Biểu hiện trong thực hành tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 47)

Trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo, việc áp dụng giáo lý, giáo luật của mỗi tôn giáo vào thực tiễn cuộc sống được hiểu là việc thực hành tín ngưỡng. Mỗi tôn giáo đều có hệ thống giáo lý, giáo luật khác nhau, nên việc thực hành tín ngưỡng của mỗi tôn giáo cũng khác nhau.

Đối với Phật giáo, việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo là thể hiện niềm tin của tín đồ vào giáo lý, giáo luật Phật giáo. Thực hành tín ngưỡng trong Phật giáo thể hiện rất phong phú và đa dạng, mang đậm nét dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Ở Việt Nam, trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian thường thờ cúng ba đối tượng: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh, thờ cúng vật linh, trong đó thờ cúng tổ tiên luôn được đặt lên vị trí trung tâm trong đời sống tâm linh của người Việt. Mục đích của việc thờ cúng tổ tiên chủ yếu là giữ

đạo lý như “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, là tâm lý của nếp

sống có trước, có sau, trung hậu, cầu mong cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Việc thực hành tín ngưỡng trong thờ cúng tổ tiên bao gồm kỵ giỗ, tảo mộ, sóc vọng, trai tiếu… Người Việt kính trọng tổ tiên bởi theo quan niệm “Cây có cội, nước có nguồn. Chim có tổ, người có tông” ... Việc thờ

phụng tổ tiên diễn ra trên các cấp độ: trong gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia. Trong gia đình lại được chia thành năm bậc: họ, phái, chi, gia tộc và gia đình (cha mẹ). Giỗ họ, phái và chi thường tổ chức vào ngày giỗ ngài thủy tổ họ, phái, chi; còn các ngày húy kỵ khác đều hiệp kỵ hoặc cúng chung trong ngày tảo mộ. Ngày giỗ gia tộc và gia đình tổ chức vào những ngày kỵ của từng nhân vật. Mỗi ngày kỵ giỗ phải có hai lễ, lễ tiên và chính kỵ. Ngoài bàn lễ cúng cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên tại bàn thờ trong từ đường, người Việt Nam bao giờ cũng có ít nhất một bàn thiên ngoài sân để dâng cúng các cô hồn. Bàn thiên này cúng vong linh những người chết đường, chết trận không có con cháu thờ tự và những người thân thuộc trong gia tộc chết bất đắc kỳ tử. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người Việt quan niệm những linh hồn này khó trở về nhà, về từ đường được nên phải dâng cúng ngoài sân. Lễ cúng cô hồn cũng gọi là lễ cúng thí thực.

Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng dung hợp với việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình và dòng họ của người Việt. Để nhớ ơn cha mẹ, thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ của người Việt Nam thể hiện đạo hiếu, truyền thống luân lý “kính đễ hiếu sinh” của dân tộc, trong những ngày giỗ, kỵ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, nhiều gia đình còn mời cả các vị sư về làm lễ tại gia. Trong văn khấn giỗ kỵ tổ tiên của người Việt cũng thể hiện rõ sự dung hợp ấy:

“Nam mô A Di Đà Phật? (3 lần). Kính lạy Tổ tiên nội, ngoại!

Hôm nay, là ngày....tháng....năm...(âm lịch). Chính ngày (Tiểu tường, Đại tường, Cát kỵ) của... Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển

Nghĩa sinh thành không lúc nào quên Càng nhớ công ơn, gây cơ tạo nghiệp Càng cảm thâm tình, khôn bề dãi tỏ

Nhân ngày chính giỗ (Tiểu tường hay Đại tường). Chúng con và toàn gia con cháu

Nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng Đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành. Thành khẩn kính mời...

Mất ngày....tháng....năm...(âm lịch) Mộ phần táng tại....

Cúi xin chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật Độ cho con cháu bình an,

Gia cảnh Hưng long thịnh vượng.

Con lại kính xin: Các cụ Tổ tiên nội, ngoại:

Tổ khảo, Tổ tỷ, Bá thúc, Cô dì và toàn thể hương linh Gia tiên đồng lai âm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời:

Ngài Thổ Công, Táo Quân đồng lai thượng hưởng. Cẩn cáo!”

Một số bài văn tế lễ Trung Nguyên, là ngày giỗ kỵ tổ tiên, người Việt khi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tại gia (xem phần Phụ lục).

