Biểu hiện trong kiến trúc

Một phần của tài liệu Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 69)

Sự dung hợp giữ Phật giáo với tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên không chỉ được thể hiện trong thực hành tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng, mà còn được thể hiện trong cách thức bài trí của kiến trúc ngôi chùa.

Ở Việt Nam, chùa như là sự hiện diện cho đời sống tâm linh của đại đa số người dân, nhất là dân sống trong các làng, được biểu hiện qua

câu nói “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Chùa được xây dựng khắp mọi nơi, từ miền quê hẻo lánh tới các thành phố, đô thị hiện đại. Trong cả nước nói chung và đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt Hà Nội nói riêng, hầu như làng nào, phường nào cũng có chùa. Trong số đó, nhiều ngôi chùa, vốn là chùa của làng, có lịch sử văn hóa lâu đời, nhưng tầm ảnh hưởng vươn rộng ra bên ngoài, trở thành trung tâm tín ngưỡng Phật giáo lớn của vùng, tỉnh thậm chí được cả nước biết đến như chùa Tảo Sách, Bồ Đề, Phúc Khánh, Đống Lim, Ngọc Lâm…

Những ngôi chùa đều do người dân xây dựng và là công việc trọng đại của cả làng. Đất để xây chùa bao giờ cũng phải chọn đất tốt. Việc chọn đất thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy cho rằng vị trí chỗ ở, thế đất có một ảnh hưởng lớn đối với con người sống trên đó. Quan niệm đó đã được thể hiện trong thơ của Không Lộ (?- 1119), nhà sư thời Lý” “Trạch đắc long xà địa khả cư”, nghĩa là “Chọn được thế đất rồng rắn, có thể ở yên”. Ta có thể thấy rõ cách chọn đất làm chùa qua một đoạn trong sách chùa theo quan niệm phong thủy An tượng tam muội tập, theo bản in thời Nguyễn cất giữ ở chùa Xiển Pháp, thôn An trạch, ở bên phải Văn Miếu Hà Nội:

“Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, hồ ao ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, lọng báu, hoặc có hình rồng, phượng quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Cũng lại nên cưỡi đảo lại (đảo kỵ), như là người cưỡi ngựa thì đầu ở phía trước. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo kỵ, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không, có minh đường đều được cả. Phía sau không nên có núi áp kề, thế là đất tốt. Còn cách chọn ngày tốt, giờ tốt thì nên dùng các sách Ngọc Hạp, Tư Cát xem cho kỹ lưỡng. Nếu được như thế mới có thể hưng hiển được đạo pháp, người trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có

công đức lớn, phúc ấm đến con cháu. Nếu không làm như thế thì về sau tất mau chóng đổ nát, không có công đức gì. Cho nên hãy cẩn thận”[64;2-3].

Nhìn chung, chùa Việt Nam thường được dựng ở những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp, hợp thế phong thủy. Tuy nhiên, chùa là thuộc về cộng đồng nên cần có những mối liên hệ với cộng đồng. Những mối liên hệ này

cũng đã quy định nơi dựng chùa. Theo Thiền đạo yếu học, là tác phẩm của

nhà sư Pháp Loa (1284 -1330), chép trong sách Tam Tổ thực lục, đã nói rõ mối liên hệ giữa nơi dựng chùa và người dân như sau:

“Khi đã liễu ngộ chính tông rồi thì chọn cảnh chùa mà trụ trì, tránh những nơi nước độc non thiêng. Cảnh có bốn điều: một là nước, hai là lửa, ba là lương thực, bốn là rau. Đây là bốn điều cần. Lại cũng nên biết cảnh không gần nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ào, mà xa thì không ai giúp đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, dễ dưỡng thần, nuôi tính, tâm linh sáng suốt, trường dưỡng thánh thai, để được chứng đạo, ấy là cứu cánh”[64;3].

