Hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu (C/O)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

(C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu – Certificate of origin trong thương mại quốc tế là một tấm giấy thông hành để hàng hoá của một nước này được vào thị trường nước khác và được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan ở một nước khác hoặc nó là một trong nhưng chứng từ được hưởng hạn ngạch. Về phương diện thủ tục C/O là một chứng từ cần thiết của bộ chứng từ hàng hoá do người xuất khẩu khai báo và được chứng thực tại nước xuất xứ của hàng hoá được khai bởi cơ quan có thẩm quyền cấp C/O

Theo thông lệ quốc tế ở hầu hết các nước, việc cấp C/O được giao cho các cơ quan thương mại, tổ chức xúc tiến thương mại. Nhưng một số nứơc lại giao cho Hải quan, Bộ chuyên ngành, Đại sứ cấp C/O. Hiện nay ở Việt Nam Chính phủ giao cho cơ quan có thẩm quyền là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Bộ Thương mại cấp C/O. Hầu hết các Form do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam còn Form D do Bộ Thương mại cấp. Theo quy định số 251/ PTM- PC ngày 1/8/1996 quy định chế độ cấp C/O của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được giao cho Ban pháp chế, các chi nhánh văn phòng đại diện của VCCI ở các địa phương thành phố lớn của Việt Nam, các tổ chức được uỷ quyền của VCCI.

Hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu (C/O) tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một trong những hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại của Phòng. Trong hoạt động cấp C/O có nhiều loại khác nhau do sự khác nhau của quan hệ kinh tế các hệ thống chế độ chính sách mà có các loại C/O khác nhau. Có thể phân loại C/O theo các tiêu thức mẫu Form, theo quy định các chế độ sử dụng theo mục đích tác dụng, theo cơ quan có thẩm quyền cấp, theo quy định các nước nhập khẩu. Sau đây là một số loại C/O.

6.1. Phân loại C/O theo mẫu in sẵn.

Form A: là Form cấp cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước được hưởng sang các nước cho hưởng ưu đãi phổ cập GSP đáp ứng các yêu cầu quy định về xuất xứ của các nước cho hưởng SGP

Form B: là Form cấp cho hàng hoá có xuất xứ Việt Nam không nhằm mục đích nào khác chứng thực xuất xứ hàng hoá ở Việt Nam.

Form C: là Form cấp cho hàng hoá các nước thành viên theo thoả thuận thương mại ưu đãi PTA giữa các nước thành viên này, được đăng ký ở Manila ngày 24/2/1977 và trong nghị định thư về mở rộng ưu đãi theo thoả thuận PTA ký tại Manila 15/12/1987 để được hưởng ưu đãi.

Form D: là Form cấp cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN để hưởng các ưu đãi theo hiệp định về chương trìng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEFT ký ngày 28/1/1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN – AFTA và Việt Nam đã ký tham gia ngày 15/12/1995 tại Băngkoc

Form T: là Form cấp cho các sản phẩm dệt may, may mặc được sản xuất gia công tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước có ký kết hiệp định hàng dệt may với Việt Nam.

Form hàng dệt thủ công: là Form cấp giấy cho các loại hàng dệt thủ công được sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu theo nghị định thư bổ sung cho hiệp định hàng dệt maygiữa Việt Nam và EU.

Form I: là Form Cà Phê cấp cho các nước xuất khẩu là thành viên của hiệp hội Cà phê quốc tế IOC sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của IOC.

Form X: là Form Cà phê cấp cho các xuất khẩu là thành viên của hiệp hội Cà phê IOC sang các nước nhập khẩu không là thành viên của IOC.

Một số Form khác cấp cho sản phẩm hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam sang các nước nhập khẩu theo quy định riêng của các nước nhập khẩu.

6.2. Tình hình cấp C/O tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Namtrong thời gian qua. trong thời gian qua.

Bảng 11: Số lượng C/O được cấp qua các năm tại VCCI. ST T Năm Địa điểm 1998 1999 2000 2001 1 Hà Nội 18961 19964 21012 24586 2 TP Hồ Chí Minh 119040 147124 152313 153541 3 Hải Phòng 8632 6845 8720 8812 4 Cần Thơ 2190 3014 3031 3089 5 Đà Nẵng 4530 4018 4623 1732 6 Vũng Tàu 1062 1032 1226 1341 7 Nhà Trang 3312 2125 3845 3915 8 Vinh 182 250 220 225

Nguồn: Ban pháp chế - Trọng tài VCCI.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy số lượng C/O được cấp hàng năm đều tăng đáng kể nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. Phòng đã xây dựng chương trình quản lý dữ liệu C/O trên máy tính, ban hành các quy chế về cấp C/O và quy chế về hoạt động cấp C/O để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các điều kiện cấp C/O giày dép, hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác các lợi thế ưu đãi phổ cập. Phòng đã phối hợp với Tổng cục Hải quan, Hiệp hội giày da Việt Nam xây hệ thống mã HS cho mặt hàng giày dép, thiết lập cơ chế về C/O giả, Phối hợp với phái đoàn EU vào kiểm tra C/O. Giải quyết các thư khiếu nại liên quan đến C/O. Năm 2001 để ủng hộ chủ trương của Chính phủ là khuyến khích xuất khẩu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành miễn thu phí cấp C/O cho hàng xuất khẩu nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 34 - 36)