Công tác chắp mối kinh doanh, tìm bạn hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

Ngoài những hoạt động trên Phòng còn tổ chức tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã Nhà nước cho phép tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua các nguồn luật ngày càng được cải thiện thông thoáng hơn. Nhất là nghị định 57 CP đã cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm đối tác, thu hút đầu tư nước ngoài, giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Và đó cũng là nhân tố phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường nước ngoài ,nhất là đối với các thị trường còn mới như: EU, Mỹ, ASEAN, Đức,... còn rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, trong khi đó những nước này lại có nền kinh tế vô cùng phát triển, thị trường rất khó tính. hoặc hàng hoá tương tự nhau nêm rất khó cạnh tranh (thị trường các nước ASEAN). Đòi hỏi phải được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các tổ chức xúc tiến thương mại

Trước nhu cầu đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành giúp đỡ các doanh nghiệp chắp mối kinh doanh thông qua các cuộc tổ chức cho đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào và các đoàn Việt Nam ra nước ngoài dưới hai dạng: Những đoàn này có thể theo đoàn của các nguyên thủ quốc gia hoặc theo sự tổ chức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng thương mại các. Khi tới Việt Nam, đoàn doanh nghiệp nghiệp

các nước đều có sự hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thông thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu về tham quan gặp gỡ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc có yêu cầu với cơ quan lý Nhà nước như: tiếp xúc với Bộ Thương mại, Hiệp hội các ngành hàng. Còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ thông báo với các doanh nghiệp Việt Nam các lĩnh vực mà phía bạn quan tâm, tổ chức về địa điểm và thời gian cho cuộc gặp giữa hai bên, thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp cả nước. (Ví dụ: Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã có cuộc họp và cùng thống nhất rằng nếu sắp tới họ nhận được đơn đặt hàng của Mỹ thì tất cả các công ty, xí nghiệp dệt may sẽ giúp đỡ nhau hoàn thành đơn hàng đó theo đúng yêu cầu của đối tác. Vì đơn đặt hàng của Mỹ thường có số lượng lớn). Bên cạnh đó Phòng phối hợp với bộ ngành, Cơ quan hưu quan của Việt Nam tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước ngoài.

Bảng 7: Các đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam và ra nước ngoài khảo sát và nghiên cứu thị trường (1998-2001)

Năm Chỉ tiêu

1998 1999 2000 2001

Số đoàn vào (đoàn) 637 800 700 600

Lượt doanh nghiệp vào (DN) 1321 2000 4000 3000

Số đoàn ra (đoàn) 48 50 23 20

Lượt doanh nghiệp ra (DN) 520 600 470 400

Tỷ lệ số đoàn ra/đoàn vào 7,5 6.26 3.2 3,3

Tỷ lệ doanh nghiệp ra/ vào 39,37 30 11.7 13.3

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy. Số lượng các đoàn vào Việt Nam qua các năm không đồng đều, và có sự giảm sút theo từng năm. Số lượng đoàn Việt Nam ra nước ngoài cũng vậy. Năm 1998 có 637 đoàn vào Việt Nam với 1321 lượt doanh nghiệp. Đáng chú ý là các đoàn: Đoàn Tổng thống Hung-ga-ri, đoàn Tổng thống Peru, đoàn Tổng thống Philippines, đoàn Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ, Phòng Thương mại Lào, đoàn Chủ tịch hội đồng US – ASEAN, đoàn chủ nhiệm Uỷ ban phát triển kinh tế Đài Loan, đoàn thị trường thành phố San Francisco (Mỹ), đoàn doanh nghiệp Argentina, đoàn Hiệp hội các nhà xuất khẩu Đức...

Phòng cũng đã tổ chức 48 đoàn và 520 lượt doanh nghiệp Việt Nam đi tham dự các hội nghị, hội thảo và khảo sát thị trường nước ngoài; trong đó đáng chú ý là các đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước đi thăm và làm việc tại các nước Malaysia, Singapore, Nga, Belarus, Nam Phi, Thái Lan, đoàn doanh nghiệp 6 tỉnh phía Bắc đi khảo sát thị trường Trung Quốc, đoàn doanh nghiệp hiệp hội đồng doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển sang Thuỵ Điển, đoàn FFA Việt Nam sang Canada... Tổ chức 30 cuộc hội thảo, thuyết trình, tiếp xúc doanh nghiệp giới thiệu về kinh tế, kinh doanh, các khu vực thị trường trọng điểm, các ngành hàng cụ thể như giới thiệu chương trình hỗ trợ của EU đối với doanh nghiệp Việt Nam, giới thiệu thị trường Pháp và EU, giới thiệu chuyên đề về APEC, chuyên đề về ASEAN, thuyết trình về xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Đức, hội thảo về bảo hiểm...Ký thêm 6 bản thoả thuận hợp tác với Phòng Thương mại Mỹ, Bungari, Belarus, Nam Phi, Phòng Thương mại tỉnh Cam Túc và Châu Hồng Hà (Trung Quốc)

Để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, Phòng đã tiến hành triển khai thực hiện 5 chương trình, dự án quy mô lớn, bao gồm chương trình phát triển thương mại, đầu tư, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý tài chính, kế toán và dự án VIE98/M02/SID” Khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam”. Đây là tiền đề quan trọng để phòng có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở quy mô lớn hơn.

