Hình thức bán đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 47)

Đấu giá tài sản đã ra đời từ rất lâu, gắn liền với quá trình trao đổi hàng

hóa của con người. Những tài sản đưa ra đấu giá có thể có giá trị nhỏ hoặc giá trị lớn như bất động sản. Trên thế giới có rất nhiều hình thức bán đấu giá, theo truyền thống, đấu giá bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

Bán đấu giá theo phương thức nâng giá. Đây là hình thức bán đấu giá được cho là hình thức phổ biến nhất. Những người tham gia đấu gia công khai chống lại nhau, với mỗi lần trả giá tiếp theo cao hơn giá trước đó. Một tổ chức bán đấu giá có thể thông báo giá, người tham gia trực tiếp trả giá hoặc ủy quyền, hoặc hồ sơ có thể được gửi bằng điện tử với mức giá cao nhất. Việc đấu giá kết thúc khi người tham gia không trả giá thêm. Ngoài ra, nếu người bán đã đưa ra một mức giá bán tối thiểu trước (giá đề nghị) và giá cuối cùng không đạt tới mức đó thì mặt hàng đó vẫn không được bán. Việc bán đấu giá ở Anh thường được sử dụng cho tài sản, nổi bật nhất là đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật, ngoài ra, còn hàng thùng và bất động sản.

Đấu giá kín theo giá đầu tiên, ở loại hình bán đấu giá này, tất cả những người tham gia đồng thời đặt giá, không có ai biết giá của bất kỳ ai. Người trả giá cao nhất sẽ mua được món hàng. Loại hình bán đấu giá này khác so với bán đấu giá ở Anh, trong đó người tham gia chỉ có thể đưa ra một giá. Hơn nữa, vì người tham gia không thể xem giá của người tham gia khác nên họ không thể điều chỉnh giá của mình cho phù hợp. Đấu giá kín theo giá đầu tiên thường được sử dụng với việc đấu giá các hợp đồng chính phủ và cho thuê khai thác mỏ.

Đấu giá kiểu Vickrey đưa ra bởi William Vickrey, giáo sư Đại học Columbia, người đạt giải Nobel Kinh tế năm 1996. Mọi người tham gia có thể

trả giá nhiều lần không theo thứ tự lần lượt, người trả giá cao nhất sẽ thắng chung cuộc và chỉ phải mua món hàng với giá của người trả giá cao thứ nhì. Phương pháp này thúc đẩy những người tham gia đấu giá trả giá đúng với giá trị thực của món hàng. Trong thực tế đấu giá Vickrey hiếm khi được sử dụng. Đấu giá nhượng quyền. Đây là hình thức đấu giá dài vô hạn định, dành cho những sản phẩm có thể được tái bản (bản thu âm, phần mềm, công thức làm thuốc), người đấu giá đặt công khai giá lớn nhất của họ (có thể điều chỉnh hoặc rút lại), người bán có thể xem xét kết thúc cuộc đấu giá bất cứ lúc nào khi chọn được mức giá vừa ý. Những người thắng cuộc là những người đặt giá bằng hoặc cao hơn giá được chọn, và sẽ nhận được phiên bản của sản phẩm.

Đấu giá kiểu Mỹ. Sự định giá của người mua là một tập món hàng với số lượng và chủng loại khác nhau (gọi là tổ hợp). Ví dụ, nếu bánh xe đạp và khung xe được bán rời ra trong một cuộc đấu giá, thì đối với người ra giá 1 tổ hợp bao gồm 1 bánh xe hoặc 1 khung xe chẳng có giá trị gì cả, nhưng 2 bánh xe và 1 khung xe thì lại đáng giá đến $200. Nếu bị buộc phải mua từng phần trong những cuộc đấu giá khác nhau, người ra giá có thể gặp trường hợp oái oăm: thắng được một số món được rao bán trước nhưng lại thua khi đấu những món được rao bán sau; mặt khác, thua ngay trong cuộc đấu giá đầu tiên thì chắc chắn anh ta sẽ không có được tổ hợp mong muốn. Tình thế này có để được giải quyết bằng cách bán tất cả các món đồng thời và cho phép người mua đăng ký ra giá cho một tổ hợp các món hàng. Sự ra giá theo tổ hợp như vậy sẽ đề nghị một giá để trả cho tất cả các món trong tổ hợp, nếu thắng thì có được tổ hợp, ngược lại sẽ không phải mua bất cứ món gì trong tổ hợp

Đấu giá ra giá duy nhất. Trong hình thức này, người đấu giá sẽ đưa ra giá không rõ ràng, và được cung cấp một phạm vi giá mà họ có thể đặt. Một mức giá duy nhất có thể cao nhất hoặc thấp nhất từ các các mức giá được ra giá sẽ thắng cuộc. Ví dụ, nếu một cuộc đấu giá quy định mức giá cao nhất là 10; năm giá cao nhất là 10, 10, 9, 8, 8 thì 9 sẽ là giá thắng cuộc vì là người ra

giá duy nhất đạt giá cao nhất. Hình thức này phổ biến trong các cuộc đấu giá trực tuyến.