Như vậy, từ lâu đời, người Việt Nam đã có ý thức rõ ràng về môi trường tự nhiên và xã hội của ngôi chùa. Chính vì vậy, trên thực tế cho thấy, phần lớn các ngôi chùa ở Hà Nội được xây dựng ở những nơi phong cảnh hữu tình, không gian thoáng đạt, yên tĩnh, gần các sông, hồ, nhưng lại gần với người dân như Chùa Bồ Đề được xây dựng cạnh Sông Hồng, chùa Tảo Sách, chùa Trấn Quốc được xây dựng cạnh Hồ Tây…

Đối chiếu cách chọn đất xây chùa nêu trên với cách chọn đất trong dân gian để xây nhà thờ tổ, đình, đền, miếu, am… đều cho thấy sự tương đồng, chịu ảnh hưởng của kiến trúc, phong thủy phương Đông. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ở cấp độ gia đình, dòng họ, việc xây dựng nhà thờ tổ (từ đường), cũng tuân theo thuật phong thủy. Theo quan niệm, nhà từ đường là nơi quy tụ linh khí quan trọng nhất của từng dòng họ, là địa điểm

tụ họp của nội tộc trong các ngày giỗ, tết… Do đó việc chọn đất và thế đất cũng phải rất kỹ càng. Từ đường phải được xây dựng trên thế đất cao ráo, bề thế, thâm nghiêm, u tịch, để tăng thêm vẻ uy linh, huyền ảo, nhưng cũng phải ở những nơi gần, để con cháu dễ dàng qua lại.

Đối với việc xây dựng nơi thờ tự thành hoàng làng (đình), những người có công với đất nước (đền)…, việc chọn đất cũng hết sức được coi trọng. Trong lịch sử phát triển, đình làng có sau chùa, nhưng sau khi xuất hiện và đi vào đời sống tín ngưỡng của nhân dân, đình làng dần thay thế chùa đảm nhiệm vai trò trung tâm văn hóa của cộng đồng làng xã. Trước kia, đình làng không chỉ là nơi thờ tự vị thành hoàng, nơi tổ chức hội làng…, mà còn là trụ sở chính của chính quyền làng xã, giải quyết nhiều công việc liên quan đến các thành viên trong làng. Tất cả đình làng của người Việt, đều được xây dựng ở khu đất cao ráo, thế “rồng chầu hổ phục” và thường ở trung tâm làng (giữa làng). Nhìn chung, trong tâm thức người Việt, việc chọn đất xây dựng chùa, đình và đền đều quan trọng, đó phải là mạch đất phong thủy tốt, sơn thủy hữu tình nhưng phải đảm bảo được vẻ thâm nghiêm, u tịch và linh thiêng.

Về kiến trúc, có thể thấy rằng giữa chùa, đình và đền… đều có những điểm tương đồng, có sự dung hợp, pha trộn lẫn nhau, mang phong cách của kiến trúc phương Đông, thể hiện được nét đặc sắc trong lối kiến trúc cổ của người Việt.

Chùa không phải là một ngôi nhà mà bao giờ cũng là một quần thể kiến trúc, gồm nhiều ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi chùa này mà người ta chia thành những kiểu kiến trúc chùa khác nhau. Kiểu chùa đơn giản nhất là kiểu chữ Đinh, có nhà chính điện hay thượng điện, tức ngôi nhà đặt các ban thờ Phật, nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà Tiền đường ở phía trước. Nhà bái

đường đôi khi cũng được gọi là chùa hộ, có lẽ vì ở đây thường có các tượng Hộ Pháp.

Phổ biến hơn cả là kiến trúc có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà Thiên hương, nơi nhà sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện được nối với nhau bằng nhà Thiên hương hay ống nuống như vậy, ta có kiểu chùa được gọi là kiểu chữ Công.

Kiểu chữ Nhị là kiểu chùa có hai nếp nhà song song với nhau. Ngoài ra một vài chùa có hình chữ Tam thường được gọi là chùa hạ, chùa trung và chùa thượng, như kiểu chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội…

Thực ra, tên những kiểu chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính trong các chùa, ngoài cụm kiến trúc này còn có những ngôi nhà khác như Nhà Tổ, nơi thờ Tổ Đạt Ma và các vị sư thường trụ trì ở chùa nay đã Tịnh hoặc nhà Tăng, nơi ở của các sư và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp, cổng Tam quan…

Tam quan là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Chùa thường có hai tam quan, một tam quan ngoại và một tam quan nội.

Ở miền Bắc có một kiểu chùa khá phổ biến là kiến trúc có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường (hay nhà bái đường) ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng) ở phía sau làm thành một khung chữ nhật bao quanh lấy nhà thiên hương nhà thượng điện hay các kiến trúc khác ở giữa. Kiểu chùa này được gọi là nội công ngoại quốc, có nghĩa là phía trong có hình chữ công còn phía ngoài có cái khung bao quanh như ở chữ Quốc.

