PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNHVÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG NGÂN HÙNG (Trang 25)

C ần Thơ, n gày tháng năm

1. 3.2 Thời gian nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập trực tiếp từ thực tế của công ty, từ các tóm lược quyết toán, từ các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó các thông tin còn được thu thập qua sách báo, các tập chi xây dựng, báo điện tử,.v.v..Từ đó, được tổng hợp và chon lọc lại cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp phân tích sô liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là cách xem xét một chỉ tiêu xem xét bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chi tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so saxhs trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doah là các định xem chi tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.

Cách thức thực hiện:

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được ước lượng. Các chỉ tiêu được so sánh phải thỏa mản các điều kiện:

- Đồng nhất về không gian và thời gian - Thống nhất về nội dụng kinh tế - Thống nhất về phương pháp tính toán - Thống nhất về cách đo lường

Các loại phương pháp so sánh cụ thể như sau:

a. So sánh số tuyệt đối

Số tuyệt đối là kết quả của phép trù giữa trị sô của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chi tiêu kinh tế.

0

t

F F F

  

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích

F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

Số tuyệt đối là mức độ biều hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đói là cơ sở để tính các trị số khác.

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những khoản thời gian khác nhau, không gian khác nhau,… để thấy được mức đọ hoàn thành, quy mô phát triển,…của các chỉ tiêu kinh tế nào đó.

b. So sánh số tương đối

Số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

t/ 0 100

F F F

  

Từ phương pháp so sánh đó để biết được các nhân tố tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tùy theo mục đích, yêu câu cả phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp.

Có nhiều lại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà sử dụng thích hợp.

Số tượng đối nhiệm vụ kế hoạch: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra với mức đọ thực tế đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước vè một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế toán mà xí nghiệp phải phấn đấu.

Mức độ thực tế đạt được trong Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) = Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ kế hoạch trước

×100

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm: Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đã đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ảnh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh kế.

Mức độ thực tế đạt được trong Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) = Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ kế hoạch trước

×100

Số tương đối động thái có thể tính theo kỳ gốc liên hoàn hoặc cố định tùy theo mục đích phân tích. Nếu là kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phắt triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời gian kế tiếp nhau.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này thực chất là hình thức phát triển của phương pháp so sánh, nó có những đặc điểm sau:

- Một hiện tượng hoặc một quá trình kinh tế nào đó có thể phản ánh bằng chi tiêu kinh tế nào đó có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn đồi hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải giả định các nhân tố khác không đổi.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với các chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học, trong đó các nhân tố được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng.

- Lần lượt thay thế số kế hoạch bằng số thực tế của các nhân tố theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng. Mỗi lần thay thế tính lại các chỉ tiêu phân tích rồi so sánh với các chỉ tiêu phân tích đã tính ở mức trước để xác đinh mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.

Tổng quát phương pháp:

Ta có đối tượng phân tích là Gọi: Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích

Đối tượng phân tích được xác định là QQ1Q0

Giả sử các nhân tố: a, b, c đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và nhân tố a phản ánh về lượng trình tự đến nhân tố c phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố như sau:

- Kỳ gốc: Q0 a0b0c0d0

- Kỳ phân tích: Q1 a1b1c1d1

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế

Bước 1(đối với nhân tố a): thế a0b0c0d0bằng a1b0c0d0. Khi đó, mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là:

1 0 0 0 0 0 0 0

a a b c d a b c d

        

Bước 2 (đối với nhân tố b): thế a1b0c0d0bằnga1b1c0d0. Khi đó, mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là:

1 1 0 0 1 0 0 0

b a b c d a b c d

        

Bước 3 (đối với nhân tố c): thế a1b1c0d0bằnga1b1c1d0

1 1 1 0 1 1 0 0

c a b c d a b c d

        

Bước 4 (đối với nhân tố d): thế a1b1c1d0bằnga1b1c1d1

1 1 1 1 1 1 1 0

d a b c d a b c d

Tổng cộng:        a b c d a1b1c1d1a0b0c0d0

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG NGÂN HÙNG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Công ty TNHH Ngân Hùng là một doanh nghiệp tư nhân. Đây là một trong những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Tên Công Ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG

NGÂN HÙNG

Địa chỉ trụ sở: Số 6 Nguyễn Văn Cừ nối dài, khu vực 3, Cồn Khương, phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Điện thoại: 07106 251704 Fax: 07106 251704

Website: vlxdnganhung.com Vốn điều lệ: 22.000.000.000 đồng Giám đốc: Đỗ Mạnh Cường

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, buôn bán vật liệu xây dựng, hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy. Đặc biệt, hoạt động chính của công ty là xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, xây lắp mặt bằng.

Tổng số lao động là 213 người

Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty được thành lập theo giấy phép của Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 12 tháng 08 năm 2003, đăng ký lại và thay đổi lần thứ 14 ngày 05 tháng 09 năm 2012.

