THUYẾT ĐỨC TRỊ ĐốiVỚI PHƯƠNG THỨC QUẲN LÝ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam trong lịch sử dưới ảnh hưởng của thuyết Đức trị
ở Việt Nam
2.1.1. Phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam trong lịch sử dưới ảnhhưởng của thuyết Đức trị hưởng của thuyết Đức trị
Trải theo chiều dài hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên cơ sở quan điểm, tư tưởng của mình, nước ta cũng đã tiếp thu những tư tưởng, lý luận từ bên ngoài; ảnh hưởng ấy nông sâu, đậm nhạt như thế nào cũng tuỳ theo từng thời điểm khác nhau với những tư tưởng, lý thuyết khác nhau.
Thuyết Đức trị - nhìn từ góc độ chính trị học, quản lý học hay Nho giáo - được du nhập vào Việt Nam theo gót chân của kẻ xâm lược (thời kỳ Bắc thuộc). Do vậy, thời kỳ đầu, Nho giáo không khỏi bị nhìn nhận như một vũ khí xâm lược, thống trị, đồng hoá của nước ngoài, nó xung đột không nhiều thì ít với tư tưởng tín ngưỡng, phong tục tập quán của đa số nhân dân và vì thế nó bị phản kháng mãnh liệt. Với phương châm “mất nước chứ không mất làng”, ông cha ta ngoài phương pháp đấu tranh vũ trang để giành lại tự chủ, còn tiến hành hàng loạt phương pháp đấu tranh khác không kém phần gay go, quyết liệt, nhằm phá tan âm mưu đồng hoá của địch, nhằm bảo tồn nòi giống, bảo tồn những phong tục tập quán bản địa và những di sản văn hoá truyền thống của mình; luỹ tre làng như những bức tường thành kiên cố và gai góc, như những tấm áo giáp vững chãi không một thứ vũ khí nào của địch có thể xuyên thủng được.
Tuy nhiên, thời kỳ này cũng có một số người Việt theo học Nho giáo và đỗ đạt cao. Thời Vương Mãng, đông đảo kẻ sĩ Trung Hoa lánh nạn, di cư sang Giao Chỉ; họ góp phần truyền bá đạo Nho bằng cách mở trường để kiếm sống. Sang thời Đông Hán, số trường học nhiều hơn trước, chẳng những con em bọn thống trị được đi học, mà cả con em người bản địa giàu có hoặc cộng tác với quân đô
hộ; cho nên, Bắc sử bây giờ ghi tên một số người Giao Chỉ, Cửu Chân học cao, thi đỗ được bổ làm quan như Trương Trọng, Lý Cầm, Lý Tiến. Trên cơ sở đó, thái thú Sĩ Nhiếp mở mang việc học ở xứ ta. Nhà nho Việt Nam sau này kính trọng Sĩ Nhiếp, tôn là “Sĩ Vương”, xem Sĩ Nhiếp là ông tổ của việc học nước ta. Bấy giờ, ở xứ ta, ngoài sĩ phu Trung Quốc tị nạn chạy sang cư trú, còn có những danh nho phương Bắc vì đối lập chính trị mà bị triều đình bên ấy đày đi xa xăm ngoài biên thuỳ, ví như ông Ngu Phiên thời Tam Quốc bị dày qua Giao Châu; Ngu Phiên mở trường “dạy học không biết mỏi, môn đệ thường có đến vài trăm”. Đến thời Đường, Trung Quốc trở lại thống nhất. Chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc lại tiếp tục một trình độ mới, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việc học nhân đó mà phát triển. Nhiều người xứ ta du nhập tận Trường An, thi đỗ tiến sĩ là khoa cao nhất. Hai anh em Trương Công Phụ, Trương Công Phục, người Châu Ái, đỗ tiến sĩ ở kinh đô nhà Đường, được bổ làm quan tại triều đình.
[17,312].
