Ảnh hưởng của thuyết Đức trị trong phương thức quản lý xã hội Yiệt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

THUYẾT ĐỨC TRỊ ĐốiVỚI PHƯƠNG THỨC QUẲN LÝ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.2. Ảnh hưởng của thuyết Đức trị trong phương thức quản lý xã hội Yiệt Nam hiện đạ

Yiệt Nam hiện đại

Đức trị là một thành phần cơ bản của Khổng học và Nho giáo ở Việt Nam. Như trên đã phân tích, nó có ảnh hưởng sâu sắc và đã trở thành một bộ phận của tư tưởng và văn hoá truyền thống nước ta. Nó góp phần tạo nên các tập quán, thói quen, tình cảm, suy nghĩ... của người Việt Nam qua nhiều thê hệ. Cho đến nay, mặc dù lịch sử có những bước thay đổi lớn lao, tuy nhiên thuyết Đức trị vẫn ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau trong các phạm vi và lĩnh vực khác nhau của quản lý xã hội.

Trong học thuyêt Nho giáo, gia đình vừa là tê bào của xã hội vừa là cơ sở đê Nho giáo xây dựng đường lôi đức trị. Vì vậy, nó cũng là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiêu nội dung thâm thuý, ý nghĩa sâu xa có nhiều liên quan ảnh hưởng đến những phạm trù khác về đạo đức và cuộc sống con người. Coi gia đình là cơ sở của xã hội, thuyết Đức trị nêu cao nguyên lý thiên hạ quốc gia và dẫn giải rằng: Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc của nước là nhà. Bởi vậy, muốn trị nước phải yên nhà, bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước. Quản lý xã hội bắt đầu từ việc quản lý gia đình của chủ thể: “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (Đại học)

Thuyết Đức trị đã xây dựng nên những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình “cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là gia đạo chính” - theo những mối quan hệ ấy là hàng loạt những quy chuẩn tương ứng được đặt ra: hiếu, đễ, tam tòng, tứ đức,... tất cả tạo nên một trật tự vô cùng bền chặt thậm chí có khi rất khắc nghiệt. Quản lý gia đình theo đó được đặc trưng bởi phong cách quản lý gia trưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, quyền lực tuyệt đối thuộc về người cha, người chồng...

Có thể nhận định rằng, chung quanh vấn đề gia đình, thuyết Đức trị đã có những kiến giải thích hợp, góp phần xây dựng và duy trì những quan hệ xã hội ổn định trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Song đồng thời cũng phải góp phần thấy được không ít những tiêu cực, gây tác hại không nhỏ trước đây và còn để lại hậu quả xấu cho đến ngày hôm nay.

Những thế kỷ gần đây, sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản và của nền văn minh công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến cách nhìn nhận và thái độ ứng xử của mỗi con người đối với gia đình. Ngay từ thời Pháp thuộc những nhà canh tân của Việt Nam bắt đầu lên án những điều không hợp lý, thiếu nhân đạo trong quan hệ gia đình kiểu Nho giáo. Tuy nhiên, gia đình kiểu Nho giáo đã tồn tại kéo dài hàng nghìn năm, không phải dễ dàng bị xoá bỏ. Nó xoa dịu mâu thuẫn trên những lĩnh

vực ấy. Người chủ đóng vai trò người gia chủ, bày tỏ thái độ ưu ái đối với người làm công, người làm công cảm thấy dễ chịu khi được đối xử như người nhà.

ơ Việt Nam, gia đình kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm cũng không thể tự bảo tôn trước sự đôi thay của đất nước. Vân mênh tổ quốc quyết định thái độ của môi người đối với nước, với nhà, với bản thân, khổng cho phép duy trì sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng trong gia đình. Tình cảm con người phải vượt qua cái ngưỡng của gia đình để vươn tới những tình cảm lớn hơn của tổ quốc, không cho phép bo bo giữ lấy những gì là hẹp hòi, là thiển cận, phản tiến bộ trong những phép nhà, phép nước của Nho giáo.