Trên thực tế, các kiểu chùa nói trên đã có rất nhiều biến thể khác nhau, nhất là những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây. Nó thể hiện chùa Việt luôn gắn với cộng đồng làng xã người Việt. Ở một số chùa, phía

sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa Tiền Phật hậu Thần ở Bắc Bộ. Có chùa gác chuông ở phía trước, có chùa gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ngay trên cửa tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà Tổ. Ở một số chùa, có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác, các tháp lại ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng. Nói chung, kiến trúc chùa truyền thống người Việt khá đa dạng vì trước hết là nó được biểu hiện qua không gian văn hóa truyền thống của người Việt, nên phong cách kiến trúc của chùa thường là sự kết hợp giữa kiến trúc của Ấn Độ, Trung Quốc với kiến trúc địa phương nơi ngôi chùa được tạo dựng.

Bởi vậy, dù được xây theo kiểu kiến trúc nào thì nhìn chung, về cơ bản kiến trúc chùa Việt Nam mang đậm phong cách kiến trúc của làng xã người Việt, đó là sự đăng đối, hài hòa âm dương. Các gian thờ tự thường được bố trí theo số lẻ có thể là 3 gian hay 5 gian như chùa Bồ Đề, chùa Trấn Quốc, chùa Pháp Vân, và có thể là 7 gian, hai trái.

Cũng giống như chùa, từ đường, đình và đền là không gian thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ; cộng đồng làng xã và cả nước.

Trong phạm vi gia đình và dòng học, kiến trúc từ đường của người Việt xét theo phạm vi tế tự rộng, hẹp được thành 3 loại:

Đại tôn từ đường: nhà thờ đại tôn thủy tổ và các vị tiên tổ đời cao, khi chưa chia thành phân chi. Trong các tiểu chi nếu có những vị thần tổ linh hiển, hoặc các vị đỗ đạt cao, chức tước lớn, mặc dù về thế thứ đứng hàng thấp nhưng cũng được rước vào nhà thờ đại tôn thờ cùng với các vị thủy tổ, vì có công làm rạng danh dòng họ.

Bản chi đường: họ lớn qua nhiều đời chia thành nhiều tiểu chi, thì mỗi tiểu chi có một nhà thờ riêng, thờ tự vị tiên tổ đứng đầu khi xuất chi trở xuống. Trong nhà thờ tiểu chi thờ thần chủ vị đứng đầu chi, tiếp đến các

đời sau chỉ có dòng trưởng mới được thờ chính giữa, còn các tiên tổ dòng thứ dẫu đời cao hơn thuộc bậc chú, ông chú, cụ chú… cũng chỉ liệt thờ hai bên, phối tế, gọi chung là “tả chiêu hữu mục”.

Trong các tiểu chi có những vị thần tổ hiển linh sau khi mất, hoặc khi sinh thời đậu đại khoa, chức tước lớn nhưng không còn hậu duệ (tức là không còn con cháu trực hệ nối dòng) có thể được lập miếu thờ riêng. Dù các vị đã được rước vào phối tế ở nhà thời đại tôn, hay có miếu thờ riêng, nhưng hàng năm xuân tế, thu tế vẫn phải thỉnh các vị đó về phối hưởng ở bản chi từ đường.

Nhà thờ hay bàn thờ gia tiên của các đại gia đình: thờ tự các vị từ cao tổ trở xuống hiển khảo trở lên gồm hiển cao tổ (can hay kỵ); hiển Tằng tổ (cố hay cụ), hiển tổ khảo tổ tỷ (ông bà), hiển khảo tỷ (cha mẹ) và kèm thêm phụ vị thương vong các đời, tức là những người chết yểu chưa có con, tổ bá, tổ thúc, tổ cô ngang vai cao tổ trở xuống. Tóm lại những vị thờ trong nhà thờ này còn được cúng giỗ. Những vị từ cao cao tổ trở lên (theo xưng hô của trưởng tiểu chi) bắt đầu cúng giỗ, gọi là Ngũ đại mai thần chủ tức là chôn thần chủ đi và rước vào nhà thờ chung của họ tiểu chi để liệt thờ phối tế theo tiên tổ (kể cả phụ vị thương vong quá 5 đời).

