Những biểu hiện của trẻ tự kỷ:··············································

Một phần của tài liệu Những đặc điểm rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ (Trang 27)

9. Cấu trúc của luận văn: ·····························································

1.3.5.Những biểu hiện của trẻ tự kỷ:··············································

Thông thƣờng, những trẻ em tự kỷ có thể đƣợc phát hiện qua những biểu hiện ở một số mặt sau:

Tương tác xã hội: Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với mọi ngƣời xung quanh. Ví dụ: Trẻ tự kỷ thƣờng thích đƣợc chơi một mình tách rời khỏi mọi ngƣời xung quanh, tỏ ra lãnh đạm, không quan tâm đến những ngƣời khác thậm chí cả những ngƣời thân trong gia đình. Đôi khi có những trẻ tự kỷ có chủ động tƣơng tác với ngƣời khác nhƣng lại theo một cách rất kỳ quặc, khó đƣợc chấp nhận: trẻ ngửi tay hay liếm má... của bất kỳ ngƣời nào mà trẻ tiếp xúc. Hầu nhƣ trẻ lẩn tránh ánh mắt của ngƣời khác, ít khi nhìn vào mắt của ngƣời đối diện. Ngay cả đối với những trẻ em và ngƣời lớn bị tự kỷ có sự phát triển chức năng tốt cũng không có hay ít duy trì quan hệ bạn

30

bè bên ngoài phạm vi gia đình và thƣờng bị coi là kỳ cục trong quan hệ xã hội.

Giao tiếp xã hội: Khó khăn trong việc hiểu các công cụ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, đặc biệt trong các tình huống giao tiếp. Ví dụ: Không hiểu ý nghĩa của cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện nét mặt, ngữ điệu giọng nói và lời nói của ngƣời khác. Nếu nói đƣợc thì trẻ có thể không sử dụng hoặc rất thụ động trong sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với ngƣời khác. Thậm chí có nhiều trẻ sử dụng ngôn ngữ không đúng tình huống. Ví dụ: Ngƣời lớn hỏi trẻ ăn cơm chƣa? trẻ trả lời là: Hôm nay trời mát quá...

Khả năng tưởng tượng: Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các hoạt động chơi và tƣởng tƣợng. Ví dụ: có rất nhiều hạn chế trong các hoạt động đòi hỏi trí tƣởng tƣợng. Chơi với các đồ vật theo một cách rập khuôn, kỳ quặc, chỉ quan tâm đến một vài chi tiết nhất định chứ không hiểu chức năng của đồ vật.

Ngoài ba vấn đề nổi bật trên, trẻ tự kỷ thƣờng hay biểu hiện những hành vi rập khuôn, hành vi tự lạm dụng, định hình (không thay đổi) trong những hoạt động khác nhau. Ví dụ: trẻ chỉ chịu mặc một số quần áo nhất định, ăn những thức ăn nhất định chứ nhất định không chịu ăn thức ăn khác, trẻ chỉ đi trên một con đƣờng từ nhà tới trƣờng, nhất định không chịu đi đƣờng khác. Khi đã nắm đƣợc tiến trình thực hiện một nhiệm vụ nào đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh chúng để phù hợp với hoàn cảnh mới.

Tự kỷ là một khuyết tật suốt đời và thƣờng bắt đầu trong tuổi ấu thơ. Phần lớn các trẻ tự kỷ bắt đầu thể hiện các dấu hiệu đặc trƣng của tự kỷ vào khoảng 2 đến 3 tuổi. Một số trẻ phát triển bình thƣờng trong một số năm đầu nhƣng sau trẻ mất dần các kỹ năng: ngôn ngữ, hứng thú quan hệ xã hội và trở nên sống thu mình, tách biệt, ít để ý tới ngƣời khác.

31

1.4. Khái niệm rối nhiễu hành vi của trẻ tự kỷ.

Dựa trên những đặc điểm của khái niệm rối nhiễu hành vi: RNHV là những hành vi lặp lại nhiều lần và kéo dài, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội và lứa tuổi, những hành vi làm ảnh hƣởng đến việc học, sinh hoạt, lao động của cá nhân và ảnh hƣởng đến những ngƣời xung quanh.

Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ tự kỷ của DSM-IV và những biểu hiện của trẻ tự kỷ đã đƣợc trình bày ở trên, chúng tôi đƣa ra khái niệm RNHV ở trẻ tự kỷ nhƣ sau:

Những hành vi được coi là rối nhiễu ở trẻ tự kỷ là những hành vi mang tính bệnh lý, nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán các loại bệnh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em. Đó là những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường, ở trẻ có thể có hành vi kích động, tự hành hạ bản thân và ảnh hưởng đến những người xung quanh trẻ.

1.5. Đặc điểm rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ.

Hành vi ở trẻ tự kỷ, ở đây nhìn từ góc độ là những hành vi rối nhiễu gây cản trở cho việc sinh hoạt, học tập của trẻ cũng nhƣ ảnh hƣởng đến giao tiếp xã hội của trẻ và ảnh hƣởng tới cuộc sống của trẻ và những ngƣời xung quanh. Những hành vi rối nhiễu của trẻ tự kỷ đƣợc thể hiện ở ba mặt sau:

1.5.1. Rối nhiễu hành vi thể hiện về mặt ương tác xã hội.

* Nhóm trẻ có hành vi xa lánh mọi ngƣời: Đây là loại rối nhiễu thƣờng thấy nhất, dễ phát hiện ngay từ nhỏ. Những trẻ này thƣờng có biểu hiện coi mọi ngƣời không tồn tại. Khi có ai gọi trẻ không phản ứng, có ai nói với trẻ thì trẻ cũng không trả lời, trên khuôn mặt trẻ hầu nhƣ không biểu lộ cảm xúc nào, trừ những lúc trẻ giận giữ, buồn hoặc vui cực độ. Nếu chạm tay vào ngƣời trẻ thì trẻ có biểu hiện co lại. Nếu trẻ muốn lấy một đồ vật gì

32

thì thƣờng nắm lấy mu bàn tay hay cánh tay ngƣời lớn mà không đặt tay vào lòng bàn tay họ, sau đó kéo gần họ đến vật mà nó muốn lấy, khi đã đƣợc nhƣ ý trẻ lại lờ họ đi. Nhóm trẻ này thƣờng không để ý đến cảm xúc buồn vui của bố mẹ, hầu nhƣ không có thái độ đồng cảm, trẻ hầu nhƣ bị thu hút vào vào những hoạt động không mục đích của riêng mình. Trẻ thƣờng tỏ ra thờ ơ bực bội với các trẻ khác (nhóm trẻ thƣờng). [25].

* Nhóm trẻ thụ động: Nhóm trẻ này không xa lánh hẳn với mọi ngƣời nhƣng cũng không chủ động, ít giao tiếp mắt với ngƣời khác..có thể giao tiếp với ngƣời khác nhƣng mức độ tập trung ngắn.

1.5.2. Rối nhiễu về khả năng hiểu và sử dụng công cụ ngôn ngữ trong giao tiếp. giao tiếp.

Đa số trẻ đều chậm nói và gặp những trở ngại trong cách nói, có trẻ hầu nhƣ không bao giờ nói một tiếng nào, có trẻ có khả năng bắt chƣớc tiếng kêu của loài vật hoặc có thể nhắc lại một từ riêng biệt nào đó, nhƣng hầu nhƣ không có tiến bộ thêm. Nhiều trẻ nói đƣợc nhƣng chậm hơn so với trẻ bình thƣờng, trẻ hay nhắc lại lời của ngƣời khác nhƣ con vẹt còn gọi là “chứng nhại lời”. Ví dụ: ngƣời lớn hỏi trẻ “con có uống nƣớc cam không?”, trẻ trả lời bằng cách nhắc lại “con có uống nƣớc cam không?” [4].. Khả năng hiểu lời của ngƣời khác nói cũng rất hạn chế. Nhiều trẻ hầu nhƣ không hiểu những gì ngƣời khác nói với chúng, có một số trẻ thì hiểu một phần nào đó nhƣng thƣờng là trong phạm vi môi trƣờng quen thuộc. Khả năng sử dụng các công cụ phi ngôn ngữ để giao tiếp: Đa số các trẻ tự kỷ chỉ biết cách nắm lấy cánh tay của ngƣời lớn để lôi kéo hay dẫn chỗ đến chỗ mà trẻ muốn lấy, phải mất một thời gian trẻ mới có thể chỉ chỏ, nhƣng thƣờng dùng cả cánh tay chứ ít khi dùng ngón tay.

