Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo

Một phần của tài liệu Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 39)

Đối với mỗi tôn giáo, việc thờ cúng những người đứng đầu, có công trong tôn giáo luôn được coi trọng trong đời sống thực hành tín ngưỡng. Việc thờ cúng đối với đạo Công giáo chính là sự thờ phụng Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria các vị Thánh Tông Đồ, Các vị Thánh Tử Đạo; đối với Islam giáo là sự tin tưởng và thờ phụng Thượng Đế Allah; nhà Tiên tri Muhammad, Thiên Thần…; đối với đạo Phật, là thờ Phật, các vị Bồ Tát và các vị La Hán, các Tổ sư… Trong đó, thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã có công sáng lập ra đạo Phật, là thể hiện sự sùng kính, ngưỡng vọng. Thích Ca Mâu Ni chính là “ông tổ” của đạo Phật.

Theo truyền thuyết, Buddaha là thái tử, con trai vua Tịnh Phạn (Phạn Vương có tên là Suddhodana), tên là Siddharta (Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đà, tức nguyện ước đã đạt được). Thuở ấy, Tịnh Phạn là vua một nước thuộc Bắc Ấn (gồm phía nam Nê Pan, một phần của các bang Úttarơ, Paradejơ,

Bihe ngày nay), kinh đô là thành Catilavê. Tịnh Phạn thuộc dòng họ Sakya. Buddaha sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 và mất năm 483 tr.CN, tính theo âm lịch (có sách ghi 623 - 543 tr.CN, và ngày sinh là ngày 8 tháng 4).

Phật có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con của vua Sakya. Trong những tiền kiếp trước, dù ông là những con người, hoặc là những con vật, đều đầy lòng từ - bi - hỷ - xả, sẵn sàng hy sinh vì đồng loại. Kiếp gần nhất của ông là voi trắng 6 ngà.

Khi mới sinh ra, Thái Tử có 32 dị tướng (tam thập nhị), 82 đặc điểm phi thường (bát thập nhị chủng hảo) và đã được tiên đoán là sẽ thành Hoàng Đế trị vì thiên hạ, nếu không thì cũng là đức Phật cứu nhân độ thế.

Thái Tử được vua cha cưới vợ vào năm 19 tuổi. Năm 29 tuổi, khi đã có một con trai, ông xuất gia tu hành theo phương pháp khổ hạnh, hành khất về phương Nam. Ông thiền định khổ hạnh trong 6 năm, đến mức thân hình gầy yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không đắc đạo. Ông đã suy nghĩ “ta tu khổ hạnh, ép xác như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta chưa phải, chi bằng ta phải theo trung đạo, tức không say mê việc đời, mà cũng không quá khắc khổ...”. Năm đạo sỹ cùng tu hành với Ông, tưởng Ông thoái chí, nên bỏ ngài mà đi tu chỗ khác. Còn lại một mình, Sau 49 ngày, trong một buổi trưa ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề (Bobdi - Tấtbatla) Ngài đã giác ngộ, thấy được căn nguyên sinh - thành - biến - hóa của vạn vật, vũ trụ, nhân sinh; tìm ra nguồn gốc của nỗi khổ và phương pháp trừ nỗi khổ cho sinh linh. Tương truyền, Ông xuất gia ngày 8 tháng 2 năm 535 (595) tr.CN, giác ngộ thành Phật ngày 8 tháng 12 năm 529 (589) tr.CN. Ông đã truyền đạo của mình trong 45 năm nữa, và nhập Niết bàn ngày 15 tháng 2 năm 483 (543) tr.CN.

Ngoài thờ cúng Phật, trong Phật giáo còn thờ cúng các vị Bồ Tát, La Hán. Bồ tát là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã tựu Phật

quả, nhưng nguyện không nhập Niết-bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ. Yếu tố cơ bản của Bồ Tát là lòng từ bi đi song song với trí tuệ. Chư Bồ Tát thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm thì có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng giác và Diệu giác. Trong đạo Phật, người ta hiểu từ Bồ Tát với nghĩa khá rộng, không hẳn chỉ là những vị Bồ Tát thần thông quảng đại ẩn hiện khắp nơi trên cõi cao vời, mà còn là những người có tấm lòng độ lượng nhân ái, sống giữa cuộc đời thực tế này. Chính vì ý nghĩa rộng lớn của Bồ Tát như vậy nên hình ảnh của đạo Phật gần gũi, đẹp đẽ và sống động. Một người được gọi là Bồ Tát là người thương yêu mọi người xung quanh mình, sẵn lòng giúp đỡ khi có thể, nhưng cũng không giận, ghét ai. Những tâm hạnh như thế rất phù hợp với tiêu chuẩn của một vị chứng Thánh quả Tu đà hoàn trở lên.

