Đánh giá chung về biểu hiện tác phong công nghiệp trong hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện tác phong công nghiệp của giảng viên lí luận chính trị – hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (Trang 91)

động giảng dạy của ngƣời giảng viên lý luận chính trị - hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay được đánh giá trên 6 mặt: Tính kế hoạch trong công việc; Tính trách nhiệm và kỷ luật trong công việc; sự suy nghĩ và hành động cởi mở trong công việc; Tính khách quan, công bằng trong công việc của bản thân người giảng viên. Nhìn tổng thể, có những mặt, những yếu tố biểu hiện TPCN ở người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL đã hình thành, có những mặt, những yếu tố biểu hiện TPCN đang dần hình thành, đồng thời có những mặt, yếu tố chưa được như mong muốn vì còn đang ở mức độ thấp.

Nhìn một cách tổng quan, các mặt, các biểu hiện mang tính khách quan, hình thức của TPCN ở người GV là cao hơn so với các mặt, các biểu hiện mang tính chủ quan chủ quan, nội dung.

Xét một cách cụ thể từng mặt/tiêu chí thành phần, có thể rút ra một số nhận xét sau:

1/ Biểu hiện “Tính kế hoạch trong công việc” GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay nhìn chung còn chưa cao, thể hiện ở cả 3 mặt: lập kế hoạch, công khai kế hoạch và thực hiện kế hoạch công việc. Những phần nội dung kế hoạch thuộc về yếu tố khách quan thì được cụ thể, rõ ràng; những phần nội dung kế hoạch phụ thuộc yếu tố chủ quan của người GV còn chưa được đầy đủ. Điều này thể hiện tính hình thức, thụ động trong kế hoạch công việc của người GV, còn chưa được rèn luyện một cách tích cực từ phía người GV.

2/ Biểu hiện “Tính trách nhiệm và kỷ luật trong công việc” được tự đánh giá khá cao nhưng không đồng đều. Các biểu hiện thuộc về yêu cầu khách quan vẫn được đánh giá cao hơn, các biểu hiện thuộc về tinh thần chủ động của người GV vẫn được đánh giá thấp hơn.

3/ Biểu hiện “Suy nghĩ và hành động cởi mở trong công việc” của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL là khá cao. Đây là một tín hiệu đáng

mừng trong việc rèn luyện TPCN cho người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay.

4/ TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL biểu hiện ở “Tính khách quan, công bằng trong công việc” là không đồng đều. Có những điểm biểu hiện cao, có điểm biểu hiện chưa thực sự cao. Những biểu hiện cao là sự công bằng, khách quan trong quan hệ với người khác và với công việc, biểu hiện thấp hơn là trong mối quan hệ giữa công việc với bản thân. Suy đến cùng đó vẫn là những đặc điểm thuộc về yếu tố chủ quan của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay.

5/ Biểu hiện TPCN qua “dáng vẻ bề ngoài” của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay là khá cao. Các biểu hiện đó thể hiện được vị trí, vai trò của người GV, vừa thể hiện được bản sắc của đơn vị và cá nhân các GV, cũng được học viên đánh giá khá tốt.

6/ Người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay có sự quan tâm chăm sóc khá tốt sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của họ. Điều này cho thấy biểu hiện TPCN trong hoạt động chăm sóc bản thân của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay tương đối cao.

Việc đánh giá các tiêu chí cấu thành cụ thể phần nào cho chúng ta cái nhìn khái quát về mức độ biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay. Phân tích sâu hơn nữa mối quan hệ giữa các thành phần cũng chính là tìm ra được kết luận tổng quát cho biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay. Chúng tôi giả định rằng, các yếu tố trên sẽ có những yếu tố có mối quan hệ với nhau, làm nên một sự tương quan giữa các mặt, các yếu tố trong TPCN. Nếu xét quá trình phân tích trên sẽ có ít nhất 2 yếu tố: TPCN biểu hiện ở mặt hình thức (Vẻ bên ngoài của người giảng viên và sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe của người giảng viên) và TPCN biểu hiện ở mặt nội dung (kế hoạch công việc; trách nhiệm và kỷ luật trong công việc; suy nghĩ và hành động cởi mở trong công việc; sự khách

Quá trình xử lý số liệu trên phần mềm SPSS của phiếu khảo sát dành cho giảng viên cho phép phân tích các mối tương quan giữa các mặt biểu hiện. Kết quả đều cho thấy rõ mối tương quan là thuận và có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể:

a/ Giữa “Tính kế hoạch” và “Tính khách quan, công bằng”: R = 0,587, P = 0.000 < 0,05.

b/ Giữa “Tính trách nhiệm, kỷ luật” và “Suy nghĩ, hành động cởi mở”: R= 0,586, P =0.000 < 0,05.

c/ Giữa “Tính khách quan, công bằng” và “Tính trách nhiệm, kỷ luật”: R = 0,334, P = 0,001< 0.05.

d/ Giữa “Tính trách nhiệm, kỷ luật” và “Sự quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân”: R = 0,416, P = 0,000 < 0.05.

e/ Giữa “Suy nghĩ, hành động cởi mở” và “Tính khách quan công bằng”: R = 2,04, P = 0,044 < 0.05.

f/ Giữa “Suy nghĩ, hành động cởi mở” và “Sự quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân”: R = 0,419, P = 0,000 < 0.05.

g/ Giữa “Vẻ bên ngoài” và “Sự quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân” có tương quan nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (với P >0,05) (xin xem thêm ở phần phụ lục).

Như vậy, giữa các mặt biểu hiện TPCN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt “Tính trách nhiệm, kỷ luật” có quan hệ nhiều nhất với 3 mặt khác, hay mặt “Suy nghĩ và hành động cởi mở” cũng có quan hệ với 2 mặt khác (nêu trên). Điều này cho dấu hiệu cơ bản làm cơ sở trợ giúp hình thành và phát triển TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL.

3.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến biểu hiện tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy của giảng viên lý luận chính trị - hành chính khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến TPCN của người GV, chúng tôi đặt câu hỏi: Có sự khác biệt nào trong TPCN của người GV theo giới tính,

thời gian công tác và trình độ học vấn của các GV? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu và trả lời cho từng vấn đề trên.

a/ Sự khác biệt trong biểu hiện TPCN phân theo giới tính của GV

Có hay không sự khác biệt về TPCN của GV theo giới tính? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sử dụng bảng tính SPSS để kiểm định giả thuyết thống kê so sánh hai trung bình. Giá trị được chúng tôi kiểm định: Biến độc lập: giới tính; biến phụ thuộc: các trung bình: meanKH (kế hoạch), mean TNKL (trách nhiệm, kỷ luật), mean KQCB (khách quan công bằng), mean SNHDCM (suy nghĩ, hành động cởi mở), mean CSSK (chăm sóc sức khỏe).

Kết quả thu được trên mẫu gồm 60 GV nam và 38 GV nữ cho thấy sự khác biệt giới tính trong biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL là không có ý nghĩa về mặt thống kê (tất cả các giá trị P đều lớn hơn 0,05) mặc dù kết quả điểm trung bình cộng có chênh nhau (Xin xem thêm ở phần phụ lục.).

b/ Sự khác biệt trong biểu hiện TPCN phân theo trình độ học vấn của GV

Liệu có sự khác biệt nào trong TPCN theo trình độ học vấn? Sau khi kiểm định biến số độc lập trình độ học vấn của GVLLCT-HC khu vực ĐBSCL hiện nay, cho thấy 100% GV đều có trình độ từ cao đẳng/đại học trở lên, do vậy chúng tôi cũng sử dụng kiểm định T- Test để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Kết quả thu được trên mẫu 72 GV có trình độ trên đại học và 26 GV có trình độ đại học/cao đẳng cho thấy: Điểm trung bình của các GV có trình độ trên đại học và đại học/cao đẳng tương đối giống nhau ở tất cả các biểu hiện. Hầu hết các giá trị P đều lớn hơn 0,05. Chỉ có một biểu hiện duy nhất có giá trị P = 0,01, tức là sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê là tính kế hoạch của GV có trình độ trên đại học và GV có trình độ đại học, cao đẳng. Theo đó, GV có trình độ trên đại học có biểu hiện tính kế hoạch cao hơn so với GV có trình độ đại học/cao đẳng (Xin xem thêm ở phần phụ lục).

c/ Sự khác biệt trong biểu hiện TPCN phân theo thời gian công tác của GV

Thời gian công tác là biến độc lập, liên tục, nhiều nhóm; để kiểm định sự khác biệt (nếu có) trong biểu hiện TPCN của người GV, chúng tôi sử dụng kiểm định giả thuyết so sánh trung bình của nhiều hơn 2 nhóm bằng phép thống kê One – Way Anova trên SPSS. Kết quả thu được theo bảng sau:

Bảng 3.16: Kiểm định sự khác biệt về TPCN phân theo thời gian công tác của GV

Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

meanKH Between Groups .835 21 .040 .969 .510 Within Groups 2.829 69 .041 Total 3.663 90 meanTNKL Between Groups 4.077 21 .194 1.145 .327 Within Groups 11.530 68 .170 Total 15.608 89 meanSNHDCM Between Groups 5.702 21 .272 1.229 .256 Within Groups 15.245 69 .221 Total 20.946 90 meanKQCB Between Groups 1.630 21 .078 .819 .687 Within Groups 6.537 69 .095 Total 8.168 90 meanCSSK Between Groups 2.001 21 .095 1.315 .197 Within Groups 4.999 69 .072 Total 7.000 90

Kết quả đầu ra cho thấy: tất cả các giá trị P>0,05, chứng tỏ không có sự khác biệt rõ rệt về biểu hiện TPCN giữa các nhóm theo thời gian công tác.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy, nhìn chung, có sự khác biệt về biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL theo giới tính, trình độ học vấn và thời gian công tác, song sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Chỉ có một biểu hiện duy nhất là “Tính kế hoạch” (một nội dung của TPCN) có sự khác biệt theo trình độ học vấn. Theo đó, người có trình độ học vấn càng cao thì biểu hiện tính kế hoạch trong công việc càng cao. Đây là một gợi ý thú vị để đề tài tiếp tục đi sâu tìm hiểu trong các nghiên cứu sau này.

Trong quá trình nghiên cứu, để tìm hiểu ý kiến đánh giá của các khách thể nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến TPCN của người GV, nhất là ý kiến của các cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp của GV, đề tài thu được kết quả như sau:

Bảng 3.17: Ý kiến của cán bộ, quản lý về các yếu tố ảnh hƣởng đến TPCN của GV (N=42)

Yếu tố ảnh hưởng Tổng số ý kiến Môi trường sinh hoạt, làm việc 23

Thói quen của người GV 15

Nhận thức của người GV về TPCN 5

Tự ý thức rèn 5

Sự ràng buộc rõ ràng trong lãnh đạo, quản lý đối với GV 4

Các GV đưa ra những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi rèn luyện TPCN ở bản thân. Kết quả như sau:

Bảng 3.18: Ý kiến của GV về những yếu tố ảnh hƣởng đến việc rèn luyện TPCN của bản thân

Yêu cầu công

việc trong thời kỳCNH, HĐH Sự tự rèn luyện Tuân thủ quy định và nội

quy cơ quan

Thói quen Môi trường làm việc Chếđộ thưởng/ phạt rõ ràng N Giá trị 98 99 99 96 99 99 Lỗi 2 1 1 4 1 1 Trung bình 1.61 1.07 1.36 1.86 1.25 1.56 Độ lệch chuẩn .549 .258 .483 .705 .437 .519 Xếp thứ bậc 5 1 2 6 3 4

Như vậy, theo hai nhóm khách thể trên, có những điểm chung về yếu tố ảnh hưởng đến TPCN của người GV, đó là: môi trường làm việc (có yêu cầu/ tạo được TPCN hay không); sự tự rèn luyện của người GV, thói quen sinh hoạt của người GV là những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành, rèn luyện và biểu hiện TPCN của họ trong công việc.

Tuy nhiên, các ý kiến này được xem như những gợi ý ban đầu để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn trong quá trình nghiên cứu sau này. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi không kiểm định các yếu tố đó có ảnh hưởng đến TPCN của người GV.

Tiểu kết

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 bao gồm các nội dung cơ bản sau: 1/ Nhận thức của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL về TPCN của người GV. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL có nhận thức tương đối sâu sắc về TPCN, đặc điểm của TPCN và vai trò của TPCN đối với hoạt động giảng dạy của họ.

2/ Biểu hiện TPCN trong hoạt động giảng dạy của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay đang dần hình thành TPCN. Ở một

số mặt, biểu hiện TPCN tương đối cao, đặc biệt là các mặt thuộc về bình diện bên ngoài (thực hiện quy tắc/ nguyên tắc cơ quan, quan tâm đến diện mạo bên ngoài, quan tâm đến các mối quan hệ với đồng nghiệp/ học viên…) – mang tính khách quan (đòi hỏi/ yêu cầu của công việc); ở một số mặt, TPCN của người GV còn chưa thực sự được hình thành, đặc biệt là các mặt thuộc về bình diện chủ quan, tự chủ, tự ý thức trong công việc. (những mặt chưa hoặc ít có sự giám sát của đối tượng khác).

3/ Các mặt biểu hiện bên trong của TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL có mối quan hệ với nhau, tuy nhiên, TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL lại không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau (phân theo giới, trình độ học vấn và thời gian công tác).

4/ Có nhiều yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện TPCN của GVLLCT-HC, có thể phân thành nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan. Chúng có tác động khác nhau đến sự rèn luyện phát triển TPCN ở người GVLLCT-HC khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận cho phép đi đến định nghĩa về TPCN là toàn bộ lề lối, thái độ ứng xử của cá nhân phù hợp với trình độ phát triển của xã hội công nghiệp, thể hiện trong các mối quan hệ với bản thân, với công việc và với người khác.

TPCN là một yếu tố tâm lý mới, được hình thành và phát triển trong thời đại công nghiệp, thể hiện sự thích ứng của con người với xã hội công nghiệp. Nó có đặc điểm, tính chất và cấu trúc tâm lý đặc thù.

TPCN ở GVLLCT-HC được biểu hiện ra bên ngoài ở nhiều khía cạnh, trong đó các khía cạnh cốt lõi gồm: Tính kế hoạch; Tính trách nhiệm và kỷ luật trong công việc; có suy nghĩ và hành động cởi mở về công việc; tính khách quan, công bằng; vẻ bề ngoài; sự quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân người GV.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay cho thấy:

a/ Người GVLLCT-HC khu vực ĐBSCL có nhận thức tương đối sâu sắc về bản chất và đặc điểm của TPCN trong hoạt động giảng dạy của bản thân. Người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL nhận thức rõ về vai trò của TPCN trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Với người GV, TPCN trong hoạt động giảng dạy là thực sự cần thiết vì nó chính là yếu tố quan trọng góp phần giúp họ thực hiện tốt công việc của mình với hiệu quả cao nhất.

Người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL có động lực thúc đẩy rèn luyện TPCN xuất phát từ góc độ chủ quan: sự nhận thức đúng, sâu sắc về TPCN và vai trò của nó trong hoạt động nghề nghiệp; và có động lực thúc đẩy từ góc độ khách quan: phía học viên và cán bộ lãnh đạo quản lý. Cả hai đối tượng này đều cho rằng TPCN là yếu tố quan trọng góp phần giúp người GVLLCT- HC thực hiện tốt công việc của họ, đồng thời là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển. Người GVLLCT- HC phải rèn luyện TPCN để đáp ứng đòi hỏi của

xu hướng CNH, HĐH; tạo dựng hình ảnh người Thầy có chuyên môn cao, năng động, tích cực, sáng tạo… trong mắt học viên và xã hội.

b/ Biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay

được đánh giá trên 6 mặt: Tính kế hoạch trong công việc ; Tính trách nhiệm và kỷ luật trong công việc; sự suy nghĩ và hành động cởi mở trong công việc; tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện tác phong công nghiệp của giảng viên lí luận chính trị – hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)