33

Các trẻ tự kỷ hầu nhƣ không biết chơi trò chơi giả vờ và các hoạt động tƣởng tƣợng giống nhƣ ngƣời khác. Một số trẻ khác có thể chơi các đồ chơi xếp hình nhƣng chỉ là những hình đơn giản, các động tác trong khi chơi thƣờng lặp lại một cách máy móc, vị trí của các hình trẻ xếp thƣờng theo một vị trí bất biến. Khi chúng nghe một câu chuyện hay xem một bộ phim hoạt hình trẻ không có khả năng tƣởng tƣợng để hiểu đƣợc ý nghĩa của câu chuyện đó mặc dù chúng có thể đọc đúng từng từ. Chính vì thế chúng không thể hiểu đƣợc cảm xúc của ngƣời khác và cũng không thể trao đổi ý kiến với ngƣời khác. [25].

1.5.4. Rối nhiễu hành vi thể hiện trực tiếp qua những hành vi bất thường.

- Hành vi định hình

Theo Kanner, hành vi định hình là biểu hiện điển hình của trẻ tƣ̣ kỷ . Trẻ tự kỷ có những hành vi rập khuôn , lặp đi lă ̣p la ̣i: trẻ thích đi đi lại lại trong phòng, thích xếp các đồ vật thành hàng thẳng ; Vă ̣n, xoắn các ngón tay và bàn tay; Nói đi nói lại một vài từ mà bé thích ; Thích đến những nơi quen thuô ̣c; Thích chạy vòng vòng và quay vòng vòng ; Thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; Thích bật tắt các nút điện hay điện tử ,… Nhƣ̃ng trẻ khác nhau, sở thích về các hành vi đi ̣nh hình khác nha u [16].

- Không thích sự thay đôỉ

Hầu nhƣ trẻ tƣ̣ kỷ muốn tất cả mo ̣i điều phải quen thuô ̣c , gần gũi, trẻ rất ghét sƣ̣ thay đổi, xáo trộn: tƣ̀ nhƣ̃ng đồ dùng cá nhân , đồ dùng ho ̣c tâ ̣p cho đến nơi chốn s inh hoa ̣t hàng ngày . Đối với trẻ tự kỷ, sƣ̣ không quen thuô ̣c đồng nghĩa với sƣ̣ thiếu an toàn , trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một ngƣời la ̣, đồ vâ ̣t la ̣ hay đến mô ̣t nơi xa la ̣ (chẳng hạn một đứa trẻ tự kỷ chỉ đi trên một con đƣờng quen thuộc để đến trƣờng, nếu mẹ nó dẫn nó đi bằng

34

đƣờng khác, có thể gần hơn nhƣng nó khóc oà và nhất định không chịu đi con đƣờng đó). Do đó viê ̣c báo trƣớc cho trẻ chuẩn bi ̣ tƣ tƣởng để đón nhâ ̣n nhƣ̃ng điều mới la ̣ là mô ̣t việc hết sƣ́c quan trọng và nhiều khi trẻ cần sự giúp đỡ từ phía ngƣời lớn [11]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm

Ngày nay những chuyên gia dạy trẻ tự kỷ rất quan tâm đến giác quan của trẻ. Theo quan sát của chúng tôi , hầu hết trẻ tƣ̣ kỷ ít nhiều đều có vấn đề về giác quan: biểu hiê ̣n viê ̣c trẻ hay đƣa các đồ vâ ̣t lên ngƣ̉i , liếm các vâ ̣t trẻ cầm trên tay, ăn muối không thấy mă ̣n , ăn chanh không chua , quay tròn lâu không chóng mă ̣t , thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đâ ̣p đầu vào tƣờng không biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh l ạ chẳng hạn nhƣ tiếng khoan tƣờng nhà, tiếng máy xay sinh tố… Do đó mà tri ̣ liê ̣u cảm giác

(sensory therapy) cho trẻ tƣ̣ kỷ là mô ̣t lĩnh vƣ̣c rất đƣơ ̣c quan tâm hiê ̣n n ay, nhằm giúp các em thích ứng hơn, đỡ sợ hãi hơn trong cuộc sống nhộn nhịp với những thay đổi liên tục của môi trƣờng xung quanh trẻ. [32].

- Những gắn bó bất thường

Trẻ tự kỷ ở một giai đoạn nào đó có những gắn bó với đồ vật theo cách không bình thƣờng nhƣ : Trẻ hàng ngày chỉ sƣu tầm các tờ báo , vỏ chai, đồ hô ̣p, tờ li ̣ch, sợi dây, ống hút, vỏ kẹo; Trẻ có thích những khối hình có cạnh sắc nhọn, dẹt, chóp; Trẻ thích những đồ vật sinh hoạt trong nhà nhƣ : chén, bát, xoong, chảo, dĩa nhƣng hoàn toàn không thích đồ chơi bình

thƣờng. Với nhƣ̃ng loa ̣i đồ vâ ̣t này , trẻ tìm trong đó có một ý nghĩa thích thú nào đó mà ngƣời lớn không biết , trẻ có thể chơi cả ngày đối với những đồ vật đó mà không thấy chán. Nếu nhƣ khi đang chơi với những đồ vật này mà bị lấy đi thì trẻ thƣờng có thái độ chống đối rất dữ rội và có thể khóc, ăn vạ

35

rất lâu, cha mẹ trẻ sẽ rất vất vả để dỗ dành trẻ và đƣa trẻ về trạng thái ban đầu. [29].

- Hành vi gây phiền toái nơi công cộng

Khi ở chỗ đông ngƣời, trẻ tự kỷ thƣờng có những hành vi gây ảnh hƣởng đến những ngƣời xung quanh trẻ, chẳng hạn trẻ có thể gây ồn, la hét, kéo áo, giật đồ, làm đổ vỡ đồ đạc của ngƣời khác mà không hiểu hậu quả của mình gây ra, bởi vì trẻ không hiểu những những quy tắc ứng xử nơi công cộng. Do trẻ tƣ̣ kỷ có những hành vi khác thƣờng gây phiền toái cho những ngƣời xung quanh nên các bâ ̣c phụ huynh rất nga ̣i khi cho con đi đến chỗ đông ngƣời. Thƣờng trẻ tƣ̣ kỷ ít quan tâm đến cá c chuẩn mƣ̣c xã hô ̣i, muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có nhƣ̃ng hành vi trái ngƣợc với sƣ̣ mong đơ ̣i của ngƣời khác nhƣ : la khóc khi ngƣời lớn không đáp ứng sở thích của trẻ, làm đổ một đống đồ khi vào siêu thị , chụp nhanh nhƣ̃ng đồ vật tƣ̀ tay ngƣời bán hàng, tƣ̣ lấy đồ ở túi, giỏ của ngƣời khác, giâ ̣t nhanh mô ̣t món đồ chơi từ tay đứa trẻ bên cạnh ,… mà không mắc cỡ , ngƣợng ngùng . Nhƣng theo các chuyên gia về trẻ tƣ̣ kỷ , dù trẻ có làm vậy đi nữa , phụ huynh vẫn nên cho trẻ đến nơi công cô ̣ng , điều này giúp trẻ sống hòa nhâ ̣p với mo ̣i ngƣời và lâu dài sẽ có lợi cho sƣ̣ phát triển của trẻ, [11].