Như vậy không phải là Nho giáo không có ảnh hưởng gì ở buổi ban đầu du nhập và tồn tại, song khách quan mà đánh giá rằng, Nho giáo tuy có ảnh hưởng, có bước phát triển nhưng mà không hề chiếm ưu thế trong nhân dân và trong cả tầng lớp trên nữa của xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Đến thời kỳ chúng ta giành lại chủ quyển tự chủ, thời kỳ tiền lập quốc, Nho giáo vẫn chưa thịnh. Các nhà Ngô, Đinh, tiền Lê, trong buổi đầu của việc xây dựng nhà nước phong kiến dân tộc, chắc đã phải bận rộn quá nhiều với nhiệm vụ đuổi giặc ngoài, bình giặc trong việc võ cấp thiết hơn là việc văn, thời gian thật là thanh bình trong nước chẳng mấy khi được lâu dài. Nhà nước sử dụng nhân tài từ cả ba nguồn: Phật, Đạo, Nho mà trước hết là từ Phật giáo rồi kế đó là Đạo giáo, còn Nho giáo thì chưa được trọng thị lắm, nhân tài Nho giáo hãy còn hiếm hoi, mờ nhạt như sao buổi sáng. Tập tục của triều đình thì xa lạ với tư tưởng Nho giáo.
Bước ngoặt lớn lao trong lịch sử dân tộc cũng là bước ngoặt lớn trong tiên trình ảnh hưởng của Nho giáo được đánh dấu từ khi nhà Lý thành lập. Suốt từ đó
trong những vương triều phong kiến kế tiếp nhau (tiêu biểu - Lý, Trần, Lê, Nguyễn) đều không nhiều thì ít sử dụng Nho giáo, lấy Đức trị là kế sách đê’ trị nước - tiêu biểu nhất triều đình nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo. Ngay ở triều đại nhà Lý, Phật giáo thịnh đạt đến cực độ, thật là một “thời vàng” của Phật giáo. Phật giáo có thế lực nhất cả ở triều đình và dân chúng. Song Phật giáo dù được sùng thượng đến đâu, dù “cố gằng nhập thế” đến mức nào, cơ bản nó cũng không phải là một đạo trị nước. Nhà Lý sùng Phật, nhưng muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến, thì ở vào thế một nước láng giềng có nhiều mối quan hệ văn hoá và chủng tộc với Trung Hoa, nhà Lý không thể không chọn Nho giáo. Bởi vậy, vào năm 1070, Lý Thánh Tông sai dựng Văn Miếu ở thủ đô Thăng Long, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 tiên hiền. Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi Minh Kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường. Năm 1086 lại mở khoa thi kén chọn những người giỏi văn học để sung vào viện hàn lâm mới được thành lập. Năm 1095, Lý Cao Tông mở kỳ thi tam giáo. Như vậy nghĩa là trong nước đã có những trường học của nhà nước, và của nhà nho. Có thể nói rằng, trong thời Lý, triều đình sử dụng cả hai nguồn Nho và Phật để trị nước, Phật giáo ở đường tín ngưỡng là chính, Nho giáo ở đường chính trị lần lần trở thành chính. Sở đĩ như vậy, bởi vì bản thân phật giáo đã không thích ứng được với tư cách là công cụ cai trị, trái lại Đức trị Nho giáo với hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực rất chi tiết, rất cụ thể của nó, quy định, điều chỉnh hành vi của con người, của xã hội đã thể hiện được tính ưu việt của mình đối với sự cai trị của các triều đình phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.
Từ nhà Lê trở đi, Nho giáo thành quốc giáo ở Việt Nam. Nho giáo đã góp phần đắc lực trong cuộc chống Minh. Nhà Lê phát triển nhanh việc giáo dục và thi sử theo kiểu Trung Quốc. Năm 1428, Lê Lợi lập Quốc tử giám ở kinh thành và nhiều trường học ở các đạo. Quốc tử giám dành riêng cho con em các quan chức ta, và một số học sinh thứ dân mà ưu tú được tuyển qua các kỳ khảo hạch ở các đạo. Trường ở các đạo thì mở rộng cửa cho con cái của bất kỳ ai có thê đi học được. Năm 1483, Lê Thánh Tông xây dựng lại Văn Miếu và lập nhà Thái học ờ
sau Văn Miếu, nhà này vừa là giảng đường, vừa là thư viện và nơi bảo quản các bản in gỗ quan trọng, ở đó cũng có cả nơi nội trú cho học sinh. Nhiều thầy đồ và hưu quan mở trường ở thôn ấp, sĩ tử ngày càng đông, kẻ sĩ (trí thức) trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng. Năm 1434, Nhà Lê bắt đầu quy định thể lệ thi cử. Năm 1442, mở khoa thi hội dầu tiên, lấy 33 tiến sĩ, trong đó có một trạng nguyên, một bảng nhãn, một thám hoa: đó là bằng cớ cho thấy Nho giáo đang phồn thịnh. Triều đình khuyến khích sự học thi bằng một số biện pháp như ra lệ xướng danh và lễ vinh quy, cấp phát mũ áo, làng đón đưa, gia đình, họ hàng vang tiếng. Thi cử là một cách quan trọng, có thể xem là quan trọng nhất để nhà nước tuyển quan, đỗ càng cao thì chức càng to, quyền lợi càng nhiều cho bản thân, cho
4
gia đình và làng xóm nữa. Năm 1480, vua Lê Thánh Tông định lệ dựng bia đá ở Văn Miếu, ghi lý lịch các vị tiến sĩ từ khoá 1442 trở đi và như thế, học giỏi, đỗ cao thì trở thành như “bất tử’, bia đá muôn thủa nêu danh.
Học và thi vào quy củ. Ở các đạo, cứ ba năm một kỳ thi hương. Ớ kinh thành cứ ba năm một kỳ thi hội. Ngoài ra, không định hạn, triều đình mở các cuộc thi “minh kinh”, “nho thần” nhằm kiểm tra học lực của quan lại. Thính thoảng mở kỳ thi “lại điển” thi hai môn viết chữ và làm toán nhằm tuyển lựa lại viên làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Học và thi trở thành chỗ ganh đua của đông đảo người ta, thành nấc thang, con đường trèo lên trong xã hội, trong đó bậc sĩ là cao nhất; tiền tài, quyền uy, vinh dự đều từ đó mà ra. “Trong 37 năm trị vì của LêThánh Tông, triều đình mớ 12 khoa thi hội, lấy 501 tiến sĩ; kỳ thi hội năm 1475 có đến 3000 thí sinh; kỳ thi hương năm 1462 ở riêng trấn Sơn Nam không biết có bao nhiêu thí sinh mà số trúng tuyển đã non già 1000” [17, 332]. Vậy là đạo quân nho sĩ ngày càng đông. Từ đó nổi lên nhiều nhà thơ, nhà văn lỗi lạc, từ đó cũng nổi lên nhiều nhà nghiên cứu địa lý, y học, toán học, sử học trứ danh.
Nhà Nguyễn đánh thắng Tây Sơn, lập nền thống trị trên cả nước Việt Nam từ Nam chí Bắc và uy quyền tuyệt đối của Nho giáo được khẳng định rõ rệt. Tuy nhiên, có thể nói đây là triều đình phản động nhất nên Nho giáo cũng được sử
dụng như một vũ khí lợi hại nhưng khai thác nó ở những cái lạc hậu nhất biến nó thành hà khắc hơn nhiều, thần bí hơn nhiều.
Tóm lại, suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, Nho giáo được sử dụng như một phương thức cai trị đất nước về mặt chính trị. Ở góc độ quản lý xã hội thì nó được gọi là “Đức trị”, “Văn trị” - đó là đạo trị nước, là tầm nhìn vĩ mô, là ở cấp trung ương, triều đình. Ảnh hưởng của phương thức cai trị này là rất lớn, nó được đánh giá cả về mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực. v ề mặt tích cực, nó đã góp phần cho các vương triều có một hệ tư tưởng phong kiến chuẩn mực, hoàn chỉnh bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, ổn định xã hội, thiết lập một trật tự xã hội có tổ chức chặt chẽ, trên dưới rõ ràng, tuyển lựa được những người hiền tài, người hiền vào giữ những cương vị lãnh đạo đất nước - từ đó tạo lập được thế mạnh nhất định của một nhà nước phong kiến có tổ chức chặt chẽ, có sức mạnh to lớn chống lại hầu hết những cuộc xâm lăng của kẻ thù, gây dựng phát triển đất nước đi lên không ngừng. Tuy nhiên, việc dùng “Đức trị”, “văn trị”, lấy “Nho giáo” làm quốc giáo, quốc giáo độc tôn, thì trong triều đình cũng như trong hàng sĩ phu, nhiều tập tục ngàn nãm vốn khá tốt đẹp của dân tộc, của dân gian bị xem rẻ và ruồng bỏ. Việc trọng thị những người đỗ đạt qua con đường thi cử - mà chủ yếu là học lý thuyết, đọc sách thánh hiền, từ đó tạo ra một đội ngũ quan chức, những người lãnh đạo đất nước, những nhà quản lý chỉ nghiêng về lý thuyết, lễ nghĩa, câu chữ mà thiếu đi kiến thức thực tế và nghiệp vụ quản lý. Họ như một tầng lớp bề trên, tách hẳn với nhân dân, xa lạ với nhân dân. Việc học sách thánh hiền, làm theo những lời dạy của thánh hiền được xem là chuẩn mực trong điều kiện thực tế riêng biệt ở nước ta và thời điểm lịch sử nhất định đã gây ra nhiều bất cập, khiến cho công việc tổ chức điều hành không hiệu quả - bởi cái đúng đắn ấy, cái hợp lý ở thời điểm của Khổng Tử nhưng kéo dài mãi cái đúng đắn ấy, duy trì mãi cái hợp lý ấy trong khi điều kiện thực tiễn đã thay đổi (“lệ cổ”) sẽ trở nên bất cập, bảo thủ và sai lầm.
Trên đây là phân tích những ảnh hưởng của thuyết Đức trị ở tầm vĩ mô, ở cấp trung ương, triều đình. Ở cấp địa phương, trên phạm vi những đơn vị cơ sớ,
cấp làng xã cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của thuyết Đức trị suốt thời kỳ phono kiến Việt Nam. Có thể nhìn nhận sự ảnh hưởng này từ những bình diện sau:
- Từ đời sống cộng đồng làng xã: Như trên đã phân tích, lúc đầu Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam với tư cách là công cụ cai trị của bọn phong kiến xâm
lược phương Bắc. Do vậy, nó không gây được thiện cảm đối với nhân dân làng xã bởi vì họ nhìn nhận Nho giáo như một cái gì gắn liền với bọn xâm lược. Có thể nói sinh hoạt của nhân dân ta ở các công xã nông thôn lúc bấy giờ chưa bị Nho giáo và chính sách của bọn phong kiến phương Bắc làm cho xáo trộn. Mọi người vẫn sống theo những phong tục và nếp sống cổ truyền vốn có của công xã từ thời trưôc lưu truyền lại. Từ thế kỷ thứ X, dân tộc ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, trong đó giai cấp phong kiến Việt Nam thực sự nắm chính quyền, Nho giáo đã dần dần tiến lên chiếm địa vị thống trị trong kiến trúc thượng tầng, theo đó tầng lớp nho sĩ không những có vị trí trong bộ máy nhà nước phong kiến mà còn cả trong sinh hoạt cộng đồng xã thôn nước ta. Triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìm mọi cách làm cho Nho giáo thâm nhập vào đời sống của nhân dân ta và do đó có ảnh hưởng đến sự tồn tại và sự ra đời của những nếp sống và phong tục của xã thôn. Nhà vua đã ban ra không biết bao nhiêu là những cáo dụ, những huấn điều và những quy định về nghi lễ để phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm. Cuối cùng Nho giáo cũng tìm được chỗ đứng nhất định của nó ở xã thôn Việt Nam.
Tất nhiên, sự khẳng định của Nho giáo ở xã thôn Việt Nam không chỉ một chiều do áp đặt từ trên xuống, hay nhờ vào hoạt động của tầng lớp nho sĩ. Chính bản thân các xã thôn Việt Nam với văn hoá bản địa của nó cũng có những yếu tố tương hợp với Nho giáo. Trước hết, với đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lấy gia đình làm đơn vị sản xuất chủ yếu - ở đó vai trò của người gia trưởng và tôn ti trật tự trong gia đình có một ý nghĩa rất lớn - tình hình đó đã tạo cơ sở cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào trong nếp sống gia đình ở các làng xã. Bởi vì, Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết hạnh... sẽ góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ti trật tự trong gia đình.
43
Đông thời với chế độ phong kiến ở nước ta càng phát triển thì quan hệ giai cấp và đăng cấp trong xã thôn càng được xác định một cách nghiêm ngặt từ hạng chức sắc, chức dịch trong tầng lớp quan viên của làng xã cho đến hạng bạch đinh đã chứa đựng không biết bao nhiêu là bậc thang đẳng cấp. Quan hệ giai cấp và đẳng cấp này kết hợp với quan hệ gia tộc trong làng xã lấy việc đề cao người tộc trưởng, người ở vai trên trong hệ họ hàng làm tiêu chuẩn. Điều ấy đã tạo nên một tôn ti trật tự, một thứ bậc rạch ròi trong nội bộ làng xã. Trong đó những quyển hành và lợi lộc hậu hỷ nhất đều rơi vào tay những bậc đàn anh và những đấng bề trên thuộc tầng lớp quan viên. Tất cả những cái đó cùng những nếp sống do nó sản sinh ra đã tạo điều kiện cho Nho giáo thâm nhập và phát huy tác dụng trong