La Hán (A la hán), là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp "vô học" (không cần phải học gì nữa, vì cái gì trên đời cũng biết) của Thánh đạo, không bị ô nhiễm và phiền não chi phối. Một A la hán khi còn sống thì dù đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết bàn, khi A la hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn. A la hán là hiện thân của sự giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện thân của Phật giáo Đại thừa của thời hậu thế là hình ảnh được nhấn mạnh với mục đích giải thoát mọi chúng sinh. A la hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh. A la hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.

Tuy nhiên, trong tín ngưỡng thờ cúng của Phật giáo còn thờ cả các vị Kim Cương và Hộ Pháp. Có 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát Bộ Kim Cương, (Thanh Trừ Tài Kim Cương; Tích Độc Thần Kim Cương; Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương; Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương; Xích Thanh Hoả Kim Cương; Định Trừ Tai Kim Cương; Tử Hiền Kim Cương; Đại Thần Lực Kim Cương).

Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Dân gian vẫn nói "to như ông Hộ Pháp" là cách nói so sánh với hai tượng này. Một số thuyết khác cho rằng, tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện), tượng vị bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện Pháp - Ác Pháp nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện - Ác.

Các vị Bồ tát, Hộ Pháp và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thì có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.

Điểm đáng lưu ý, ngoài thờ cúng Phật, thì trong chùa còn thờ cúng các vị tổ sư, họ là những người sáng lập ra tông phái Phật giáo hoặc sáng lập ra chùa. Họ thường được thờ cúng trong nhà tổ. Gian tổ ở các chùa miền Bắc thường thờ Thánh tăng (còn gọi là A nan đà) và tượng Đức tổ Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ đề đạt ma. Ngài được coi là sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc. Và các thế hệ sư trụ trì chùa, từ tổ sư sáng lập chùa đến các hậu duệ của Ngài.

Bên cạnh đó, xuất phát từ giáo lý của đạo Phật, chúng ta nhận thấy rằng, Phật giáo không chỉ chú trọng đến tín ngưỡng thờ cúng Phật mà còn nhắc rất nhiều đến thờ cúng tổ tiên, coi đó là đạo hiếu của con người. Đặc

biệt, trong giáo lý Phật giáo có đề cập đến “Tứ Ân” và “Thập Tâm” thể hiện rõ điều này.

Trong nhiều kinh sách nhà Phật đề cập đến Tứ ân như Kinh chính pháp niệm Phật quyển 16 đề cập đến ân cha, ân mẹ, ân Như Lai, ân Pháp sư. Trí giác thiền sư tự hành lục, Thích thị yếu lãm quyển trung lại viết: Sư trưởng ân, Phụ mẫu ân, Quốc vương ân, Thí chủ ân.

Đại tạng pháp số, quyển 23 cũng nói: Thiên hạ ân, Quốc vương ân, Sư tôn ân, Phụ mẫu ân. Trong Pháp Uyển Châu Lâm quyển 50, Đại thừa bản sinh tâm địa quán quyển 2, Giáo thừa pháp số quyển 13, Thích tịnh độ quần nghi luận tham yếu ký quyển 7, Tứ ân hiếu thuận sao . . . cũng đều giải thích rất rõ. Chúng ta có thể quy kết thành bốn ân trọng chính như sau: ân Tam bảo, ân cha mẹ, ân quốc gia xã hội và ân pháp giới chúng sinh.

Trong Tam bảo, Phật là đấng toàn giác, tự giác, giác tha, là thầy của trời và người, cùng các bộ chúng khắp tất cả các loài chúng sinh, giải thoát mọi loài từ bến mê về bờ giác, từ bể khổ đến bờ an vui, bình đẳng, tự tại. Chưa một ai có cái thấy biết bằng Phật, không một ai ban ơn bố thí bằng Phật và không một ai bình đẳng như Phật, khẳng định mọi chúng sinh đều thành Phật. Một công đức viên mãn cho cả thế gian và xuất thế gian.

Tất cả ý nghĩa đều dựa vào 6 loại công đức vi diệu: công đức hải, công đức bảo, công đức tạng, công đức tụ, công đức trang nghiêm, công đức lâm. Thường làm lợi cho tất cả chúng sinh. Ân Phật là không thể nghĩ bàn.

Pháp bảo có 4 loại: Giáo pháp để phá cái vô minh, phiền não, nghiệp chướng cho tất cả các loại hữu lậu như âm thanh, văn, cú. Pháp lý bao gồm các pháp luận có và không. Pháp hành là giới định tuệ và các hạnh. Quả pháp thu đạt quả hữu vi và vô vi.