Quan niệm của người người Việt qua bài văn cúng trên cho thấy, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Phật được coi như người “cứu độ chúng sinh”, Phật cứu độ tổ tiên, là người hướng đường cho tổ tiên được về cõi

“Tây phương cực lạc”, được “giải thoát” khỏi cõi “sinh tử luân hồi”, “trầm luân biển khổ”. Người Việt xưng danh Niệm Phật Di Đà với ý nghĩa cầu mong sự siêu thoát cho tổ tiên, và sự độ trì của Phật, tổ tiên cho con cháu nơi trần thế.

Sự dung hợp giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt với Phật giáo không chỉ trong giỗ kỵ, văn cúng mà trong cả các đám tang ma của người chết. Theo khảo sát trên thực tế cho thấy, tại xã Nhật Tân, nơi có chùa Tảo sách, có đến 90% các đám tang đều mời nhà sư của chùa này đến làm lễ và phần lớn đều có các vãi đến tụng kinh niệm Phật cho người sắp qua đời đến khi nhắm mắt; đội “cầu vong” cho người chết trên đường đưa tiễn đến “nơi an nghỉ cuối cùng”.

Khi tiễn đưa người chết, người ta cũng thấy sự hoà quyện giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở trong nghi thức này. Đi đầu đám tang là các nhà sư, tiếp đến là đám rước kiệu ảnh, tượng Phật, cầu vong (cầu vong là tấm vải dài màu trắng được may hai bên viền vàng, nối với kiệu di ảnh người chết). Đội cầu vong là các vãi, hai tay cầm cành phướn Phật giáo, vừa đi vừa đọc kinh; sau cùng là linh cữu người chết và thân nhân. Sau đó 49 hoặc 36 ngày, vong người chết còn được tang gia (nhờ các nhà sư) đưa lên chùa và làm lễ cầu siêu.

Mời các nhà sư đến cúng cho đám tang, các vãi tụng kinh niệm Phật, đội cầu vong cho người chết, đưa lên chùa, làm lễ cầu siêu..., tất cả những việc làm trên cho một đám tang đã thể hiện rõ sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Bản thân tôi, sư trụ trì chùa Tảo Sách - tác giả của luận văn, đã rất nhiều lần được mời tham gia làm lễ cho các đám tang (đặc biệt là các đám tang trong xã Nhật Tân) và cầu siêu cho người chết tại chùa Tảo Sách. Sau đây là đôi nét về ngôi chùa này và những trải nghiệm thực tế của tôi:

Tảo Sách là một ngôi chùa cổ có từ thời Tiền Lê, thuộc xã Nhật Tân, tổng Thượng, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, một làng nghề trồng đào nổi tiếng của Thủ đô. Chùa nằm ven Hồ Tây trong xanh, có cảnh đẹp trên đào, dưới sen. Vùng đất này trước đây là nơi thưởng ngoạn của nhiều triều đại vua chúa

phong kiến Việt Nam. Chùa rộng 12.000 m2, còn lưu giữ được rất nhiều tư

liệu Hán Nôm có giá trị, được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 1994. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chùa có 42 câu đối (39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm), 23 bức đại tự, 2 quả chuông trong đó 1 quả đúc năm Minh Mệnh tam niên, 24 văn bia, trong đó có đến 12 bia được lập vào năm Tân Tị niên hiệu Bảo Đại (1941).

Nội dung văn bia, chủ yếu là bia hậu ghi tên những người công đức tiền của giúp chùa xây dựng Phật đường và sửa sang phạn vũ. Ngoài ra còn có những văn bia có giá trị khác như: Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí (Bia ghi về kỉ niệm của chùa Linh Sơn) của Hòa thượng Phan Trung Thứ lập vào năm Tân Tị niên hiệu Bảo Đại (1941); Cựu Tào Sách Hoa Nghiêm hội bi kí (bia ghi về hội Hoa Nghiêm của chùa Tào Sách cũ) và Linh Sơn tự Hoa Nghiêm hội bi kí (bia ghi về hội Hoa Nghiêm chùa Linh Sơn) của Cúc Hương Hoàng Thúc Hội; 2 tấm bia này đều được lập vào năm Bảo Đại thứ 8 (1933). Tấm bia thứ nhất nói về hoạt động của hội Hoa Nghiêm, lấy kinh Hoa Nghiêm làm tông chỉ, mục đích là siêu độ cho thân nhân của những người trong hội, cùng những quy ước của bản hội. Tấm bia thứ 2 ghi về việc Cúc Hương Hoàng Thúc Hội mang phả điệp của những người trong hội khắc lên đá cho tiếng thơm mãi lưu truyền.