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới. Gia đình Việt Nam tiếp tục chuyển biến trên một trạng thái mới, cái mới, cái cũ đan xen và chen lấn lẫn nhau. Không còn chữ Hiếu hà khắc, cực đoan như xưa. Nhưng trong gia đình lại không ít hiện tượng con cái hỗn láo, bạc đãi cha mẹ. Đã giảm nhiều cái bệnh gia trương với quyền độc tôn, độc đoán, nhưng lại có chiều hướng gia tăng những biểu hiện vô trách nhiệm của các bậc cha mẹ, không những không quan tâm chăm sóc mà còn làm hư hỏng con cái bởi sự hư hỏng của chính mình. Đã tiến bộ khá nhiều trong việc xây dựng gia đình hoà thuận, dân chủ, bình đẳng, mặc dù nơi này nơi khác có mức độ khác nhau, vẫn giữ được tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ theo truyền thống; mặc dù đây đó đã xảy ra trong những gia đinh, vợ chồng đánh chửi nhau, sống buông thả và bất chính, yêu đương giả dối và lăng nhăng bồ bịch.

Sự biến đổi trong quan hệ gia đình diễn ra khá phức tạp. Mấy năm gần đây lại xuất hiện khuynh hướng quan tâm hơn đến việc xây dựng gia đình và giáo dục con cái, điều mà trước đây thuyết Đức trị đặc biệt quan tâm. Người ta xây dựng lại bàn thờ, sửa sang lại mổ mả tổ tiên, lập lại gia phả, đi lại thăm hỏi tìm người trong họ viết lịch sử và lập nhà thờ dòng họ, bày tỏ tình cảm sẵn sàng cưu mang lẫn nhau... Tuy nhiên, khôi phục những truyền thống tốt đẹp trong gia đình không có nghĩa là quay trở lại những cái tiêu cực, lỗi thời của gia đình kiểu cũ; xây dựng tình yêu thương bố mẹ và con cái, nhưng không vì thế mà quay trở lại đề cao quyền uy tối thượng và thái độ khinh miệt lớp trẻ của các bậc cha chú.

Chăm lo vun đắp những tình cảm yêu thương giữa mọi thành viên tronơ oia đình, trong dòng họ, nhưng không vì thế mà quay trờ lại tình trạng “gia đình chú nghía , thái độ hẹp hòi, bao che lần nhau, vì lợi ích riêng của mình mà xâm phạm lợi ích chung của người khác, gia tộc khác, và của xã hội.

Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đang tạo ra nhiều sự đổi thav trong sinh hoạt gia đình.Trong ỉĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, nền kinh tế đã từ gia đình chuyển sang tập thể nay lại ngược trở lại phát triển kinh tế hộ gia đình, lợi ích của gia đình không thuộc một cách giản đơn vào lợi ích xã hội. Nó đang được phát triển mạnh mẽ trong mối quan hệ hài hoà và hợp lý với lợi ích xã

Làm giàu không còn là việc đáng chê trách và cần phải e ngại. Nó đang được cổ vũ và khuyến khích đối với gia đình và mỗi con người. Lợi ích chính đáng của gia đình và cá nhân được tự do phát triển, đang là động cơ thúc đẩy trí tuệ và tài năng, phát huy truyền thống dũng cảm và sáng tạo của cả dân tộc.

Tuy nhiên, xu hướng làm giàu đã nhiều lúc gắn liền với những hành động gian dối, lừa đảo. giẫm đạp lên nhưng chuẩn mực thông thường cùa đạo đức. Đã dần dần làm xấu đi những quan hệ truyền thống giữa cha con, chồng vợ. anh em, trong phạm vi gia đình. Trong thực tế, lối quản lý ‘'gia đình trị”, bố trí cán bộ chú trốt trong một tổ chức, nhất là doanh nghiệp nhà nước, toàn là anh em. người nhà dễ dẫn đến tình trạng kéo bè kéo cánh, vì lợi ích cục bộ, là nguyên nhân cùa tinh trạng “ tham nhũng tập thể, có tổ chức”. Đó chính là mặt trái cùa phương thức quản lý kiểu gia đình mà Nho giáo đã đề cao.