Bốn loại pháp bảo này dẫn dắt chúng sinh ra khỏi bể sinh tử đến bờ giác. Tam thế chư Phật đều y theo pháp để tu hành, đoạn trừ tất cả chướng ngại để thành tựu Bồ Đề và giúp chúng sinh còn lăn trôi được lợi lạc trong vị lai. Vì thế mà chúng sinh chưa giải thoát phải miên mật thành kính thực thi pháp bảo, ắt có ngày tỏ ngộ. Ân Pháp bảo thật là không thể nghĩ bàn.

Tăng bảo có 3 loại: Bồ tát tăng, Thanh văn tăng và Phàm phu tăng. Thành tựu được giải thoát có đầy đủ tất cả chính kiến, có thể vì đại chúng mà khai thị Thánh đạo. Ba loại tăng bảo này cũng gọi là Chân bảo tăng. Ngoài ra còn có một loại gọi là Phước điền tăng như Xá lợi Phật, Tôn tượng Phật và giới luật mà Phật đã chế. Phải kính trọng và tin tưởng một cách sâu dày, có thể khiến mình và người đều không bị tà kiến, lại có thể tuyên dương chính pháp, tán thán nhất thừa; lại càng tin sâu nhân quả, thường phát thiện nguyện, tùy lúc mà sám hối những sai phạm, trừ các nghiệp chướng. Tất cả các loại Tăng bảo nêu trên đều làm lợi cho hữu tình. Ân Tăng bảo là không thể nghĩ bàn.

Với cha mẹ, qua nghiệp lực, huyết thống cha mẹ con người mới có tấm thân. Ngoài ra bao nhiêu công lao chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, từ tấm bé, sự nếm trải bao cơ cực, vất vả, hy sinh của cha mẹ để cho chúng ta nên người. Cái đức nghiêm từ của cha là không thể kể siết. “Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Qua công ơn lớn lao của cha mẹ, bổn phận làm con phải: “Một lòng thờ mẹ, kính cha; Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con”.

Với quốc gia xã hội, nếu được thịnh trị, yên ổn, có chính trị nghiêm minh, có nhân quyền hòa ái, thượng tôn luật pháp, lợi ích nhân quần đảm bảo, trên dưới một lòng mở mang dân trí, mọi sự hạnh thông thì con người cũng phải luôn biết ơn những người đã tạo nên công đức đó.

Tóm lại, những trình bày trên đây cho thấy, Phật giáo cũng đề cập rất nhiều đến thờ cúng tổ tiên theo cả hai nghĩa rộng và hẹp. Thờ cúng tổ tiên trong Phật giáo theo nghĩa rộng chính là thờ Phật, Phật thường được dân gian hiểu một cách nôm na, là người sáng lập ra Phật giáo, là Buddha, nhân dân gọi là ông Bụt, ông Phật hay đôi khi là “Phật tổ”. Hay những người đứng đầu, người sáng lập ra các tông phái Phật giáo và người kế thừa, những vị sư sáng lập chùa được các hậu duệ của họ gọi là “Sư tổ”. Các tự viện nơi họ được khai sáng thì gọi là “Tổ đình”. Ví như, Tổ đình Vọng Cung, tổ Đình Đình Quán, Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Tổ đình Sùng Phúc, Tổ đình Pháp Vân (Pháp Nguyên Tổ đình)… Theo nghĩa hẹp, cũng có nghĩa là thờ cúng ông bà, cha mẹ, những người có cùng huyết thống với mình theo giáo lý Tứ Ân.

Tiểu kết chương 1:

Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần và là hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử - văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người trong xã hội.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình của tín ngưỡng nói chung và là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng.

Không nằm ngoài tiền lệ đó, thờ cúng tổ tiên của người Việt là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội tồn tại phổ biến trong xã hội. Thờ cúng tổ tiên của người Việt là một loại hình tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở niềm tin rằng tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng theo quan

niệm, phong tục, tập quán của mỗi con người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội. Thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng và người Việt Nam nói chung được thể hiện ở các cấp độ gia đình, dòng họ, đến làng xã và rộng hơn là quốc gia.

Đối với đạo Phật, thờ cúng tổ tiên trong Phật giáo nếu hiểu theo nghĩa rộng, cũng chính là thờ Phật (người sáng lập ra Phật giáo), các vị Bồ Tát, La Hán,…là những người hộ trì Pháp và các vị Tổ sư là những người sáng lập ra các tông phái, các thiền tự… hiểu theo nghĩa hẹp, thì đó là việc thực hành giáo lý Tứ Ân của nhà Phật. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có những điểm tương đồng trong ý tưởng giáo dục, trong văn hóa tín ngưỡng và trong nghi lễ thờ cúng, đây chính là cơ sở cho sự hội nhập giữa đạo Phật với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)