BAN GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vôn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (EMECO (Trang 27)

ĐỐC (phụ trách chung)

Đặc điểm quy trình sản xuất: Công ty có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng và hình thức tự mua nguyên vật liệu và sản xuất để bán.

Cung cấp thiết bị, vật tư, thi công, lắp đặt, bảo hành điều hòa không khí cho các công trình trên cả nước, vd: Times city, nhà hát lớn, phủ Chủ Tịch ....

2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.

Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco) được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 và các luật khác có liên quan và Điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua.

Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh: bộ máy được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung với sự hỗ trợ của phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo, các phòng ban được chia theo chức năng quản trị nên có sự chuyên môn hóa cao. Các phòng ban có trách nhiệm quản lý bộ phận của mình đồng thời tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định.

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng Quản lý sản xuất

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám đốc: đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty. Có quyền điều hành, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính, các nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước.

Phó giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc trong việc ra quyết định, điều hành hoạt động các phòng ban và giám sát sản xuất.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng, kiện toàn bộ máy hành chính của công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính, quản trị.

Phòng Tài chính – Kế toán: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty; phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán theo đúng chế độ kế toán; lập báo cáo tài chính quyết toán quý, năm.

Phòng Kinh doanh: Hỗ trợ Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và các chính sách nhằm phát triển thị trường; tổ chức công tác phân phối, tiêu thụ sản phẩm; tìm đối tác ký kết hợp đồng mua bán.

Phòng Quản lý sản xuất: Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ; đảm bảo sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng – mẫu mã và đúng tiến độ. Tổ chức thu mua, tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vật tư, nguyên liệu, phụ tùng phục vụ cho sản xuất.

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ & xác định KQKD Kế toán tiền lương Kế toán CPSX & tính giá thành SP Kế toán tổng hợp

Kế toán trưởng: Chỉ đạo, kiểm tra và điều hành toàn bộ hệ thống công tác kế toán của công ty, ký duyệt các chứng từ, sổ sách, lập sổ sách, lập báo cáo theo đúng chế độ quy định.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào sổ lương và xác định thời gian, kết quả lao động của các nhân viên trong công ty. Tính và phân bổ lương, trích BHXH, BHYT, BHTN.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Thực hiện tập hợp chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, tính giá trị hàng xuất bán, ghi nhận doanh thu tiêu thụ và tiến hành xác định kết quả kinh doanh.

Kế toán tổng hợp: tính toán tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của công ty dựa trên các chứng từ gốc theo yêu cầu của công tác kế toán. Theo dõi công nợ và trực tiếp giao dịch với ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Thủ quỹ: Là người quản lý và chịu trách nhiệm về tiền mặt của công ty. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ, thủ quỹ có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt cho các đối tượng liên quan.

Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

Chế độ kế toán: Hiện nay Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Kỳ kế toán:từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm. Đồng tiền hạch toán: vnđ (Việt Nam Đồng)

Kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, Giá xuất hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công ty thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Kế toán tính khấu hao TSCĐ:TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Hình thức kế toán: Nhật ký chung trên phần mềm MISA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2012 và 2013.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco) đã có những bước phát triển nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu năm 2012, 2013 như sau:

Biểu số 2.1:Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 19.731.241.877 21.025.502.905 1.294.261.028 6,56 2. Tổng chi phí 17.321.417.214 18.479.132.627 1.157.715.413 6,68 3. LNTT 2.409.824.664 2.546.370.279 136.545.615 5,67 4. Thuế TNDN 602.456.166 636.592.569,6 34.136.404 5,67 5. LNST 1.807.368.498 1.909.777.709 102.409.211 5,67

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 và 2013)

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2013 là tốt hơn so với năm 2012. Cụ thể:

Tổng doanh thu của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.294.261.028 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,56%. Tổng chi phí năm 2013 so với năm 2012 tăng là 1.157.715.413 đồng tương ứng 6,68%, lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012 là 136.545.615 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,67%

Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2013 tăng so với năm 2012 là 102.409.211 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,67%. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 tốt.

2.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco). tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco).

2.1.2.1. Nhân tố khách quan a. Môi trường pháp lý.

Qua hơn 20 năm đổi mới, do đòi hỏi của thực tiễn khách quan và sức ép khi ra nhập WTO, môi trường pháp lý của nước ta đã có những tiến đổi đáng kể. Hiến pháp, các văn bản luật trong đó có luật doanh nghiệp liên tục được sửa đổi bổ sung để hoàn thiện và phù hợp hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển thuận lợi.

Từ năm 2011, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang áp dụng hình thức tự in hóa đơn. Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco)là một doanh nghiệp thương mại sử dụng nhiều hóa đơn, do đó công ty đã đặt in hóa đơn bên ngoài để sử dụng. Việc này đã tạo rất thuận lợi cho công ty giúp công ty có thể chủ động hơn, rút bớt được chi phí và thời gian.:

Hiện nay môi trường pháp lý của nước ta vẫn chưa được kiện toàn. Hệ thống các văn bản quy định pháp luật của chúng ta rất đồ sộ, nhưng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, rất dễ bị vô hiệu hóa bằng những công văn – một trong những văn bản dưới luật và việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt hiện nay là môi trường vô cùng thuận lợi cho hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Hệ thống khổng lồ những thủ tục hành chính, giấy phép vô lý… gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

b. Biến động của kinh tế vĩ mô.

Kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp. Đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát, thất nghệp tăng cao.

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm cả nước phải tập trung nguồn lực ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm giá trị của đồng tiền giảm mạnh, làm giá cả leo thang. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 18,6% kéo theo sự tăng giá của tất cả các mặt hàng, ảnh hưởng đến giá cả các nguyên liệu đầu vào, và giảm chi tiêu của người dân, điều này ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của công ty.

c. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Chính sách thuế của Nhà nước quy định các loại thuế và các mức thuế suất mà công ty sẽ phải nộp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những thay đổi của các loại thuế và mức thuế suất phải nộp sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thuế TNDN giảm từ 28% xuống còn 25% góp phần nâng cao lợi nhuận sau thuế của công ty, từ đó nâng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Chính sách về lãi suất, tín dụng ngân hàng: Để đáp ứng nhu cầu về vốn, công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco) đã tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có một lượng vốn vay không nhỏ là vốn vay Ngân hàng. Mức lãi suất cao làm giảm lợi nhuận của công ty và ngược lai. Với mức chính sách hỗ trợ lãi suất 3% cho các doanh nghiệp năm 2011 và 5% năm 2012 là một cơ hội thuận lợi để công ty có thể tiến hành vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với mức lãi suất ưu đãi.

d. Thị trường và hoạt động cạnh tranh.

Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco) là công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng ống gió, điều hòa không khí. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy công ty phải có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Từ đó, sẽ làm tăng tốc độ quay vòng của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco) còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như: môi trường tự nhiên ( thiên tai, bão lụt..), môi trường kỹ thuật, công nghệ...

2.1.2.2. Nhân tố chủ quan.

a. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco) hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ kinh doanh các sản phẩm ống gió, điều hòa không khí...Nhưng tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá cao (>50%), trong khi tỷ lệ vốn cố định chiếm tỷ trọng chưa tương xứng với nhu cầu sản xuất

kinh doanh. Đây là sự không hợp lý trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

b. Nhân tố con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là yếu tố có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới hiệu quả kinh doanh của công ty, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn. Trong những năm qua, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn khá đã giúp công ty tồn tại và kinh doanh hiệu quả, khẳng định được uy tín của công ty với khách hàng. Tuy nhiên công ty cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên để có thể thích nghi được với môi trường kinh doanh năng động như hiện nay.

Trình độ lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Đa số đội ngũ công nhân sản xuất của công ty chỉ có trình độ phổ thông, một số nhân viên kỹ thuật và quản lý có trình độ trung cấp trở lên, một số khâu nhân viên không làm đúng lĩnh vực được đào tạo do vậy hiệu quả lao động chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

2.2. Kết quả phân tích thực trạng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco). doanh tại công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco).

2.2.1. Kết quả phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua dữ liệu sơ cấp tại công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco). liệu sơ cấp tại công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (emeco).

2.2.1.1. Kết quả điều tra, khảo sát.

(Mẫu phiếu điều tra phụ lục số 05)

Số phiếu được chuẩn bị phát ra là 5 phiếu. Số phiếu được phát cho ban lãnh đạo công ty và nhân viên phòng kế toán. Gồm 12 câu hỏi:

STT Câu hỏi Ý kiến 1 Ý kiến 2 Ý kiến 3

SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%) 1

công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện nay có cần cho các doanh nghiệp hay không?

0 0 1 20 4 80

2

Công tác phân tích kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng tại công ty được đánh giá ở mức độ như thế nào?

0 0 5 100 0 0

hưởng lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty?

4

Hiện nay, nhân tố bên trong nào ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty?

1 20 1 20 3 60

5

Tình hình phân bổ vốn kinh doanh của công ty như hiện nay có hợp lý

không?

0 0 5 100 - -

6

Nghiên cứu, dự đoán nhu cầu của thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm có giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay không?

0 0 5 100 - -

7 Công ty có thường xuyên xem xét,

đánh giá tài sản cố định hay không? 0 0 0 0 5 100 8

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty có quan tâm đến vấn đề đi thuê tài sản cố định không?

0 0 5 100 0 0

9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xây dựng các chính sách thu hồi công nợ đã được công ty thực sự quan tâm hay chưa?

0 0 0 0 5 100

10 Việc đầu tư và trích khấu hao TSCĐ

như hiện nay có hợp lý hay không? 0 0 5 100 - - 11 Nhu cầu vốn kinh doanh của công ty

hiện nay có lớn hay không? 0 0 0 0 5 100

12

Mở rộng quan hệ đối tác với bạn hàng, với các đơn vị tài chính ngân hàng có cần thiết đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động hay không?

0 0 0 0 5 100

13

Vậy công ty có thực sự quan tâm đánh giá những kế hoạch cụ thể để mở rộng mối quan hệ hợp tác đó hay không?

=> Nhận xét: Qua bảng tổng hợp phiếu điều tra ta thấy rằng:

Công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là cần thiết cho công ty. Cơ cấu vốn của công ty vẫn chưa được phù hợp.

Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012. Công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Công tác phân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vôn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường (EMECO (Trang 27)