GVHD: ThS Vũ Xuân Thủy
3.1.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
3.1.2.1. Những tồn tại
Trong công tác quản lý tài chính, mà vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất được công ty quan tâm chú ý nhưng dù đã cố gắng nhưng công ty vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế như sau:
- Cơ cấu vốn chưa hợp lý, tỷ trọng vốn cố định thấp, trong khi đó tỷ trọng vốn lưu động trong tổng nguồn vốn lại rất cao. Cụ thể như, năm 2010: giá trị vốn lưu động chiếm 83,19% tổng số vốn trong khi đó giá trị vốn cố định chỉ chiếm 16,81% tổng số vốn. Sang năm 2011: trong tổng cơ cấu vốn kinh doanh, VLĐ chiếm 87,45% và vốn cố định là 12,55% tổng số vốn. Đến Năm 2012: tỷ trọng vốn lưu động là 88,29% tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn cố định là 11,71% tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy công ty chưa chú trọng vào đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị, TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
chủ về tài chính của công ty còn kém.
- Công tác quản lý hàng tồn kho không tốt, có thể thấy tốc độ tăng hàng tồn kho trong năm 2011 là rất lớn tăng 71.5% so với năm 2010, đến năm 2012 lượng hàng tồn kho có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Với lượng hàng tồn kho lớn như trên sẽ dẫn đến hàng hóa bị ứ động không tiêu thụ được, việc luân chuyển vốn chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
- Mặt khác việc quản lý khoản phải thu của công ty cũng không hiệu quả, các khoản phải thu tăng mạnh ở năm 2011 tăng 30,23% so với 2010, sang năm 2012 tình hình khoản phải thu có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Việc quản lý khoản phải thu không tốt cho thấy, VKD của công ty bị chiếm dụng nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các khoản bán chịu - một trong các khoản phải thu lớn của công ty.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa được cao, ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp cụ thể, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động nói riêng, và hiệu quả sử dụng vốn tổng thể nói chung.
3.1.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Tình hình thị trường nhiều bất ổn, các hệ thống ngân hàng, tài chính gặp nhiều khó khăn…ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ, làm cho lạm phát nước ta tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, nợ xấu của các ngân hàng tăng cao…Do đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của vấn đề này, đặc biệt là trong vấn đề huy động vốn, nhiều doanh nghiệp phải huy động vốn với lãi suất rất cao để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Công ty cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam-VINALIFT cũng như các doanh nghiệp khác đều gặp phải khó khăn trong kinh doanh, do đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này chưa được ổn định và còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan
Khả năng phân tích tài chính còn hạn chế, thiếu một đội ngũ nguồn nhân lực giỏi để phân tích thị trường, điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty chưa có những biện pháp đề phòng cũng như bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh khác.
Công tác dự báo thị trường còn hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá mức, làm tăng chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản, chi phí lãi vay…dẫn đến vốn lưu động ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt, dẫn đến các khoản phải thu tăng qua các năm.
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn còn đơn giản, sơ sài và do khả năng chuyên môn hóa giữa các phòng ban còn hạn chế, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã được ban lãnh đạo đề cập và quán triệt nhưng hiệu quả của công tác này chưa thu được nhiều kết quả.
Công ty chưa chủ động trong chiến lược thu hút vốn từ các nguồn khác: huy động vốn từ chính các nhân viên trong công ty, chưa có những chính sách, ưu đãi riêng cho hình thức huy động vốn này dẫn đến các nguồn huy động vốn còn hạn chế.