Các công tác thường xuyên khác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

Ngoài những hoạt động xúc tiến thương mại nói trên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam còn phối hợp với văn phòng Chính phủ tổ chức các

cuộc gặp hàng năm giữa Thủ tướng Chính phủ và đại diện của 500 doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Vào tháng 9/ 2001 này, những vấn đề bức xúc trong hoạt động kinh tế như cải cách thủ tục hành chính, giả quyết các vấn đề vướng mắc về thuế, đất đai, thủ tục hải quan để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh đã được đưa ra thảo luận và thực hiện. Cuộc gặp đã góp phần xây dựng quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu từ nay tất cả các Bộ, ngành khi ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lấy ý kiến của doanh nghiệp thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Quyết định này giúp các doanh nghiệp nâng cao vai trò, vị trí của mình và giúp họ có thể giải bày được quan điểm và ý kiến riêng của cộng đồng doanh nghiệp. Sau cuộc gặp Phòng đã tiến hành tập hợp tất cả các ý kiến và kiến nghị của doanh nghiệp gửi lên Thủ tướng Chính phủ để giải quyết. ở cấp địa phương, các chi nhánh và văn phòng đại diện của Phòng cũng tích cực tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo địa phương với doanh nghiệp sở tại cùng bàn bạc tháo gỡ gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực.

Phòng đã tổ chức 135 hội thảo, hội nghị, diễn đàn trao đổi và gặp gỡ giữa đại diện cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc với hàng nghìn lượt người tham gia. ở những cuộc gặp này dã tập trung vào những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế chính sách pháp luật trong hoạt động kinh doanh, phổ biến văn bản pháp luật Nhà nước. Đây cũng là dịp các cơ quan hữu quan lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp vào các văn bản pháp luật trước khi thi hành. Việc tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào chính sách pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thông qua các cuộc hội thảo, diến đàn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận thống nhất giữa các doanh nghiệp và Nhà nước, tăng cường uy tín của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Hoạt động xúc tiến hỗ trợ Thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống xã hội và kinh tế được Phòng đẩy mạnh trung tâm hỗ trợ phát triển phần mềm doanh nghiệp trực thuộc Phòng đã tích cực đóng góp vào việc phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh

vực. Bên cạnh việc củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông là cung cấp các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp. Trung tâm còn đang xúc tiến hình thành thị trường phần mềm và xuất khẩu phần mềm Việt Nam và thúc đẩy phát triển điện tử.

Những hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho các doanh nghiệp Việt Nam nói trên đã giúp các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình, thúc đẩy giao lưu thương mại cho các doanh nghiệp, sớm hoà đồng với kinh tế thế giới và khu vực. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được sự hưởng ứng của rất nhiều doanh nghiệp, các hiệp hội kinh tế, các tổ chức kinh tế. đó cũng là nguồn động viên để Phòng cố gắng làm tốt hơn công việc của mình.

Mặc dù vậy Phòng vẫn còn những bất cập làm ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 36 - 38)