- La hét, giận dữ

Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thƣờng ƣ́ng xƣ̉ không đúng với nhƣ̃ng chuẩn mƣ̣c xã hô ̣i thông thƣờng . Khi ngƣời lớn thấy vâ ̣y và ngăn chă ̣n hành vi bất thƣờng đó sẽ làm trẻ rất khó chi ̣u và có nhƣ̃ng hành vi nổi cáu , gây hấn. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ , không biểu đa ̣t đƣơ ̣c nhƣ̃ng ý nghĩ của mình ra ngoài nên ngƣời lớn không hiểu trẻ và không làm theo ý muốn của trẻ . Vì vậy sự khó chịu của trẻ xuất hiê ̣n khá thƣờng xuyên so với trẻ bình thƣờng, trẻ làm nhƣ vậy cũng để gây

36

sự chú ý của ngƣời lớn đến trẻ. Ví dụ: có nhiều trẻ tự kỷ có thói quen ăn uống, ngủ vào những khung giời nhất định trong ngày, nhƣng có những hôm vì lí do nào đó mà bố mẹ chậm chễ trong việc cho trẻ ăn và ngủ thì trẻ có thể sẽ có những hành vi quấy khóc, ăn vạ, bứt rứt trong ngƣời…

- Những hành vi liên quan khác:

Nhƣ̃ng cá nhân bi ̣ tƣ̣ kỷ cũng có thể phát triển những triệu chứng đa dạng khác nhau , những rối loa ̣n tinh thần xuất hiê ̣n bao gồm rối loa ̣n tăng đô ̣ng kém chú ý (ADHD), (chứng) loạn tâm thần , sự buồn chán, rối loa ̣n ám ảnh cƣỡng bức và những rối loạn l o âu khác. Khoảng 25% trẻ em và những thanh niên bi ̣ tƣ̣ kỷ phát triển những cơn co giật bất thƣờng . Nhƣ̃ng cá nhân bị tự kỷ cũng có thể có biể u hiê ̣n nhƣ̃ng hành vi phá phách . Trẻ có thể tấn công lại bản thân hay những ngƣời khác khi không đƣợc đáp ứng nhu cầu kịp thời và đi đến môi trƣờng không quen thuộc.

1.6. Các kỹ thuật trị liệu ở trẻ tự kỷ

Nhìn chung trị liệu hành vi là một trong những kỹ thuật trị liệu phổ biến và đem lại hiệu quả rõ rệt cho trẻ tự kỷ. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi có chích dẫn một số kỹ thuật trị liệu của trƣờng phái Tâm lý học hành vi:

Kỹ thuật hành vi mẫu:

Nhà trị liệu đặt ra những mẫu hành vi có thể quan sát đƣợc và yêu cầu ngƣời bệnh luyện tập trƣớc ở phòng trị liệu và sau đó là tự luyện tập. Những hành vi ấy phần lớn là đƣợc giảng giải, thực hành trực tiếp trong quá trình trị liệu. Chúng thƣờng đƣợc diễn tả trong một nhóm định sẵn ngƣời bệnh quan sát và luyện tập thông qua việc đóng vai trong suốt quá trình trị liệu.

37

Sau khi theo dõi sự hình thành những vấn đề cơ bản, nhà trị liệu làm việc với ngƣời bệnh để bắt đầu dập tắt những hành vi không mong muốn. Việc dập tắt một cách đột ngột hành vi nào đó là rất khó khăn. Do vậy, quá trình dập tắt từ từ bằng cách củng cố tích cực những hành vi mới phải đƣợc thiết lập thƣờng xuyên. Củng cố tích cực là nhằm làm tăng cƣờng độ hoặc tần số xuất hiện của một hành vi nào đó kèm theo yếu tố củng cố (khen

Một phần của tài liệu Những đặc điểm rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ (Trang 27)