Nhà thờ họ lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp, nguy nga, tráng lệ hay bình thường là tùy theo con cháu đông đúc hay không, chi phái nhiều hay ít, họ hiển đạt hay bình thường.

Trong phạm vi thờ cúng tổ tiên của làng xã, kiến trúc Đình thường được xây dựng theo nguyên mẫu của chùa. Đình làng thường bao gồm ba gian nhà nối với nhau, như đình làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Nằm chính giữa là đại đình, là tòa nhà lớn, dàn ngang, kéo dài về hai bên, bao giờ cũng có số gian lẻ 3 -5 -7… và thêm hai trái ở hai đầu. Cũng như những ngôi nhà chính của dân, như chùa và đền, đại đình tuân thủ số gian

lẻ là để tạo ra một không gian chính giữa, các gian phụ ở hai bên đăng đối nhau. Gian giữa cũng là gian thiêng liêng, nếu ở nhà dân nơi đây đặt ban thờ tổ tiên, ở chùa, nơi đây đặt ban thờ Tam Bảo, tại đình làng gian giữa để nền thấp (không có sàng) và phía sau được nâng lên cao bằng hương án hoặc gác lửng làm cung thờ - nơi thờ thành hoàng làng mà dù nguồn gốc thế nào cũng được xem là “tổ tiên” chung của cả làng. Tính thiêng liêng có khi đến huyền nhiệm của không gian gian giữa tạo nên giá trị tinh thần của cả làng, nó được bảo đảm bởi cấu trúc gian lẻ tạo không gian lẻ.

Tòa đại đình dàn ngang bề thế, bộ mái xòe rộng bốn phía và kéo dài chiếm 2/3 chiều cao, nhưng không nặng nề mà rất duyên dáng, sinh động. Giống như chùa, lối kiến trúc chùa bốn mái của Đình khiến cho người quan sát từ hướng nào cũng như chính diện. Điểm khác với chùa là trên nóc của đình thường được đắp hình rồng chầu nguyệt.

Dưới bộ mái đồ sộ, cả một hệ thống cột mọc lên, từ nền đình tôn cao bó gọn. Nối với các cột, từ sân đình nhìn lên là những xà ở trên cao và ngưỡng dưới thấp, tạo thành những đường nằm ngang vững chắc. Phối hợp với mái cao, dốc và xòe trải là phần hiên rộng bao quanh.

Tiếp đến là hai ngôi nhà dài, được nối với hai trái ở hai đầu hồi của Đình tạo thành chữ U. Hai ngôi nhà dài là nơi dựng bia, ghi công đức hay xướng tên những người đỗ đạt, làm quan trong làng…

Đình bao gồm các kiểu kiến trúc chính sau:

Kiến trúc dạng chữ Nhất có một nét ngang, khu thờ thành hoàng nằm ngay gian giữa, lùi về phía sau hàng cột cái trong và nâng cao trên một cái gác lửng, trang trọng mà không đóng kín, cách biệt, ví dụ như đình Tây Đằng, Thụy Phiêu, Hu Quyến (Hà Nội)…

Kiến trúc hình chữ Đinh hoặc tách ra thành chữ Nhị, dạng hai nếp nhà song song.

Kiến trúc hình chữ Công, gồm hai nét ngang - nét ngắn ở trên, nét dài ở dưới, lại thêm hai nét dọc nối hai nét ngang với nhau.

Như vậy, về cơ bản, các kiểu kiến trúc của chùa và đình có nhiều điểm tương đồng, sự pha trộn lẫn nhau trong phong cách kiến trúc, các kiểu kiến trúc. Điều này thể hiện tâm thức dân gian của người Việt và sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng rất đậm đà và sâu sắc.

Trong phạm vi quốc gia, đền Hùng là một quần thể không gian kiến trúc, nơi thờ cúng “tổ tiên” của cả nước. Kiến trúc đền Hùng và kiến trúc đình làng, kiến trúc chùa của người Việtđều được xây dựng từ những khuôn mẫu chung, tuy có sự pha tạp và sáng tạo của nhân dân.

Đền Hùng bao gồm các đền, chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn

Một phần của tài liệu Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)