Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động củaCông ty cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam-VINALIFT

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần TSQ techco (Trang 42)

GVHD: ThS Vũ Xuân Thủy

2.4.4. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động củaCông ty cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam-VINALIFT

ty cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam-VINALIFT

Trong cơ cấu vốn của công ty vốn lưu động chiếm tỷ trong lớn. Do vậy, hiệu quả sự dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp.

Qua bảng 2.6 Ta thấy vốn lưu động của công ty tăng qua các năm, năm 2011 tăng 21.434.792.323 VNĐ hay tăng 13,74% so với 2010, năm 2012 tăng 2,21% so với 2011. Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nên ta nhận thấy tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn, năm 2011 lượng hàng tồn kho bình quân của công ty là 89.708.715.970 VNĐ tăng 14,43% so với năm 2012, sang năm 2012 lượng hàng tồn kho của công ty lại tiếp tục tăng, và tăng 12,13% so với 2011, cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân khiến cho lượng hàng tồn kho của công ty tăng như vậy là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, hàng hóa của doanh nghiệp không được ưa chuộng trên thị trường mặt khác thị trường bất động sản thời gian vừa qua đang gặp khủng hoảng, nhiều dự án công ty không thực hiện được dẫn đến ứ đọng hàng. Việc hàng tồn kho tăng nhanh như vậy khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc bảo quản, dự trữ hàng tồn kho và đồng thời cũng khiến cho công ty thiếu vốn trong lưu thông, làm ứ đọng vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt như sau: 1,12; 1,17; và 0.06 vòng. Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho tăng 4,55% so với 2010 nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho nhưng vẫn ở mức thấp, đến năm 2012 thì vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm chỉ còn 0.6 vòng/năm, giảm 48,48% so với 2011. Với những kết quả trên thì công ty cần đẩy mạnh công tác quản lý hàng tồn kho.

Các khoản phải thu của công ty cũng có những thay đổi qua từng năm, năm 2011 tăng so với 2010, 2012 giảm so với 2011. Các khoản phải thu có những biến động như vậy nhưng vòng quay các khoản phải thu của công ty lại giảm đều qua

các năm, cụ thể là năm 2010 vòng quay khoản phải thu là 3,39 vòng, năm 2011 là 3 vòng giảm 11.77% so với 2010. Năm 2012 là 2,34 vòng giảm 21,78% so với 2011. Do vòng quay khoản phải thu giảm dẫn đến chỉ số kỳ thu tiền bình quân tăng qua các năm. Với nhưng số liệu trên ta nhận thấy, tuy các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn lưu động, nhưng công tác quản lý khoản phải thu của công ty chưa mang lại hiệu quả cao do việc thu hồi nợ của công ty chưa nghiêm ngặt cũng như việc phân loại nợ và kiểm soát nợ chưa tốt.

Hai chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của công ty hầu như giảm qua các năm, hay tăng không đáng kể và vẫn ở mức thấp. Do công tác quản lý hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty chưa tốt dẫn đến việc ứ đọng vốn trong lưu thông, hơn nữa doanh thu của công ty không ổn định, lựơng vốn lưu động tăng dẫn tới vòng quay vốn lưu động của công ty cũng biến đổi qua các năm, đặc biệt có sự giảm mạnh năm 2012 chỉ còn 0,38 vòng có nghĩa là một động VLĐ bỏ ra công ty thu được 0,38 đồng doanh thu giảm 39,96% so với 2011, tình hình năm 2011 có tăng hơn so với 2010 nhưng tăng không đáng kể và vẫn đang ở mức thấp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động giảm mạnh qua từng năm, năm 2010 là 0,06; 2011 là 0,01 và 2012 là 0,01. Với những con số trên cho thấy một đồng VLĐ bỏ ra công ty thu về được 0,06;0,01;0,01 đồng lợi nhuận lần lượt các năm 2010,2011,2102. Công ty cần xem xét lại vấn đề này để đưa ra những giải pháp thích hợp.

Vơi chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động, nó là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và chỉ tiêu này năm 2011 có giảm so vơi 2010 nhưng giảm không đáng kể, và sang năm 2012 tăng mạnh tăng 66,56 % so vơi 2011.

Với những phân tích ở trên, nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa tốt. Dự trữ hàng tồn kho đối với doanh nghiệp là tất yếu do đó công ty cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường, cần thiết tận dụng tốt thời cơ kinh doanh, tránh ứ đọng vốn không cần thiết. Trong công

cho đối tượng khách hàng. Công ty cần có nhưng biệp pháp thích hợp và hiệu quả để phát huy hết tiềm năng của lượng vốn lưu động mà công ty có.

Bảng 2.6 :Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ

% Số tiền

Tỷ lệ %

Doanh thu thuần (VNĐ) 97.074.134.377 111.538.947.927 68.444.793.888 14.464.813.550 14,9 -43.094.154.039 -38,63 LN thực hiện (VNĐ) 892.219.915 1.769.483.910 1.680.430.366 877.263.995 98,32 -89.053.544 -5,03 Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 892.219.915 1.450.711.867 1.680.430.366 558.491.952 62.59 229.718.499 15.83 Giá vốn hàng bán trong kỳ (VNĐ) 87.809.738.388 105.062.610.988 60.692.471.686 17.252.872.600 19.64 -4.437.0139.302 -42.23 VLĐ bình quân (VNĐ) 155.991.924.069 177.426.716.392 181.351.524.172 21.434.792.323 13.74 3.924.807.780 2.21 Các KPT bình quân (VNĐ) 28.635.853.803 37.294.783.673 29.260.024.019 8.658.929.870 30.23 -8.034.759.654 -21.54 Hàng tồn kho bình quân (VNĐ) 78.395.298.664 89.708.715.970 100.599.316.784 11.313.417.306 14.43 10.890.600.814 12.13

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1.12 1.17 0.60 4.55 -48.48

Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 3.39 3.00 2.34 -11.77 -21.78

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 106.20 120.37 153.90 13.34 27.85

Vòng quay vốn lưu động (vòng) 0.62 0.63 0.38 1.01 -39.96

Mức đảm nhiệm VLĐ 1.61 1.60 2.65 -1.01 66.56

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 0.06 0.01 0.01 42.95 13.32

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần TSQ techco (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w