người chính trực. Chỉ có người chính trực mà có hiền đức, được đặt ngồi ở trên mới có thể thực sự làm được những điều nhân ái với dân chúng. Khổng Tử yêu cầu là một người quân tử ở ngôi trên cần phải trung thành, cần mẫn. Trung thành là chỉ đối với vua thì tỏ rõ lòng trung thành kính trọng, thờ vua bằng lễ, có thể quên cả tính mạng của mình, đồng thời cũng yêu cầu với công việc, với dân chúng cũng cần tỏ ra trung thành và tôn kính, cố gắng làm tốt công việc của mình.

b. Cần phải liêm khiết chí công vô tư trong cai trị - quản lý xã hội:

Không Tử phản đối Nhiễm Cầu vơ vét cho Quý Thị, trong đó cũng bao hàm ý tứ, ông cho rằng người ở ngôi trên cần phải liêm khiết, chí công vô tư, đến khi Lâm Phóng hỏi về gốc của Lễ, Khổng Tử trả lời Lễ lấy căn bản là ước chế. Khổng Tử nói: muốn mà không tham, tức là muốn làm điều nhân nghĩa mà không tư lợi là một trong năm đức tốt của người điều hành chính sự. Ông rất khen ngợi Đại Vũ: Đại Vũ, ta đối với ông chẳng có gì phải phê bình. Ông ăn uống đạm bạc, mà tế phẩm rất dồi dào. Ông mặc rất sơ sài mà tế phục rất đẹp đẽ.

Ông ở thì đơn sơ, lại liêm khiết, cần kiệm thủ lễ. Thực tế chứng m inh rằng, chí có

liêm khiết, chí công vô tư không lấy quyền hành mà mưu lợi riêng, không chứa đầy túi tham mới có thể thực sự làm tốt công việc cho dân.

- Ba là, Đạo Nhân - triết lý về quản lý:

Là người quản lý, cai trị giỏi thì vua quan phải làm cho nhân dân tin tưởng và phục tùng. Muốn vậy, người quản lý phải có “Nhân”. Theo ông “Nhân là yêu người”. Trong gia đình thì trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già; ngoài xã hội thì mọi người yêu thương giúp đỡ nhau. Cụ thể hơn, người có Nhân là người “mình muốn thông đạt cũng giúp người khác thông đạt” [31, VI. 119]. Mặt khác lại cần phải “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” [31, XV.262 ]. Ông đã phân tích 5 đức tính cơ bản để người quản lý đạt đến chữ Nhân là: cung, khoan, tín, mẫn, huệ: “cung kính thì không bị khinh nhờn; khoan dung thì được lòng

mọi ngưòi; thành tín thì được người tín nhiệm; cần mẫn thì thành công; từ huệ thì

Một phần của tài liệu Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)