Với bề dày về lịch sử, văn hóa và vị thế địa linh, chùa Tảo Sách trở thành địa chỉ lựa chọn làm nơi thực hành tín ngưỡng của rất nhiều gia

đình ở Hà Nội. Theo quan niệm của Phật giáo Việt Nam, khi người thân mất, an táng xong có thể thờ tại tư gia và cũng có thể thỉnh vong thờ tại chùa hoặc cả hai. Không hẳn là chết vào ngày giờ xấu mới thỉnh vong thờ ở chùa mà tất cả các vong đều cần đưa đến chùa (nếu đủ duyên). Nhờ gần gũi với Tam bảo nên hương linh được nghe kinh, biết tu tập, không làm các điều ác v.v… để sớm thức tỉnh, chuyển hóa và sinh vào cảnh giới an lành.

Do bị ảnh hưởng quan niệm trên của Phật giáo, mỗi năm, có trên hàng trăm gia đình ở Hà Nội đưa vong cha mẹ, ông bà, tổ tiên lên nhờ nhà chùa thờ tự và cúng vong. Một buổi lễ cúng vong thường được tiến hành theo trình tự rất công phu, thể hiện sự tôn nghiêm từ khâu chọn lựa hoa quả để thờ cúng (đẹp, tươi) đến chuẩn bị các đồ lễ chay và các giai đoạn diễn ra của buổi lễ... Mục đích của lễ này là cầu cho người chết được siêu thoát. Theo quan niệm của Phật giáo, sống chết là lẽ thường nhiên, khi trút bỏ xác thân này, tùy theo nghiệp mỗi người đã gây tạo mà thụ sinh vào một trong sáu đường (gọi là Lục đạo thuộc Dục giới gồm: trời, a tu la, người, súc sinh, ngã quỷ và địa ngục). Ngoài ra, những người nhờ duyên lành tu tập thiền định thì có thể sinh vào Sắc giới hoặc Vô sắc giới và những bậc Thánh đã giải thoát an trụ Niết bàn hoặc các quốc độ của chư Phật (vượt ra ngoài Tam giới-Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới). Trong đạo Phật, không có quan niệm về cõi âm. Và cõi âm hay thế giới bên kia không phải là thế giới của người chết như quan niệm dân gian mà có thể hiểu là những cảnh giới khác với cảnh giới loài người.

Giờ chết tốt hay xấu là quan niệm của dân gian. Trong Phật giáo, người ta không chú trọng đến vấn đề chết vào ngày giờ nào, tốt hay xấu. Bởi giờ khắc của sinh tử là do nhân duyên, còn duyên thì tụ, hết duyên thì tán. Quan trọng là chết như thế nào, có bình an và thanh thản hay không? Có được phúc duyên gặp chư Tăng cùng bạn hữu trợ niệm và giúp đỡ nhằm

giữ vững chính niệm, niệm Phật lúc lâm chung để được theo Phật về Cực lạc hay không? Nếu hội đủ những nhân duyên này thì người chết ra đi đúng giờ tốt.

Sau khi chết, hương linh (vong) được gửi vào chùa, sẽ được hưởng lộc do nhà chùa và thân nhân dâng cúng. Tuy nhiên, vong chỉ hưởng thực phẩm và hương hoa dưới dạng mùi vị. Do vậy, nếu cúng quá nhiều đồ vàng mã như xe cộ, nhà cửa và các vật dụng cá nhân…thì tốn kém mà không mang lại lợi ích. Ngược lại, hương linh người chết rất cần và thụ hưởng trọn vẹn, đầy đủ “lộc” phúc đức mà những người thân làm phúc để hồi hướng cho vong linh. Do vậy, thân nhân ngoài cúng bái, cần làm các việc thiện như tu học, tụng kinh, lễ Phật, giúp đỡ người nghèo, cúng dường Tam bảo… Nhờ công đức và phúc báo ấy mà hương linh siêu thoát, tăng phúc để sinh vào cảnh giới an

lành. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài văn khấn “Cầu độ Gia tiên” mà

bậc đại sư của buổi lễ đọc: “Kính nghe rằng:

Mười phương bậc Đại giác, Sư đuốc sáng chốn đường mê. Ba cõi đức Đại Sư thả thuyền từ nơi bể khổ.