Năm 1999 và năm 2000 Phòng đã tổ chức thêm nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, toạ đàm, thuyết trình, tiếp xúc cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nhằm giới thiệu kinh doanh, đầu tư, khu vực thị trường. Trong đó đáng chú là một số cuộc gặp giữa Việt Nam với Trung Quốc, gặp mặt doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Â, Việt nam và Nhật Bản, tổ chức các cuộc thuyết trình về thị trường Anh, Italia, Astralia, Nhật bản, New Zealand, Hàn Quốc, thuyết trình về Europartenariat, Francophone, Giới thiệu chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của EU...Như vậy trong hai năm này số lượng các đoàn doanh nghiệp cũng như các lượt người tham gia ra và vào Việt Nam có tăng lên nhưng không đáng kể, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Nhưng đến năm 2001 chỉ có 600 đoàn nước ngoài vào nghiên cứu, khảo sát thị trường Việt Nam, và số lượt doanh nghiệp theo đoàn vào Việt Nam cũng thấp hơn so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, bên cạnh đó việc tổ chức cho các đoàn Việt Nam ra nước ngoài cũng giảm nhanh chóng; năm 1998 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức cho 48 đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước với 520 doanh nghiệp thì năm 2001 con số này chưa đạt tới một nửa của năm 1998 (20 đoàn với 400 doanh nghiệp). Sỡ dĩ xảy ra tình trạng trên không chỉ do một phần hạn chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Như chúng ta đã biết thời kỳ 1998-2001 là thời kỳ mà nền kinh tế Châu Á vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ làm cho kinh tế của nhiều nước lâm vào tình trạng rất khó khăn, tăng trưởng thấp , lạm phát cao. Tuy Việt Nam là ít chịu ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng này nhưng do chúng ta có quan hệ kinh tế với các nước này nên điều đó lý giải vì sao trong thời gian qua đầu tư của họ vào Việt Nam giảm, song song với nó thì Việt Nam còn có nhiều bất cập trong việc thu hút vốn đầu tư nước như; giá điện nước của ta cao hơn so với các nước đang phát triển, chính sách chưa thông thoáng và rõ ràng... Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới giai đoạn này đang trên đà giảm sút cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của Việt Nam

Với nhiều khó khăn và trở ngại do yếu khách quan đem lại như vậy nhưng năm 2001 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể để khắc phục tình trạng trên và hoàn thành nhiệm vụ của mình: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức 130 cuộc hội thảo, hội nghị, toạ đàm, thuyết minh và tiếp xúc giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài nhằm giới thiệu, chắp mối các cơ hội đầu tư kinh doanh, các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp.Trong đó phải kể đến đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Ân Độ, đoàn Thứ trưởng ngoại giao Italia, đoàn Quỹ tiền tệ quốc tế, đoàn ngân hàng thế giới ...Phòng đã tổ chức cho 20 đoàn và 400 lượt doanh nghiệp ra nước ngoài trong đó có các đoàn doanh nghiệp tháp tùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp của đảng và chính phủ đi thăm Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Mỹ, Cuba, Indonesia, Philipine,Brunei... Những

chuyến đi này đã góp phần cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường của mình, một số doanh nghiệp đã tranh thủ được các đối tác nước ngoài chuyển giao những công nghệ nguồn, hiện đại, các dự án hỗ trợ doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế như dự án liên kết doanh nghiệp giày da, dự án tăng cường năng lực giảng dạy, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của EU(ASIA- INVEST) ...tiếp tục được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai và thu được những kết quả khả quan

Một số cuộc gặp gỡ đáng chú ý là các cuộc gặp của doanh nghiệp Việt Nam -Trung Quốc,gặp mặt doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Âu, gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, tổ chức các cuộc hội thảo thuyết trình về thị trường Anh, Italia, Australia, Newzealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ... thuyết minh vè Europarternariat, Francophone, giới thiệu chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Đây thực sự là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tìm hiều nhu cầu của nhau. Cùng với việc triển khai các thoả ước đã ký. Phòng đã ký kết các bản thoả thuận hợp tác với Phòng thương mại Ucraina, Lao, Mông Cổ thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Giúp các doanh nghiệp hiểu các hiệp định song phương như hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Các hoạt động truyền thống của vẫn tiếp tục duy trì ; Phòng vẫn tiếp tục các cuộc gặp mặt tiếp xúc giữa các đại sứ, tổng lãnh sự, ban tham tán nước ngoài tại Việt Nam thông qua hoạt động phối hợp với câu lạc bộ giao lưu kinh tế. Đầy là một sự nỗ lực đáng khích lệ của Phòng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 - 30)