Các đề xuất:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp và thiết bị điện nước Miền Bắc (Trang 49)

3.2.1.1. Giải pháp 1: Tăng doanh thu.

Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu. Trong công ty, hoạt động BH&CCDV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận. Do đó, để tăng lợi nhuận công ty cần phải tăng doanh thu, hay nói cách khác là phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

Cách thức thực hiện:

- Tích cực mở rộng thị trường: công ty cần phải không ngừng tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới để khai thác và tối đa hóa doanh thu cho công ty. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Việt đã mở rộng địa bàn các công trình xây dựng ra các tỉnh, các thành phố trong cả nước, tuy nhiên thị trường chủ yếu vẫn là các tỉnh miền Bắc, còn thị trường miền Trung và miền Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, công ty cần tăng cường tiếp cận thị trường miền Trung và miền Nam hơn nữa, để góp phần nâng cao doanh thu doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng công trình: sản phẩm tiêu thụ của công ty chủ yếu là các công trình công nghiệp, công trình dân dụng, hạ tầng có giá trị lớn. Do đó, chất lượng mỗi công trình là mục tiêu hàng đầu của công ty. Nâng cao chất lượng công trình thúc đẩy tăng số lượng tiêu thụ, dẫn đến tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Đồng thời việc đảm bảo chất lượng công trình là lời quảng cáo hữu hiệu nhất hình ảnh, uy tín của công ty đến các chủ đầu tư, từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường.

- Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu: Trong những năm qua, công tác tiếp thị đấu thầu chưa được lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao, trong khi công tác này lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần thu thập và tổng hợp thông tin về thị trường xây dựng, căn cứ vào kế hoạch xây dựng của Nhà Nước, các ban ngành địa phương, nhu cầu xây dựng của các doanh nghiệp. Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, đánh giá các mặt mạnh yếu của họ để có chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Tìm hiểu các chủ đầu tư, sử dụng các hình thức để giới thiệu, quảng cáo hình ảnh công ty đến các chủ đầu tư.

3.2.1.2. Giải pháp 2: Tăng cường công tác quản lý chi phí.

Trong nền kinh tế thị trường canh tranh gay gắt, để đạt được những mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp cần quan tâm đến hai vấn đề chất lượng và giá cả. Nếu chỉ quan tâm

đến chất lượng sản phẩm mà không quan tâm đến việc quản lý chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp rất khó để đạt được lợi nhuận. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản, trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện:

- Giá vốn hàng bán: Trong điều kiện giá bán đầu ra không thay đổi, nếu giá mua đầu vào thấp hơn sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm đi. Để giảm tối thiểu chi phí giá vốn hàng bán, công ty cần phải chủ động trong việc mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, cần có đội ngũ chuyên môn tìm hiểu, đánh giá thị trường để từ đó lựa chọn nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Đội ngũ chuyên gia này phải am hiểu sâu về các lĩnh vực vật tư kỹ thuật, am hiểu thị trường. Có như vậy công ty mới dễ dàng thẩm định được chất lượng sản phẩm, giá mua hợp lý.

Trong giá vốn hàng bán bao gồm giá mua, chi phí mua và thuế nhập khẩu. Công ty có thể chủ động giảm giá mua bằng cách tìm các nguồn hàng có giá mua thấp nhất. Ngoài ra, công ty cần chú ý tiết kiệm các khoản chi phí mua như chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, bảo quản, chi phí bảo hành.... Công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hóa sao cho tối thiểu hóa được chi phí.

- Chi phí quản lý công ty: Đối với các khoản chi tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... là các khoản chi dễ bị sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm, rơi vào tình trạng lãng phí hoặc lợi dụng làm việc tư. Vì vậy, công ty cần đề ra các nội quy quy định việc sử dụng các khoản chi phí này sao cho tiết kiệm nhất, việc sử dụng phải đúng mục đích, phục vụ cho công việc của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần có các biện pháp nâng cao ý thức tiết kiệm cho toàn bộ CBCNV công ty trong quá trình sử dụng, mỗi cá nhân phải có ý thức tự góp phần vào lợi ích chung của công ty, không dùng phương tiện chung để phục vụ cho lợi ích riêng.

Chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi công tác phí, chi thủ tục hành chính.... Chi phí bằng tiền tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng chi phí SXKD. Các khoản chi phí này rất dễ bị lạm dụng trong chi tiêu, chi vượt quá định mức, vượt quá kế hoạch,

lợi dụng việc công chi cho việc tư. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ, việc tăng các khoản chi phí này phải hợp lý, phục vụ cho hoạt động của công ty, không được lãng phí.

3.2.1.3 Giải pháp 3: Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Việt luôn xác định con người là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Do vậy, để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu SXKD trong giai đoạn tới thì việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty.

Cách thức thực hiện:

- Xây dựng nguồn nhân lực công ty vững chắc: nguồn nhân lực là khâu then chốt trong mọi hoạt động sản xuất, công ty cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động làm việc một cách thuận lợi nhất. Công ty nên thường xuyên có những chính sách đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên. Đồng thời phải dứt khoát giảm lượng công nhân viên làm việc không hiệu quả, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động của công ty để xây dựng một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả hơn, góp phần nâng cao lợi nhuận công ty trong thời gian tới.

- Nâng cao các trang thiết bị phục vụ công trình: Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc đó có thể tăng năng suất lao động nhân viên, tiết kiệm thời gian, thúc đẩy tiến độ thi công công trình... giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Đồng thời, công ty cũng nên chú ý đến việc nâng cấp các loại thiết bị máy móc vẫn sử dụng tốt, nhằm giảm chi phí sản xuất tối đa cho công ty.

3.2.1.4 Giải pháp 4:Quản lý tốt các khoản phải thu, nâng cao năng lực thu hồi công nợ

Xuất phát từ hạn chế của công ty trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn lưu động. Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Giải pháp này nhằm giúp công ty giảm được số vốn đang bị

khách hàng chiếm dụng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Cách thức thực hiện:

Quản lý tốt các khoản phải thu hiện tại. Đồng thời đưa ra những ràng buộc chặt chẽ trong quá trình ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng để hạn chế tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng.

Với những khách hàng lẻ, tiến hành thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ với những khách hàng lẻ nhưng thường xuyên.

Với những khách hàng lớn, cần tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của họ, cần quy định chặt chẽ về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp và thiết bị điện nước Miền Bắc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w