Nếu như quan hệ xã hội bắt đầu từ quan hệ gia đình, nếu như quy tắc ứng xử ngoài xã hội bắt đầu từ quy tắc ứng xừ trong gia đình thì phải chãng những hiện tượng tiêu cực ngày nay cũng là kết quả cùa sự suy thoái gia đình? Phải chăng đã đến lúc cần khói phục lại những yếu tố tích cực cùa thuyét Đức trị ờ góc độ xã hội, đê từ quan điểm nhân nghĩa của cha ỏng đưa đời sống phú quý cua xã hội đi vào con đường lành mạnh? Và như thế rõ ràng "Đức trị" còn có thể đem lại cho chúng ta rất nhiều điều bổ ích.

Trong xa hội ta hôm nay và ngày mai, gia đình vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung của đất nước. Thuyết Đức trị trong xây dựng và quan lý gia đình tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Chúng ta cần phát huy những yếu tố tích cực trong nó kết hợp với truyền thống gia đình quý báu của dân tộc ta, thích ứng trong điều kiện tình hình mới của đất nước - như thê chúng ta sẽ có sự ổn định, tốt đẹp từ những tế bào, từ những viên gạch đầu tiên đế xây dựng nên một xã hội mới văn minh, tươi đẹp hơn.

- Đối với quản lý nhà nước, quản lý quốc gia:

Có thế phân tích hai chiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết Đức trị ở cấp độ quản lý vĩ mô này như sau:

+ Ảnh hưởng tích cực:

Thứ nhất, Thuyết Đức trị Nho giáo góp phần làm cơ sở để xây dựng nền chính trị vì dân (dân là khách thể quản lý quan trọng nhất và cũng là chủ thể của quyền lực chính trị)

Một trong những giá trị nổi bật của Đức trị Nho giáo là kêu gọi nhà cầm quyền hướng về dân và quan tâm đến dân. Đức trị giương cao ngọn cờ Vương đạo, chủ trương dùng đức để trị dân, bảo vệ dân. Đường lối vương đạo được đặt trên nền tảng lớn là: Thiên ý dân tâm (ý trời và lòng dân là một); Quân dân tương thân (chính trị phải hợp với lòng dân); “tiên phú hậu giáo” ( trước tiên làm cho dân giàu, sau đó mới dạy cho dân biết lễ nghĩa) và “ái dân” (yêu dân).

Có thể nói, Đức trị Nho giáo là một trong những học thuyết Chính trị - đạo đức đầu tiên đặt vấn đề lấy con người làm cơ sở xuất phát cho các chủ trương, quyết sách chính trị. Mặc dù tư tưởng “vì dân” của Đức trị buổi ban đầu ít có khả năng hiện thực hoá bởi nó không có cơ sở nền tảng là một chính quyền của dân, do dân. Tuy nhiên, ngày nay tư tưởng đó lại có giá trị to lớn khi chúng ta khai thác, vận dụng vào việc xây dựng một nền chính trị vì dân.

Xây dựng nền chính trị vì dân trở thành tư tưởng nhất quán, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Người không chi dùng lại ở việc tuyên truyền nhận thức mà còn đòi hỏi tư tưởng đó phải được thực

hiện trên thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định Đảnơ ta là một đảng cầm quyền vì dân, quyền lực chính trị là do dân uỷ thác, bộ máy Nhà nước là công cụ cua dân và cán bộ, đảng viên là nô bôc của nhân dân. Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Hồ Chí Minh đã căn dặn các cán bộ “nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., chính quyền từ xã đến trung ương đều do dân cử ra..., quyền hành và lực lượng ở nơi dân”. [36, 5 - 698]

