Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh Láng Hạ - ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 64)

Thực tế cho thấy, thời gian qua NHNN vẫn có những ưu ái nhất định đối với các NHTM quốc doanh, nhất là cho phép các ngân hàng này được tiếp cận nguồn vốn ngân sách. Còn các NHTMCP thì lại không được phép như vậy trong khi vốn tự có của các ngân hàng này vẫn còn rất nhỏ. Điều đó khiến choTechcombank cũng như các NHTMCP khác phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa. Cuộc cạnh tranh này sẽ trở nên khốc liệt hơn khi các NHTM quốc doanh được cổ phần hoá. Vì vậy, để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh hơn, NHNN cần đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với NHTMCP.

3.3.3 Kiến nghị đối với NHTM nói chung và chi nhánh Ngân hàng Láng Hạ.

Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Cần đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu mở rộng các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đó của khách hàng.

Về phía chi nhánh cần tăng cường sự phối hợp với các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng để có những hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tới các khách hàng. Đồng thời xin phép ngân hàng cấp trên cho chi nhánh thêm quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh để chi nhánh có thể xây dựng cho mình dược những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn của chi nhánh.

Về nhân sự, Chi nhánh cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy hơn, để các

chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc tạo ra nhiều thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước không ít những khó khăn. Việc hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận được với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước đi trước, điều này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát triển một cách nhanh hơn. Hội nhập cũng giúp ta tiếp cận được với các thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, các điều kiện thương mại được đối sử một cách bình đẳng...qua đó tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá của ta với các nước khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn mà việc hội nhập kinh tế tạo nên.

Từ những phân tích ở trên cho ta thấy sự tồn tại và phát triển của kinh tế cá nhân là một tất yếu khách quan. Nó là bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá bởi sự ra đời và phát triển của nó không chỉ là sự phù hợp với xu thế phát triển kinh tế ở nước ta mà còn góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế.

Để hoạt động kinh doanh của khu vực này được hiệu quả thì ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Với chức năng là trung gian tài chính ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đầu tư cho các đơn vị còn thiếu vốn. Vì vậy ngân hàng chính là nơi hỗ trợ vốn tích cực nhất cho kinh tế cá nhân.

Tuy nhiên thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng tại chi nhánh Láng Hạ vẫn đang còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì việc mở rộng hoạt động này phải được các ngân hàng chú trọng đầu tư hơn nữa, vì đây là nhóm đối tượng khách hàng có tiềm năng rất lớn và các ngân

Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, nên những phân tích mà em đưa ra chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Vì vậy, em rất mong sự góp ý, nhận xét của thầy cô, các cán bộ, nhân viên ngân hàng, những người quan tâm đến hoạt động cho vay cá nhân.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi chuyên đề được hoàn thành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên năm 2008

2. Giáo trình ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà – NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 2007

3. Báo và tạp chí về tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính năm 2008, 2009

4. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – F.Miskhin 5. Các Wedsite:

a. mof.gov.vn

b. vneconomy.com.vn c. Techcombank.com.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY...3

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại...3

1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay...4

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay...5

1.1.4.2 Phân loại theo phương thức cho vay...6

1.1.4.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo...8

1.1.4.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng...8

1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân...9

1.2.1 Khái niệm và cơ sở cho vay khách hàng cá nhân...9

1.2.3 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân...12

1.2.4 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân...12

1.3. Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại..13

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay...13

Hoạt động cho vay của ngân hàng có rất nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng đánh giá như: Tỷ lệ nợ các nhóm, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, nợ phải xử lý trên tổng dư nợ, cân đối nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng?...13

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay...13

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay...15

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...19

2.1. Tổng quan về chi nhánh Láng Hạ - ngân hàng TMCP kỹ thương

Việt Nam...19

2.1.1 Khái quát chung...19

2.1.2. Cơ cấu tổ chức...20

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank...23

2.2. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Láng Hạ - ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam...25

2.2.1 Chính sách tín dụng của Techcombank...25

2.2.1.1.Nguyên tắc chung trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank...26

2.2.1.2. Tiêu chuẩn cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank28 2.2.1.3. Tiêu chuẩn về tài sản đảm bảo...32

2.2.1.4. Tiêu chuẩn về hồ sơ cho vay...33

2.2.1.5. Hệ thống chấm điểm khách hàng...33

2.2.1.6. Thẩm quyền phê duyệt...34

2.2.1.7. Theo dõi và kiểm soát...37

2.2.1.8. Quản lý các khoản vay có vấn đề...38

2.2.2 Quy trình thực hiện một khoản vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Láng Hạ...40

2.3 Hoạt động cho vay tại Chi nhánh Láng Hạ...44

2.3.1 Các hình thức cho vay...44

2.3.2 Kết quả hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Láng Hạ...47

2.3.3 Các hạn chế và nguyên nhân...49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH

3.1. Định hướng hoạt động và phát triển của chi nhánh...53

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh Láng Hạ - ngân hàng Techcombank...57

3.2.1 Mở rộng đối tượng cho vay...57

3.2.2 Lãi suất phù hợp với mặt bằng chung...57

3.2.3 Giảm bớt các khoản phí...57

3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing...57

3.2.5 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân...58

3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng...59

3.2.7 Cải tiến quy trình làm việc giữa các phòng ban...60

3.2.8 Cải thiện cơ sở vật chất phục vụ...60

3.3. Kiến nghị...60

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ...60

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước...62

KẾT LUẬN... 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...66

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh Láng Hạ - ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 64)