Lễ cầu siêu độ Kính tiễn Tổ tiên Một niệm cầu nguyện Mười phương chứng giám

Nay, sám chủ chúng con là……. Ngụ tại…..

Cùng toàn thể gia đình tới trước Phật đài nơi chùa…. Cầu siêu độ cho Gia tiên.

Sinh năm….hưởng thọ….

Mất….giờ, ngày… tháng… năm… Phần mộ mai táng tại…..

Nhờ được hồng ân Tam Bảo, thác hóa liên hoa, sinh sang nước Phật. Chúng con tự nghĩ:

Chân linh chư vị, sinh nơi trần thế, trong thửa bình sinh, tuệ cạn chướng sầu, nghiệp dày phúc mỏng.

Sai lầm đã lắm, ân oán đã nhiều, nay lễ cầu siêu, Phật đài sám hối. Kính lễ vô lượng thường trụ Tam bảo khắp mười phương,

Kính lễ Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa bà.

Kính lễ Đức Phật A di đà Giáo chủ cõi cực lạc Tây phương. Kính lễ Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ Tát.

Kính xin:

Đức Thích Ca giáo chủ, rủ tay báu để dắt dìu Đức Di Đà đạo sư, soi ánh vàng mà tiếp dẫn. Khiến cho:

Các vị linh chính tiến và phụ tiến đều được thoát lìa biển khổ, thẳng tới đài sen.

Đời đời sinh an dưỡng thảnh thơi. Kiếp kiếp hưởng lạc bang mát mẻ. Lại nguyện sám chủ cho chúng con: Thân mệnh an khang, tâm thần cởi mở Nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu trừ Bốn mùa không hạn ách, nghĩ lo Tám tiết hưởng vinh quang phúc thọ, Lòng thành khẩn thiết, văn sớ kính bày

Ngày….tháng….năm….

Sám chủ chúng con thành tâm dâng sớ”[54;192-193].

Ngoài ra, sự dung hợp giữa Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng việc tổ tiên còn được thể hiện thông qua việc thực hành tín ngưỡng cộng đồng.

Có thể nói, thực hành tín ngưỡng cộng đồng của người Việt được thể hiện rõ nhất trong các ngày giỗ thành hoàng làng, lễ hội báo ơn những người có công với dân làng, đất nước.

Khi Phật giáo dung hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì ngày giỗ thành hoàng, thờ anh hùng dân tộc, người có công với làng xã cũng là ngày lễ của Phật giáo. Ở các làng, Đình và Chùa thường đặt gần nhau. Trong ngày hội làng diễn ra ở đình, người ta thấy xuất hiện một số yếu tố của văn hóa Phật giáo như treo cờ Phật, tụng kinh niệm Phật...., cầu mong quốc thái dân an. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, để tiếp nối ý nghĩa cao đẹp của truyền thống văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hàng năm trong nhiều dịp lễ tết, nhất là ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 nhiều chùa trên địa bàn cả nước, và phần lớn các chùa ở Hà Nội thường tổ chức đại lễ cầu siêu. Việc tổ chức đại lễ cầu siêu và cầu an các anh linh anh hùng liệt sĩ được thực hiện theo thông tư hướng dẫn của TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhà chùa đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương tổ chức buổi lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người đã anh dũng hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây cũng là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa xã hội nhằm thể hiện tốt tinh thần vào đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đây cũng là hoạt động định kỳ, thường niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và các chùa Hà Nội nói riêng. Có thể lấy sinh hoạt tín ngưỡng của chùa Bồ Đề trong ngày đại lễ cầu siêu hàng năm làm ví dụ minh họa sinh động cho sự kết hợp, dung hoà giữa Phật giáo và tín

Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Chùa tọa lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Tương truyền, chùa được xây trên đất dinh Bồ Đề của vua Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại: "Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì". Dinh được gọi tên là dinh Bồ Đề vì lúc ấy trong khuôn viên có hai cây bồ

Một phần của tài liệu Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 47)