Người còn chỉ rõ: “các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu cầu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của nhân dân lên hết thảy”. [36, 4 - 22]

Thực tiễn sống động trong suốt 60 năm qua của nhà nước ta cho thấy, Nhà nước ta đã phát triển, từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ nhà nước dân chủ nhân dân từng bước tiến lên nhà nước kiểu mới - nhà nước Xã hội chủ nghĩa - nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Xây dựng nền chính trị vì dân, “lấy dân làm gốc” đã trở thành bài học lịch sử vô giá của cách mạng nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dán làm gốc”, “mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng [9, 29]. Công cuộc đổi mới đã đem lại những thành tựu nhất định làm thay đổi bộ mặt đất nước, cải thiện một bước rất căn bản trong đời sống của nhân dân. Nhiều chủ trương lớn từ dân, do dân, vì dân được đề ra. Chủ trương xoá đói giảm nghèo, tập trung vay vốn cho dân sản xuất, mở mang các khu kinh tế - quốc phòng ở các vùng rừng núi heo hút, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở để cán bộ, đảng viên biết lắng nghe quần chúng... đó là những quyết sách lớn, đầy tính nhân bản, thể hiện rõ tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Đảng.

Thứ hai: Xác định rõ mối quan hệ giữa các chủ thê cầm quyên - quản lý xã

Đức trị đòi hỏi mọi người, trước hết là các chủ thể cầm quyền - quản lý xã hội phải tuân theo nguyên tắc chính danh - làm đúng danh phận của mình trong xã hội, không “việt vị”, thái quá, cũng không được bất cập với công việc.

Loại bỏ yếu tố siêu hình, dập khuôn trong thuyết “Chính danh” của Khổng Tử, có thể khai thác yếu tô tích cực của nó trong việc vận dụng vào xác định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Tất nhiên “Chính danh” ở đây mang ý nghĩa tổ chức nào có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức chặt chẽ, rõ ràng của tổ chức đó, không “lấn sân”, bao biện, làm thay, buông lỏng quản lý...

Thực tiễn cho thấy: “sự lãn lộn chức năng giữa Đảng với Nhà nước dẫn đến tình trạng Đảng vừa bao biện làm thay, vừa buông trôi khoán trắng cho Nhà nước, làm cho Nhà nước khó phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa thụ động ỷ lại vào sự lãnh đạo của mình”. [39, 71] Vì vậy, trong điều kiện Đảng cầm quyền, cần phải phân tích rõ chức năng để Đảng và Nhà nước có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động đúng đắn nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Có thể khái quát sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội như sau:

Trên cơ sở ý nghĩa và nguyện vọng của nhân dân lao động, Đảng đề ra cương lĩnh, chủ trương đường lối, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của nhà nước và của toàn xã hội trong từng thời kỳ nhất định.

Đảng lãnh đạo toàn diện, tức là lãnh đạo các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) các hoạt động của Nhà nước ở tất cả các cấp. Đảng lãnh đạo cả việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức lẫn hoạt động của nhà nước và đoàn thể. Không có lĩnh vực hoạt động nào của Nhà nước nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng.

Từ nội dung cờ bản như vậy cho thấy thực chất sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo bằng đường lối chính trị, mang tính chất định hướng lãnh đạo bằng cồng tác tư tưởng, giáo dục, thuyết phục quần chúng, lãnh đạo băng công tác tô chức, công tác cán bộ. Đảng tạo điều kiên để Nhà nước có thể chủ động tô chức bộ máy, bô trí cán bộ, công chức, hoạt động đúng chức năng, quản lý, điều hành bằng những công cụ, biện pháp của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhằm bảo đảm cho Nhà nước hoat dộng theo chức năng của nó để quản lý kinh tế - xã hội một cách hiệu quả nhất.

Cũng có thể khái quát chức năng quản lý của Nhà nước như sau:

Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể; xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội; đào tạo, bồi dưỡng đội

Một phần của tài liệu Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)