GVHD: ThS Vũ Xuân Thủy
2.4.3. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh củaCông ty cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam-VINALIFT
ty cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam-VINALIFT
Vốn cố định là một bộ phần quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của công ty. Quy mô vốn quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Trong cơ cấu vốn của công ty vốn cố định chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đóng vai trò không nhỏ trong việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn cố định của công ty giảm qua các năm. Năm 2010 VCĐ bình quân của công ty là 34.575.076.451 VNĐ, đến năm 2011 VCĐ của công ty giảm so vơi 2010 chỉ còn 30.224.475.225 VNĐ, giảm 4.350.601.226 VNĐ hay 12,58%. Và đến năm 2012 thì vốn cố định lại tiếp tục giảm, cụ thể là giảm 5.123.572.246 VNĐ tức 16,95% so với 2011. Nguyên nhân là do TSCĐ của công ty đã cũ và công ty chưa chú trọng đến công tác mua sắm, thay mới trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2010 cứ một đồng vốn cố định công ty bỏ ra thu về được 2,808 đồng doanh thu, năm 2011 tăng lên là 3.690 đồng nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 2.727 đồng. Kết quả như vậy là do năm 2011 tốc độ VCĐ và doanh thu đều tăng nhưng doanh thu tăng với tốc độ nhanh hơn. Năm 2012 doanh thu giảm 43.094.154.039 VNĐ tức 38.37% so với 2011 trong khi đó VCĐ bình quân cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn DT dẫn tới hiêu suất sử dụng vốn cố định giảm.
Lợi nhuận ròng trên VCĐ của công ty tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 một đồng vốn cố định công ty bỏ ra thu được 0.026 đồng LN, năm 2011 là 0,059 đồng LN và năm 2012 là 0,070 đồng LN. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng 126.87% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,35 % so với 2011. Có được kết quả như vậy là do tốc tăng ( giảm) khác nhau giữa lợi nhuận và VCĐ.
Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Nó cho biết để tạo ra một đồng doanh thu công ty cần
chuẩn bị VCĐ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ta nhận thấy chỉ tiêu cũng có biến động giữa các năm. Chỉ tiêu này lần lượt qua các năm như sau: 0,356; 0,271; 0,367. Như vậy, chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Do đó công ty cần có biện pháp thích hợp như các tài sản cố định không còn được sử dụng và còn được sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả cao, công ty nên thanh lý nhượng bán chúng để giảm chi phí bảo quản, bảo dưỡng, tránh làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
Như vậy, nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vấn thấp và không ổn định qua các năm. Do đó công ty cần đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả của vốn cố định.
Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ
% Số tiền
Tỷ lệ % 1 Doanh thu thuần (VNĐ) 97.074.134.377 111.538.947.927 68.444.793.888 14.464.813.550 14,90 -43.094.154.039 -38,63
3 Lợi nhuận thực hiện (VNĐ) 892.219.915 1.769.483.910 1.680.430.366 877.263.995 98,32 -89.053.544 -5,03
4 Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 892.219.915 1.450.711.867 1.680.430.366 558.491.952 62,59 229.718.499 15,83
5 VCĐ bình quân (VNĐ) 34.575.076.451 30.224.475.225 25.100.902.979 -4.350.601.226 -12,58 -5.123.572.246 -16,95
7 Hiệu suất sử dụng VCĐ 2,808 3,690 2,726786122 31,43 -26,11
8 Hàm lượng VCĐ 0,356 0,271 0,367 -23,91 35,33