GVHD: ThS Vũ Xuân Thủy
3.3.1. Kiến nghi với nhà nước
Thứ nhất: hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế
Luật pháp được ban hành với mục đích điều chỉnh mọi hành vi của xã hội theo một trật tự nhất định. Thực tiễn qua nhiều năm cho thấy muốn các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cần phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, đầy đủ, công bằng. Với những quy định của pháp luật hiện nay đối với các hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu hoàn chỉnh nhằm đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật. Ở nước ta hiện nay cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện luật doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, lấy ý kiến đóng góp từ các bộ ngành các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để có bộ luật được hoàn chỉnh, đồng thời bổ sung một số luật còn thiếu cho hoạt động doanh nghiệp như luật kế toán, luật chống độc quyền.
Thứ hai: đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, điều đó tạo ra cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp phải có vốn để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Giải pháp về vốn là vấn đề đầu tiên đặt ra. Trước đây trong giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế, việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hình thức trực tiếp để xây dựng các nhà máy, công trình và cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động. Ngày nay, vốn ngân sách chỉ đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia. Đối với vốn lưu động của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư tối đa 30% định mức còn 70% các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tín dụng. Việc chuyển hình thức từ đầu tư trực tiếp sang gián tiếp là chủ yếu đã có tác dụng tích cực làm cho doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, đến thu hồi vốn. Tuy vậy, cơ chế chính sách quản lý vốn của Nhà nước hiện nay còn nhiều hạn chế như: doanh nghiệp thì thiếu vốn, ngân hàng thì đọng vốn, vốn của Nhà nước vị thất thoát, sử dụng còn kém hiệu quả… Chính vì vậy, muốn doanh nghiệp thực sự sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý, cụ thể là:
Chính sách đầu tư cho hoạt động kinh doanh phải đúng đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Chính sách đầu tư cần phải đúng hướng vào những ngành có lợi thế xuất khẩu, có mũi nhọn. Đồng thời, chính sách đầu tư phải đảm bảo bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp.
Về phương thức đầu tư, trong giai đoạn tới cần tăng cường đầu tư gián tiếp hơn nữa. Việc đầu tư trực tiếp chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp cần được ưu tiên và cũng chỉ đầu tư ở mức tối thiểu.
Cơ chế quản lý vốn đầu tư cần được đổi mới cơ bản. Vốn được giao cho người quản lý và điều hành doanh nghiệp, sử dụng quản lý, bảo toàn và phát triển. Việc sử dụng vốn như thế nào là do người quản lý điều hành doanh nghiệp tự quyết định
phải có trách nhiệm bảo toàn, sử dụng đúng mục đích trên cơ sở phù hợp với pháp luật.
Xử lý kiên quyết, kịp thời những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán.
Thứ ba: Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp
Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần.
Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn, tạo sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo sự ỷ lại.
Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của doanh nghiệp, điều này góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp.