Nhận thức của giảng viên lý luận chính trị-hành chính khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện tác phong công nghiệp của giảng viên lí luận chính trị – hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (Trang 51)

vực Đồng bằng sông Cửu Long về tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy

Nhận thức là yếu tố đầu tiên quyết định sự biểu hiện hành vi. Nghiên cứu biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC không thể bỏ qua được yếu tố nhận thức của họ về TPCN.

3.1.1. Quan niệm của giảng viên lý luận chính trị - hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu long về tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy

Người GVLLCT – HC có quan niệm như thế nào về TPCN? Đây là một trong những câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu lý luận cho thấy, đây là một vấn đề còn khá mới mẻ, có khá nhiều quan niệm với cách nhìn đa chiều, phụ thuộc vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà có những quan điểm khác nhau.

GVLLCT – HC là một đối tượng tương đối đặc biệt, có học vấn cao, có địa vị xã hội cao, có quan hệ xã hội và hiểu biết rộng, với công việc đặc thù là nghiên cứu và giảng dạy lý luận, việc nghiên cứu quan niệm của đối tượng này về TPCN vừa mang ý nghĩa kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài, vừa có giá trị nhất định về mặt lý luận trong xây dựng lý thuyết về TPCN.

Nhóm khách thể được hỏi là GVLLCT- HC và cán bộ lãnh đạo quản lý của họ.

Với đối tượng là GV, khi được hỏi: “Theo thầy/Cô, TPCN của GV được hiểu là…?” dưới dạng câu hỏi mở. Sau khi xử lý, kết quả thu được như bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Quan niệm của GVLLCT- HC về TPCN của GV (N = 82)

STT Tác phong công nghiệp của giảng viên là Số lượng % 1 Chuyên nghiệp, làm chủ kiến thức, chuyên môn sâu 29 35.3

2 Đúng giờ 21 25.6

3 Nhanh nhẹn 17 20.7

4 Ứng xử linh hoạt, thích ứng với môi trường 15 18.3

5 Đúng quy chế giảng viên 13 15.8

6 Đúng kế hoạch 11 13.4

7 Năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm 11 13.4

8

Định lượng được kết quả, sản phẩm đầu ra,

hiệu quả cao trong công việc 6 7.3

9 Đúng việc 5 6.1

10 Sử dụng phương tiện hiện đại 4 4.9

11 Cập nhật kiến thức 3 3.6

Theo bảng 3.1, đa phần GV trả lời đều cho rằng biểu hiện của người GV có TPCN phải là người “Làm chủ được kiến thức, và có chuyên môn sâu, có phong cách chuyên nghiệp”, thứ hai, họ phải là người “Đúng giờ”, “Nhanh nhẹn” trong công việc, ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được đánh giá cao là: Ứng xử linh hoạt, thích ứng với môi trường; thực hiện đúng quy chế giảng viên, thực hiện đúng kế hoạch…

Như vậy, đối với các GVLLCT- HC, yếu tố quyết định đến tác phong của một người, không phải là cái mà có thể nhìn thấy ngay được, càng không phải là cái dễ để thể hiện ra bên ngoài, nó mang một chiều sâu nhất định, phải được thử thách và trải qua quá trình thẩm định mới có thể khẳng định được, đó là yếu tố chuyên môn. Đây là một quan điểm khá thú vị, cho thấy cách nhìn nhận tác phong của một người của nhóm GV tương đối sâu sắc.

Tác phong, theo chúng tôi, đó chính là sự thể hiện ra bên ngoài con người những cái thuộc về bản chất, năng lực người. Quan điểm này phần

việc giảng dạy, cái mà thể hiện tốt nhất bản chất, năng lực người GV chính là chuyên môn của họ. Chuyên môn có sâu sắc, phong phú, có làm chủ được kiến thức/nội dung truyền đạt thì người GV mới có thể đủ bản lĩnh, tự tin và thể hiện tốt được nội dung bài giảng, qua đó mới có thể có được cái gọi là TPCN.

Một vài yếu tố khác chính là sự biểu hiện ra bên ngoài của yếu tố chuyên môn, đó là ứng xử nhanh nhẹn, linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường hay thực hiện tốt quy chế giảng viên; tất cả các yếu tố đó vừa góp phần làm phong phú biểu hiện của tác phong, vừa là sự biểu hiện tất yếu của một người có năng lực chuyên môn sâu và làm chủ được kiến thức của họ.

Cũng với câu hỏi trên, chúng tôi phỏng vấn sâu đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp của người GVLLCT- HC, kết quả thu được khi phỏng vấn 42 khách thể là như sau:

Bảng 3.2: Quan niệm của cán bộ lãnh đạo về TPCN của ngƣời GV (N = 42)

STT Tác phong công nghiệp của giảng viên Số

lượng %

1 Tích cực, năng động, sáng tạo, hiệu quả cao trong công việc 13 30.9 2 Thực hiện đúng giờ, đúng kế hoạch (của cá nhân, của đơn

vị) 11 26.2

3 Khoa học, chuyên nghiệp 10 23.8

4 Xử lý tình huống nhanh, hiệu quả 6 14.3 5 Tác phong chuẩn mực người GV 4 9.5 6 Trang phục đúng quy định trong giờ làm việc 3 7.14 7 Ý thức, trách nhiệm cao trong công việc 2 4.8 8 Năng lực hành vi tốt 2 4.8 9 Sử dụng tốt trang thiết bị hiện đại 2 4.8 10 Chuyên môn cao, cập nhật, đáp ứng được đòi hỏi của thời

kỳ CNH 2

Như vậy, quan niệm của người lãnh đạo quản lý trực tiếp của GV có một chút khác biệt trong cách diễn đạt về TPCN. Theo nhóm đối tượng này, TPCN trước tiên được hiểu là sự thể hiện một cách tích cực, năng động, sáng tạo và được đo bằng hiệu quả công việc, thể hiện ra bên ngoài bằng tính đúng giờ, đúng kế hoạch của cá nhân, đơn vị.

Đây là một cách nhìn phản ánh đúng vị trí của người trả lời phỏng vấn. Vì là người lãnh đạo, quản lý, cái mà họ nhìn nhận để đánh giá những người được quản lý của mình là hiệu quả công việc; muốn đánh giá tác phong cũng không thể bỏ qua được yếu tố hiệu quả, một người có TPCN phải là một người đạt hiệu quả công việc cao. Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác được cho là biểu hiện của TPCN như: Sự năng động, sáng tạo, tích cực. Đặc điểm nổi bật của sáng tạo là năng lực tạo ra cái mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, vượt qua thách thức, ….với khả năng đặt ra được các vấn đề cần giải quyết, khả năng này phần lớn dựa trên các yếu tố tri thức, vốn hiểu biết, phương pháp tư duy tốt. Như vậy, sáng tạo chính là biểu hiện đặc thù, ở tầm cao của chuyên môn trong công việc của người GV. Ngoài ra, tính kế hoạch (đúng giờ, đúng kế hoạch) là những nét mà người lãnh đạo/quản lý thường đánh giá cao nhân viên của mình trong quá trình công tác. Hay tính khách quan, minh bạch, cũng được các nhà quản lý, lãnh đạo xem là các biểu hiện của TPCN.

Có thể nói, quan niệm của các cấp lãnh đạo, quản lý trực tiếp của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL về cơ bản không khác biệt với quan niệm của GV về TPCN của GV. Trên bình diện lý luận, đó chính là sự thể hiện ra bên ngoài thái độ đối với công việc của người giảng viên; trên bình diện thực tiễn, đó chính là bản chất công việc của người GV được thể hiện ra bên ngoài và được đánh giá ra sao. Với người GV, nó là yếu tố chuyên môn cao, chuyên nghiệp; còn với người lãnh đạo, quản lý, đó chính là yếu tố hiệu quả công việc kết hợp với sự thực hiện đúng kế hoạch của người GV. Về bản chất, đó chỉ là sự diễn đạt khác đi của cùng một vấn đề: TPCN là sự thể hiện ra bên

ngoài năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu công việc, để đạt được hiệu quả công việc cao.

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nhận thức của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL về TPCN của GV là tương đối sâu sắc. Nó vừa thể hiện được cách nhìn nhận của họ về vấn đề này, vừa là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá TPCN của họ trong quá trình nghiên cứu của đề tài.

Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu về quan niệm về TPCN của người GV, chúng tôi còn muốn tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của người GV về đặc điểm của TPCN. Vẫn dưới hình thức câu hỏi mở, đề tài tiến hành khảo sát trên nhóm khách thể GV với câu hỏi “Theo Thầy/ Cô, TPCN của GV bao gồm những đặc điểm nào”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Quan niệm của GV về đặc điểm TPCN của ngƣời GV (N = 88)

STT Đặc điểm của TPCN của GV Số lượng % 1 Chuyên môn sâu, rộng 30 34 2 Năng động, sáng tạo, tích cực, cầu thị, cầu tiến 29 32.9 3 Đúng giờ, tận dụng thời gian hợp lý 20 22.7 4 Linh hoạt, thích ứng môi trường, ứng xử hợp tác 14 16 5 Kỷ luật /Tuân thủ nội quy 11 12.5 6 Có kế hoạch, tiêu chí cụ thể 10 11.4 7 Phương pháp giảng dạy mới 10 11.4 8 Nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp 9 10.2 9 Phương tiện hiện đại 8 9.1

10 Nhanh nhẹn 7 7.9

11 Ý thức nâng cao trình độ/ cập nhật kiến thức 6 6.8 12 Ngôn phong chuẩn mực, Rõ ràng, ngắn gọn 4 4.5 13 Đạo đức trong sáng 4 4.5

14 Có trách nhiệm 3 3.4

15 Phong cách mô phạm (gọn gàng, lịch sự) 2 2.2 16 Sức khỏe, dẻo dai trong công việc 2 2.2

Theo bảng trên, TPCN của người GV có rất nhiều đặc điểm. Tuy nhiên, các đặc điểm đó được phân bố không đồng đều trên tổng số ý kiến của các GV. Có những đặc điểm được nhiều ý kiến đồng ý, có những đặc điểm được rất ít sự đồng ý của các GV. Những đặc điểm nhận được sự đồng ý nhiều nhất là: chuyên môn sâu, rộng (30 ý kiến); năng động, sáng tạo, tích cực, cầu thị, cầu tiến (29 ý kiến), đúng giờ, sử dụng thời gian hợp lý (20 ý kiến); linh hoạt, thích ứng với môi trường, ứng xử hợp tác (14 ý kiến); kỷ luật/ tuân thủ nội quy (11 ý kiến); có kế hoạch, tiêu chí cụ thể (10 ý kiến)….

Kết quả trên một lần nữa khắc sâu thêm quan niệm của người GV về TPCN trong công việc của họ. Vẫn là sự đánh giá cao vai trò của chuyên môn, và bên cạnh đó là sự phát huy yếu tố chuyên môn trong môi trường giảng dạy.

Có một điều đáng lưu ý là, hầu hết các ý kiến của GV về đặc điểm của TPCN của họ có nhiều đặc điểm khớp với kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài khi đưa ra tiêu chí đánh giá biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC. Đó là các tiêu chí: “Tính kế hoạch”; “Tính trách nhiệm & Kỷ luật”; “Suy nghĩ và hành động cởi mở”; “Tính khách quan, công bằng”; “Vẻ ngoài”; “Quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Đây là sự khẳng định tính khách quan trong quá trình nghiên cứu lý luận của đề tài, cũng là một khẳng định về nhận thức tương đối sâu sắc của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL về TPCN trong hoạt động giảng dạy của họ.

Với đối tượng học viên, chúng tôi quan tâm tới những đặc điểm mà người học viên muốn có ở người GVLLCT- HC. Với câu hỏi: Anh/chị mong muốn như thế nào về người GVLLCT- HC, chúng tôi đưa ra 10 đặc điểm (có đặc điểm theo chúng tôi thuộc về TPCN, có đặc điểm không thuộc về TPCN), yêu cầu học viên chọn 5 đặc điểm họ mong muốn nhất. Kết quả thu được như ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm học viên mong muốn ở GVLLCT- HC (N = 130) Dễ dãi, thoải mái Chuyên nghiệp Có trình độ sâu Có trách nhiệm và kỷ luật cao Gần gũi, giản dị Làm việc có kế hoạch cụ thể Cẩn thận, chỉn chu Hài hước Đòi hỏi cao Học viên: tư duy và sáng tạo Khách quan N Giá trị 130 130 130 130 130 130 130 130 130 130 Lỗi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trung bình 1.84 1.27 1.18 1.38 1.22 1.62 1.88 1.58 1.78 1.43 Độ lệch chuẩn .369 .445 .389 .486 .418 .488 .330 .495 .413 .497 xếp thứ bậc 9 3 1 4 2 7 10 6 8 5

Theo bảng trên, điều học viên mong muốn nhất xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 là: (1) GV có trình độ chuyên môn sâu; (2) GV gần gũi, giản dị; (3) GV chuyên nghiệp; (4) GV có trách nhiệm, kỷ luật trong công việc; (5) GV khách quan trong công việc.

Những mong muốn này của học viên đối với GV là một sự khẳng định ngầm ẩn về hình ảnh người thầy lý tưởng đối với học viên. Các đặc điểm trên, theo chúng tôi, cũng chính là những đặc điểm biểu hiện một GV có TPCN.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu quan niệm của GVLLCTHC khu vực ĐBSCL cho thấy: Các GV có nhận thức khá sâu sắc về bản chất và đặc điểm của TPCN trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Theo đó, TPCN trong hoạt động của người GV chính là sự thể hiện ra bên ngoài trình độ chuyên môn sâu, rộng trong quá trình công tác; được đo bằng hiệu quả cao trong công việc, biểu hiện qua các đặc điểm chính như: chuyên môn sâu, rộng; năng động, sáng tạo, tích cực, cầu thị, cầu tiến; đúng giờ, sử dụng thời gian hợp lý; linh hoạt, thích ứng với môi trường, ứng xử hợp tác; kỷ luật/ tuân thủ nội quy; có kế hoạch, tiêu chí cụ thể …

3.1.2. Đánh giá về vai trò của tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy của giảng viên lý luận chính trị - hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

TPCN có vai trò như thế nào trong công việc của người GV là một trong những điều đề tài quan tâm nghiên cứu. Hiểu được vai trò của nó, người GV mới có hay không có nhu cầu và ý thức rèn luyện TPCN. Đánh giá vai trò của TPCN trong hoạt động giảng dạy của GV không chỉ có đối tượng GV đánh giá, mà còn là sự đánh giá của cả học viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý của GV, vì chỉ khi người học có nhu cầu về TPCN của người GV, nó sẽ trở thành một đòi hỏi mang tính khách quan đối với GV trong quá trình rèn luyện TPCN; chỉ khi người cán bộ lãnh đạo/ quản lý có cái nhìn thấu đáo về vai trò của TPCN trong hoạt động của GV, mới có thể đưa vào công tác quản lý, lãnh đạo của họ những hoạt động cụ thể nhằm nâng cao TPCN của người GV, từ đó người GV mới có được sự đòi hỏi của thực tiễn công tác mà có nhu cầu và ý thức rèn luyện TPCN trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Vai trò của TPCN trong hoạt động giảng dạy của người GV do đó được chúng tôi sử dụng để hỏi cả 3 đối tượng khách thể: GV, lãnh đạo quản lý và học viên.

Với đối tượng GV và học viên, chúng tôi sử dụng cùng một câu hỏi: “Người GV LLCT- HC có cần có TPCN không? Vì sao?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5: Đánh giá của GV và Học viên về vai trò của TPCN đối với GVLLCT- HC Trả lời Giảng viên (N = 99) Học viên (N = 128) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Có 97 98 122 93.8 Không 2 2 6 4.7

Kết quả phân tích định lượng cho thấy, hầu hết các GV (98%) và học viên (93,8%) được hỏi đều cho rằng người GVLLCT- HC cần phải có TPCN.

Đây là một tín hiệu khả quan cho sự rèn luyện TPCN của người GVLLCT- HC xét từ cả hai phương diện chủ quan và khách quan.

Tìm hiểu về sự giải thích lý do cho sự cần thiết TPCN của người GVLLCT- HC, kết quả nghiên cứu cho thấy từ phía người GV và người học viên có những sự giải thích tương đối cụ thể:

Theo ý kiến của nhóm GV, họ cần có TPCN vì các lý do cơ bản dưới đây:

Bảng 3.6: Ý kiến của GV về vai trò của TPCN trong hoạt động giảng dạy (N = 79)

STT GVLLCT- HC Cần có TPCN vì Tổng số ý kiến %

1 Đảm bảo hiệu quả công việc 51 64.5

2

Phù hợp nếp sống văn minh/ thích ứng

môi trường mới 22

27.8

3 Làm gương cho HV và người khác 5 6.3

4 Tạo ấn tượng tốt với HV 3 3.8

5 Giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn 3 3.8

Theo kết quả trên, người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL cho rằng họ cần có TPCN trong hoạt động giảng dạy để đảm bảo hiệu quả công việc (51 ý kiến) và phù hợp nếp sống văn minh, giúp thích ứng với môi trường mới (22 ý kiến). Những ý kiến này thể hiện được ý nghĩa của TPCN trong hoạt động nghề nghiệp của người GV đã được nhận thức tương đối sâu sắc. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL đã đặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện tác phong công nghiệp của giảng viên lí luận chính trị – hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)