THỰC TRẠNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 60)

Trong những năm qua, pháp luật về bán đấu giá tài sản đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc củng cố và phát triển các tổ chức bán đấu giá tài sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần thống nhất pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản và đáp ứng phần lớn nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực này.

Sau bốn năm thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, hoạt động bán đấu giá tài sản đã đạt được những kết quả đáng kể. Số vụ việc ủy quyền bán đấu giá tài sản, giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều so với giá khởi điểm ngày càng tăng, thu ngân sách nhà nước thông qua bán đấu giá tài sản đạt hiệu quả ngày càng cao, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân có tài sản bán đấu giá ngày càng được bảo đảm. Hoạt động bán đấu giá tài sản đã góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác thi hành pháp luật thông qua bán đấu giá tài sản thi hành án, bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước và các tài sản nhà nước khác.

Mặc dù đã có nghị định 17/2010/NĐ-CP ra đời thay thế những điểm bất cập còn tồn tại ở Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật và thực tiễn hoạt động bán đấu giá tài sản cũng còn những vấn đề bức xúc, đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ hơn cho hoạt động bán đấu giá tài sản. Trong thời gian qua, thực trạng của hoạt động bán đấu giá tài sản diễn ra như sau:

* Về tổ chức bán đấu giá tài sản

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp có thu do Sở Tư pháp quản lý, được thành lập mới theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh (Hòa Bình, Ninh Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Hậu Giang...) hoặc trên cơ sở chuyển giao bộ phận đấu giá, nhiệm vụ đấu giá từ Trung tâm tư vấn tài chính, thẩm định giá thuộc Sở Tài chính (Hưng Yên, Bắc Ninh...) hoặc trên cơ sở kiện toàn lại Trung tâm bán đấu giá tài sản đã có trước đây (Quảng Ninh, Tiền Giang, Hà Nam...). Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng đề án kiện toàn tổ chức, tăng cường hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Nhiều tỉnh đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Đà Nẵng, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Phước, Ninh Thuận, Đồng Nai, Hải Dương...).

Hiện nay, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã được thành lập ở 63 tỉnh, thành phố. Tổng số cán bộ của các Trung tâm hiện nay là 350 người, trong đó có 295 cán bộ trong biên chế nhà nước và 55 người làm việc theo chế độ hợp đồng. Số lượng đấu giá viên của các Trung tâm là 193, trung bình có 3 đấu giá viên/trung tâm. Hầu hết cán bộ của các Trung tâm đều đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ pháp lý, lý luận chính trị và năng lực công tác. Số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 263, chủ yếu là chuyên ngành luật và kinh tế.

Trong quá trình củng cố, kiện toàn các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, một số tỉnh đã thực hiện việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Trung tâm của địa phương mình. Theo báo cáo của các Sở Tư pháp địa phương, hiện nay, có 6 Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

của Chính phủ về tự chủ tài chính (Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương). Có 5 Trung tâm tự bảo đảm một phần kinh phí (Hải Dương, Đà Nẵng, Bắc Kạn, Bình Định, Lạng Sơn). Số còn lại tuy cũng là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng vẫn đang được đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Nhìn chung, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản các tỉnh, thành phố đã có khá đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu của công tác bán đấu giá tài sản. Đặc biệt, một số Trung tâm được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại như hệ thống âm thanh, máy chiếu, màn ảnh rộng bảo đảm phục vụ tốt cho công tác bán đấu giá tài sản.

- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản, đến nay số lượng doanh nghiệp đã tăng đáng kể, đặc biệt nhanh chóng trong năm

2007 và năm 2008. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp trong cả nước là 100,

trong đó riêng Hà Nội có 36 doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh có 25 doanh nghiệp, Đà Nẵng có 23 doanh nghiệp, Cần Thơ và Hải Phòng có 2 doanh nghiệp và 12 địa phương khác mỗi địa phương có 1 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp bắt đầu mở chi nhánh cả trong và ngoài tỉnh. Tổng số đấu giá viên của các doanh nghiệp hiện nay là 228 người. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển, nguồn tài sản bán đấu giá dồi dào. Mặt khác, đa số doanh nghiệp bán đấu giá kinh doanh đa ngành nghề, trong đó bán đấu giá chỉ là một lĩnh vực đăng ký kinh doanh mới được bổ sung, do vậy tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp này chưa cao và quy mô doanh nghiệp còn tương đối nhỏ. Theo con số thống kê, hiện nay chỉ có 04 doanh nghiệp chuyên bán đấu giá gồm: Công ty Cổ phần đấu giá Thăng Long (Hà Nội), Công ty cổ phần Bán đấu giá Toàn Quốc (Hà Nội), Công ty trách nhiệm hữu hạn đấu giá Chinh Phong (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt

Thành Vinh (Hòa Bình). Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp đấu giá hoạt động không hiệu quả, đăng ký đa dạng nhiều ngành nghề trong đó có đấu giá tài sản nhưng không hoạt động đấu giá, điển hình như ở Đà Nẵng có 23 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bán đấu giá tài sản nhưng không có một doanh nghiệp nào có hoạt động bán đấu giá tài sản trên thực tế. Hai doanh nghiệp

đấu giá đã ngừng hoạt động: Công ty cổ phần bán đấu giá Sông Hồng, Công

ty trách nhiệm hữu hạn Công Minh.

- Hội đồng bán đấu giá tài sản

Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện gồm có đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định tịch thu tài sản, đại diện phòng Tài chính, phòng Tư pháp cấp huyện và đại diện các cơ quan có liên quan.

Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt bao gồm đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản, cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tuy nhiên, trong thực tế thì Hội đồng bán đấu giá tài sản được thành lập và duy trì với nhiều hình thức khác nhau ở mỗi địa phương. Bên cạnh Hội đồng bán đấu giá tài sản được thành lập theo quy định tại Điều 19 và 20 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, các loại Hội đồng khác hiện đang được duy trì là Hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản cấp tỉnh, Hội đồng định giá, bán

đấu giá cấp huyện để tổ chức bán đấu giá tài sản của Nhà nước và tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính.

Ngoài ra, theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, còn thành lập các Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất các cấp để bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Hội đồng bán đấu giá tài sản làm việc theo chế độ tập thể, theo vụ việc, thường do đại diện cơ quan Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế, Hội đồng bán đấu giá tài sản có tính chuyên nghiệp không cao, trước đó, không có đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, nhưng lại bán đấu giá rất nhiều loại tài sản có giá trị lớn đặc biệt là quyền sử dụng đất.

* Kết quả hoạt động bán đấu giá tài sản

- Kết quả của Trung tâm (tổng hợp từ 51 tỉnh, thành phố từ năm 2005 đến nay)

Kể từ khi thành lập, hoạt động của các Trung tâm đã ngày càng đi vào nề nếp, đáp ứng được nhu cầu bán đấu giá tài sản tại địa phương. Trung tâm đã tích cực cải tiến lề lối làm việc, hợp lý hóa các khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ, rà soát, hoàn thiện các biểu mẫu, quy trình, quy chế liên quan để đáp ứng yêu cầu của công tác bán đấu giá tài sản.

Loại tài sản mà Trung tâm bán khá đa dạng nhưng phổ biến nhất là tài sản thi hành án, tài sản tịch thu do vi phạm hành chính. Ngoài hai loại tài sản phổ biến này, một số trung tâm còn bán đấu giá quyền sử dụng đất, bán tài sản nhà nước, tài sản của cá nhân, tổ chức.

- Số hợp đồng ủy quyền đã ký: 15.064 Hợp đồng - Số hợp đồng đã thực hiện xong: 9.260 Hợp đồng

- Tổng giá trị tài sản tính theo giá khởi điểm: 4310,58 tỷ đồng - Tổng giá trị tài sản đã bán đấu giá thành: 4842,89 tỷ đồng - Giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm: 532,31 tỷ đồng.

- Kết quả của Hội đồng các cấp (của 16 tỉnh, thành phố từ năm 2005 đến nay)

Hội đồng đấu giá tài sản cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập và bán đấu giá nhiều loại tài sản khác nhau như: tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản tịch thu do vi phạm hành chính.

+ Tổng số vụ việc: 8.687

+ Giá khởi điểm: 3606,22 tỷ đồng + Giá đã bán: 4119,33 tỷ đồng

+ Chênh lệch so với giá khởi điểm: 513,11 tỷ đồng.

- Kết quả của Doanh nghiệp (theo báo cáo của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh)

Các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phần lớn là kinh doanh đa ngành. Các doanh nghiệp thực hiện việc bán đấu giá tài sản khá phong phú bao gồm: tài sản thi hành án, tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tài sản bảo đảm, tài sản của cá nhân, tổ chức.

Đồng thời với thực trạng trên thì pháp luật còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm cần xem xét như :

+ Theo quy định của pháp luật, việc định giá tài sản phải căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá là rất khó. Tài sản công khi là giá trị quyền sử dụng đất theo bảng giá đất do tỉnh, thành phố ban hành thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, được vận dụng nhân hệ số K, nếu tùy tiện sẽ dẫn đến và thực tế đã dẫn đến hậu quả là thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Cũng với bất động sản, nhưng nếu là của người phải thi hành án của các

bản án hình sự thì khó mà bán đấu giá được do tâm lý, mê tín. Việc định giá giá trị quyền sử dụng đất với quy hoạch xây dựng được phê duyệt, nếu có những khuất tất sau bán đấu giá thành sẽ dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước hoặc sạt nghiệp người mua.

+ Khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để

đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điều 326 Bộ luật Dân sự quy định: "Cầm cố tài

sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự". Khoản 1, Điều 432 quy định: "Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp". Theo những quy định trên thì khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điểm chung của hai loại hình này theo quy định là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên đối với thế chấp tài sản nếu pháp luật có quy định thì việc thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo.

Như vậy có thể thấy cầm cố tài sản được dùng cho các giao dịch là các loại động sản thông thường và thế chấp tài sản được áp dụng đối với những loại tài sản có giá trị lớn là các bất động sản và động sản có đăng ký quyền sở hữu. Do đó, nếu pháp luật có quy định về việc thế chấp đối với từng loại tài sản nhất định thì việc thế chấp đó phải được công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký giao dịch đảm bảo. Trên thực tế hiện nay việc thế chấp tài sản hiện đang được sử dụng rất thông dụng trong các giao dịch đảm bảo, nhất là trong giao dịch với các ngân hàng thương mại. Điều 336 và 355 Bộ luật Dân sự quy định:

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố [27].

Nếu là động sản thông thường thì trên thực tế sẽ thuộc về người nhận cầm cố nếu đến hạn mà người cầm cố không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đối với thế chấp tài sản thì lại không đơn giản, bởi tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Người nhận thế chấp phải yêu cầu bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện. Nhưng trên thực tế thì người nhận thế chấp phải trải qua giai đoạn khởi kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp. Khi đã thắng kiện thì việc thi hành án cũng không hề đơn giản dẫn đến tiền vốn của tổ chức tín dụng bị chiếm dụng vô thời hạn gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ cho riêng tổ chức này mà cả nền kinh tế nói chung. Quy định của pháp luật chưa có cơ chế triển khai thực hiện trong thực tế dẫn

Một phần của tài liệu Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)