Sau gần 10 năm hoạt động công ty đã trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm, từ những non kém bước đầu công ty đã từng bước đạt được những thành công lớn.

Và rồi lại hòa mình vào sự khó khăn của kinh tế nước nhà, công ty đã từng bước vươn lên chống lại những thách thức đáng sợ, từng bước khẳng định sự ổn định trong môi trường canh tranh khóc liệt, vượt qua cuộc khủng hoảng chung của tình hình kinh tế nói chung và xây dựng – bất động sản nói riêng. Đến nay, công ty là một trong những thương hiệu lớn trong thị trường xây dựng của thành phố Cần Thơ.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

3.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Ngân Hùng có lực lượng công nhân viên có nâng lực và nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh vật liệu xây dựng và trong sản xuất xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong đó tổng số cán bộ và công nhân viên là 213 người hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực:

+ Trong lĩnh vực sản xuất: Kỹ sư xây dựng: 10 người, kỹ sư cơ khí 1 người, kỹ sư cầu đường 2 người, kỹ sư điện 3 người, kỹ sư cấp thoát nước 2 người, kỹ sư trắc địa và bản đồ 02 người, cử nhân kế toán 3 người, các tổ đội thi công và công nhân 156 người.

+ Trong lĩnh vực kinh doanh: Cử nhân kinh tế 5 người, quản trị kinh doanh 3 người, bộ phận lái xe và công nhân bốc xếp 32 người.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính

3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng bán hàng

3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

- Giám đốc: giám sát điều hành phó giám đốc và các phòng ban

- Phó giám đốc: chỉ đạo các phòng ban, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phòng kế toán: ghi chép, xử lý sổ sách, xử lí các nghiệp vụ phát sinh của công ty.

- Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu thực hiện các bản vẽ các công trình đấu thầu và các công trình khác. Đồng thời giám sát các công trình thi công.

- Phòng kinh doanh: Đề ra phương hướng hoạt động, lập dự toán, chũng như thanh lí quyết toán của công trình và các quyết toán có liên quan.

- Phòng bán hàng: Thực hiện tìm kiếm khách hàng, thực hiện mua bán.

3.2.2.3 Cơ cấu tổ chức kế toán

a. Chế độ kế toán công ty áp dụng

- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng

- Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ - Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền - Hệ thống sổ sách tại công ty sử dụng hình thức nhật ký chung

b. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, tất cả công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp, chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo thông tin kinh tế ... đều được tâp trung ớ phòng kế toán công của ty.

Công ty đang sử dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung trên phần mềm kế toán. Đây là phần mềm do công ty đặt hàng thiết kế để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quy mô hoạt động và nhân sự của công ty.

c. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng tù kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài

khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Ghi chú

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.2: Sơ đồ kế toán trên máy tính

Máy vi tính BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN + Sổ tổng hợp + Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM

KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ

d. Sơ đồ phòng kế toán

e. Chức năng, nhiệm vụ của nhân sự phòng kế toán

Kế toán trưởng là người tổ chức, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các hoạt động kế toán. Phân công công việc của các nhân viên phòng kế toán. Lập các báo cáo tài chính. Kế toán trưởng tư vấn cho giám đốc về phương hướng hoạt động của công ty.

Kế toán tổng hợp hạch toán tiền lương, tập hợp tính giá thành công trình, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp,...

Kế toán thanh toán theo dõi các tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả.

Kế toán kho có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hoàng hóa, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, kê khai thuế GTGT.

Thủ quỹ có trách nhiệm quản lí tiền mặt, lập sổ quỹ tiền mặt để theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt. Định kỳ kiểm kê đối chiếu số thực tế với sổ sách và với kế toán thanh toán.

3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

3.3.1 Chức năng

Công ty chuyên kinh doanh các loại vật liệu xây dựng và sản xuất xây dựng dân dụng và công nghiệp với lực lượng nhân công có kinh nghiệm lâu năm trong ngành như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, kỹ sư cầu đường, kiến trúc sư, kỹ sư trắc địa và bản đồ, cử nhân kế toán, và lực lượng thi công – công nhân hơn 156 người.

Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Thủ quỹ

Hình 3.3: Sơ đồ phòng kế toán tại công ty

Kế toán kho Kế toán trưởng

3.3.2 Nhiệm vụ

Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, chế độ kế toán, tiền lương,.v.v. của nhà Nước ban hành.

Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chất lượng phục vụ tốt các nhu cầu có liên quan của khách hàng.

Thực hiện tốt thu nhập theo lao động, đảm bảo mức lương tối thiểu, chăm lo đời sống vật chất cho công nhân viên.

Thực hiện một cách đầy đủ, đảm bảo về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tài nguyên của đất nước.

Tạo môi trường bình đẳng, nâng cao tinh thần đoàn kết của các thành viên trong công ty.

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNHVÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG NGÂN HÙNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)