Những tồn tại và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vôn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (EMECO (Trang 49)

3.1.2.1. Những tồn tại cần khắc phục.

Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty cũng có những mặt tồn tại, yếu kém cần được khắc phục để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình phát triển của công ty được tốt hơn:

Cơ cấu vốn của công ty chưa hợp lý: là công ty thương mại và sản xuất nhưng VCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng VKD, năm 2012 VCĐ bình quân chiếm 42,44% trong khi đó VLĐ chiếm 57,56%. Năm 2013 VCĐ chiếm 43,53% và VLĐ chiếm 56,47%, như vậy cơ cấu vốn chưa hợp lý đã làm giảm hiệu quả sử dụng VKD.

Về hiệu quả sử dụng VKD: mặc dù tình hình tiêu thụ sản phẩm là tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng vốn kinh doanh làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm đi nhiều. Hệ số doanh thu, lợi nhuận trên VKD giảm, tốc độ luân chuyể vốn chậm.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ của công ty.trong năm 2012 chiếm 55,71% và năm 2013 chiếm 54,36% đều ở mức cao làm giảm tính linh hoạt của vốn, gây tình trạng ứ đọng, lãng phí nguồn lực vốn.

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ của công ty, tốc độ thu hồi vốn chậm cụ thể các khoản phải thu của khách hàng bình quân năm 2012 (2.662.487.705 đồng) chiếm 19,95% và năm 2013 (3.370.299.473 đồng) chiếm 23,5% trong tổng VLĐ, so với năm 2012 đã tăng 707.811.768 đồng, tỷ lệ tăng 26,58%. Do đó làm mất tính năng động của VKD, công ty bị chiếm dụng một

lượng vốn lớn. Như vậy đã làm giảm tốc độ chu chuyển VLĐ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh đặc biệt là nợ ngắn hạn vì vậy công ty nên xem xét tình trạng này để tránh bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài .

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.

Doanh thu tiêu thụ chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư.

Công ty chưa quản lý vốn chặt chẽ, công tác thu hồi công nợ thực hiện chưa tốt khiến công ty bị chiếm dụng vốn nhiều.

Việc xây dựng định mức hàng tồn kho chưa được thực hiện bài bản và sát với tình hình thực tế.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam tuy đã được khống chế nhưng vẫn còn tác động đến tình hình kinh tế trong nước. Mặc dù công ty vẫn giữa ở mức tăng trưởng nhưng chưa cao. Cuộc khủng hoảng cũng là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn cho công tác quản lý VKD như: quản lý vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu…và hàng loạt các khó khăn khác gặp phải.

Cơ chế tài chính ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay biến động không ngừng. Huy động vốn khó khăn, thanh toán hợp đồng gặp trở ngại. Gần đây vấn đề giao dịch ngoại tệ gần như không thực hiện được và nếu có thì chi phí rất cao.

Môi trường kinh doanh luôn biến động, tiềm ẩn nhiểu rủi ro, cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho công ty.

Công tác phân tích kinh tế đã được công ty bước đầu quan tâm xong vẫn chưa có nhân viên phân tích chuyên trách. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng VKD công ty chỉ mới đi phân tích những nội dung cơ bản, chưa đi sâu phân tích những chỉ tiêu chi tiết, như vậy công ty chưa thể đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn của mình. Ngoài ra, công ty chỉ so sánh kết quả đạt được của kỳ này với số thực hiện của kỳ trước mà chưa tổ chức so sánh giữa số thực với mức kế hoạch đề ra.

3.2. Đề xuất, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco). cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco).

Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco), có thế thấy được rằng toàn thể

công ty đã nỗ lực cố gắng và đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Công ty nên tiếp tục pháp huy các kết quả đạt được và tìm các biện pháp khắc phục các hạn chế. Trên cơ sở tìm hiểu các điểm còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại tại công ty, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Giải pháp thứ nhất: Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng VKD nói chung

công ty cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời nâng cao công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đó là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như không thể thiếu trong quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.

Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong quản lý kinh

doanh. Công tác kế hoạch trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay Công ty chỉ chú trọng vào việc bán hàng mà chưa lên bất kỳ một kế hoạch nào dài hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hệ thống và hiệu quả nhất.

Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm phòng kinh doanh, phòng kế toán và Ban giám đốc, nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn Công ty cần phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các kế hoạch chi tiết trong bản kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể từng năm nên bao gồm:

Kế hoạch, phương án về hàng hoá

Kế hoạch xem xét xem nên nhập chủng loại hàng hoá gì, vào thời điểm nào, phương thức thanh toán sao cho có hiệu quả nhất

Công ty phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về sử dụng TSCĐ, trích lập khấu hao, xem xét nhu cầu đầu tư đổi mới và bổ sung TSCĐ.

Về vốn lưu động:

Công ty phải đề ra định mức và phân phối đầu tư vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành đúng tiến độ kế hoạch chung toàn Công ty

Giải pháp thứ ba: đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường đào tạo đội ngũ cán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bộ công nhân viên

Bộ máy quản lý của Công ty hiện tại tương đối hợp lý và được phân cấp rõ ràng chức năng nhiệm vụ. Tuy nhiên cũng cần có sự kết hợp hài hoà hơn nữa giữa các bộ phận để tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Công ty cũng cần tuyển dụng và thường xuyên nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.

Hiện đội ngũ nhân viên kinh doanh của Công ty mới chỉ hoạt động ở mức giao hàng cho khách hàng, chưa có trình độ chuyên môn sâu để có thể tư vấn cho khách hàng nên dùng loại thép gì ở loại công trình nào. Nên việc đào tạo cho đội ngũ này là vô cùng cấp bách.

Để đảm bảo đội ngũ nhân viên có trình độ hiểu biết chuyên sâu về các sản phẩm thép công ty kinh doanh thì phương pháp hữu hiệu nhất là gửi Cán bộ kinh doanh đến các cơ sở sản xuất thép mà Công ty phân phối. Được chứng kiến quy trình sản xuất và học hỏi kiến thức từ những người trực tiếp sản xuất trình độ chuyên môn của họ sẽ được cải thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vôn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (EMECO (Trang 49)