Đấu giá trần, tài sản có thể không được bán nếu giá cuối cùng là không đủ cao để đáp ứng yêu cầu của người bán. Trong những trường hợp giá khởi điểm được biết đến người bán đấu giá, nhưng không nhất thiết phải đến những người tham gia, có thể đã được thiết lập trước theo những tài sản không được phép bán ra. Một phiên đấu giá trần an toàn hơn cho người bán hơn khi họ không bắt buộc phải chấp nhận một mức giá thấp, nhưng khả năng này có thể dẫn đến một mức giá cuối cùng thấp hơn, nếu điều này có nghĩa là lợi ích kém hơn là tình trạng chung trong việc mua bán.

Đấu giá ngược là một loại hình bán đấu giá, trong đó vị thế của người mua và người bán được đảo ngược, với mục tiêu chính để giảm giá mua. Trong một cuộc bán đấu giá thông thường (còn được gọi là đấu giá chuyển tiếp), người mua cạnh tranh để có được một hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong một phiên đấu giá ngược, người bán cạnh tranh để cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách cung cấp báo giá dần dần thấp hơn. Vào cuối buổi đấu giá, người ra giá thấp nhất sẽ thắng cuộc.

Đấu giá câm là một biến thể của một cuộc đấu giá ở Anh, giá thầu được viết trên một tờ giấy. Đấu giá này thường được sử dụng trong các sự kiện từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món hàng giống nhau, người tham gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế món hàng, họ có thể được biết hoặc không được biết có bao nhiêu người tham gia và giá mà họ đưa ra. Người trả cao nhất sẽ mua món hàng với giá mình đã đặt.

Bán đấu giá Hà Lan còn được biết là một cuộc đấu giá mở theo hướng giảm dần. Trong phiên đấu giá truyền thống ở Hà Lan, đấu giá đưa ra với một mức giá cao rồi hạ xuống cho đến khi người tham gia chấp nhận giá của phiên bán đấu giá. Những người tham gia mua được tài sản sẽ công bố giá cả. Bán đấu giá Hà Lan rất nổi tiếng nhất ví dụ như đấu giá Hoa tulip. "Bán đấu giá

Hà Lan" cũng đôi khi được dùng để mô tả đấu giá trực tuyến, nơi một số mặt hàng giống hệt nhau được bán đồng thời một số lượng tương đương. Vào năm 1720, xuất khẩu của Hà Lan tăng lên 10%, mà trong đó đấu giá chiếm một tỷ lệ rất lớn. Ngoài ra, đấu giá Hà Lan cũng đã được sử dụng để bán một số hàng hóa dễ bị hư hỏng như cá và thuốc lá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc bán đấu giá Hà Lan không được sử dụng rộng rãi.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin, ngoài các hình thức đấu giá trên còn có các hình thức đấu giá thông qua mạng Internet. Đấu giá thông qua mạng Internet là hình thức đấu giá mà việc trả giá và xét giá được thực hiện hoàn toàn thông qua mạng Internet.

Ở Việt Nam, Điều 13 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản quy định: Tổ chức bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói; đấu giá bằng bỏ phiếu; các hình thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận.

Trường hợp đấu giá bằng lời nói: Người điều hành yêu cầu những người tham gia đấu giá trả giá trực tiếp bằng lời, sau 03 lần nhắc lại giá của người trả giá cao nhất mỗi lần cách nhau 30 giây mà không có người nào trả giá cao hơn, người điều hành công bố người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất. Trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu kín thì người điều hành phát cho mỗi người đăng ký đấu giá một tờ phiếu và yêu cầu họ ghi giá muốn mua vào phiếu của mình, sau khi thu hết số phiếu đã phát ra, người điều hành công bố giá đã trả cao nhất của vòng đầu và tiếp tục phát phiếu cho những người tham gia ở vòng tiếp theo, mức giá cao nhất ở vòng trước được coi là giá khởi điểm của vòng sau.

Tuy nhiên thực tế hoạt động bán đấu giá tài sản trong những năm qua, hình thức bán đấu giá chủ yếu là hình thức đấu giá công khai bằng lời nói và hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu, hình thức đấu giá thông qua mạng Internet

hầu như chưa được áp dụng do người tham gia đấu giá chưa đáp ứng được yêu cầu của đấu giá qua mạng, thủ tục đăng ký tham gia qua mạng còn chưa chuyên nghiệp. Hơn nữa, chúng ta chưa có quy định điều chỉnh hoạt động đấu giá qua mạng Internet. Trong hai hình thức đấu giá được quy định nêu trên, hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói là hình thức đảm bảo công khai tốt nhất, người tham gia đấu giá được biết một cách chính xác giá mà người tham gia đấu giá khác đã trả, khả năng gian lận về mức giá là thấp nhất.

Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp với ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, tốn ít thời gian tổ chức đấu giá, được nhiều địa phương cho là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cho nên hiện nay hình thức này vẫn được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp tục duy trì và được quy định cụ thể trong các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trên thực tế có cả hình thức bỏ phiếu trực tiếp từng vòng và hình thức bỏ phiếu trực tiếp một vòng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong đấu giá cũng như đảm bảo việc đấu giá phản ánh đúng giá trị thực của đất đai cần phải áp dụng rộng rãi hình thức đấu giá bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng.

Một phần của tài liệu Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 47)