Đề tài triển khai nghiên cứu theo 4 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1 (5/2012): Xác định vấn đề nghiên cứu, xin ý kiến chuyên gia và xây dựng đề cương nghiên cứu.
* Giai đoạn 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát thử, xác định khách thể nghiên cứu.
Mục đích:
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu;
- Tổng hợp lý luận về tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy của người GVLLCT- HC (Khái niệm, cấu trúc tâm lý);
- Xây dựng khái niệm công cụ và xác định phương pháp nghiên cứu biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC.
- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.
Nội dung và kế hoạch cụ thể:
- Từ tháng 6/2012 – 8/2012: Nghiên cứu cơ sở lý luận để định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn;
- Từ tháng 8/2012- 9/2012: Xây dựng mẫu điều tra, mẫu phỏng vấn sâu dành cho GV, học viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý;
- Từ tháng 9/2012 – 12/2012: Khảo sát thử trên mẫu nhỏ để bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện trên các mẫu phiếu; Xác định khách thể nghiên cứu (mẫu cụ thể).
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng hợp, hệ thống các tri thức lý thuyết và thực tiễn về tác phong công nghiệp, biểu hiện tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy của người GVLLCT- HC hiện nay
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia về nội dung nghiên cứu
* Giai đoạn 3, từ tháng 12/2012 – 3/2013: Thu thập số liệu về thực trạng biểu hiện TPCN trong hoạt động giảng dạy của GVLLCT- HC.
Giai đoạn này tiến hành từ 12/2012 đến 3/2013 trên mẫu khách thể gồm 100 giảng viên, 130 học viên và 42 cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị đào tạo LLCT- HC khu vực ĐBSCL.
Địa bàn và mẫu khách thể nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu được xác định là 13 đơn vị đào tạo LLCT- HC hệ trung cấp và 1 đơn vị đào tạo LLCT- HC hệ cao cấp tại 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Tổng số GV của các đơn vị đào tạo này hiện nay khoảng 350 giảng viên.
- Do điều kiện nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, gồm: 100 GV, 130 học viên và 42 cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị đào tạo LLCT- HC tại các tỉnh/ Thành phố: Cần Thơ, An Giang và Trà Vinh.
Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu
Khách thể Giới tính Thâm niên công tác Trình độ học vấn Giảng viên Nam Nữ 1- 10 năm 10 - 20 năm 20- 30 Năm Sau Đại học Đại học Sốlượng 61 38 72 15 4 72 26 % 61.6 38.9 79.1 16.5 4.4 73.5 26.5 Tổng 99 91 98
Nhóm tham chiếu Nam % Nữ % Tổng Học viên 75 58.6 53 41.4 128
Mục đích: Xác định thực trạng biểu hiện TPCN của đội ngũ GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay (nhận thức, biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng).
Nội dung:
a. Chọn khách thể nghiên cứu là 100 GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL, nhóm khách thể tham chiếu là 130 học viên và 42 cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị đào tạo LLCT- HC khu vực ĐBSCL.
b. Xác định thực trạng biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp “Điều tra viết” nhằm thu thập thông tin mang tính định lượng, xác định các biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay. Công cụ là “Phiếu Trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên và học viên” về biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL.
- Sử dụng “Phỏng vấn sâu” nhằm thu thập thông tin định tính và thông tin bổ sung về các biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC. Công cụ là “Dàn ý phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý” các cơ sở đào tạo thuộc mẫu nghiên cứu của đề tài về biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL và các biện pháp rèn luyện phát triển tác phong công nghiệp ở giảng viên.
- Sử dụng phương pháp “Quan sát” dưới hình thức dự giờ lên lớp của giảng viên để đánh giá biểu hiện TPCN trong hoạt động giảng dạy của họ. Công cụ là “Danh mục các biểu hiện TPCN của giảng viên” mà đề tài soạn thảo.
Giai đoạn 4: Xử lí, phân tích số liệu, viết báo cáo đề tài luận văn
- Từ tháng 3/2013 – 8/2013: Phân tích số liệu, viết báo cáo khoa học của đề tài;
- Từ tháng 9/2013 – 12/2013: Chỉnh sửa báo cáo. Chuẩn bị bảo vệ luận văn.
Mục đích:
Nội dung:
Từ những kết quả thu được từ việc điều tra trong giai đoạn nghiên cứu thực trạng cùng với sự phân tích, xử lý các kết quả điều tra chúng ta nhận diện được thực trạng biểu hiện TPCN của GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay. Dựa vào kết quả điều tra đã có để đề xuất những kiến nghị phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu trong giai đoạn này là “Thống kê toán học”.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Trong đề tài có sử dụng các công thức sau đây:
- Tính Tần suất (Frequency) của từng câu hỏi làm cơ sở để sử dụng các công thức toán học tiếp theo.
- Tính điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được ở từng câu hỏi/ tình huống trên mẫu khách thể.
- Tính Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) để mô tả độ phân tán/tập trung xung quanh giá trị trung bình của các kết quả thu được.
- Tính hệ số Tương quan (pearson correlation) giữa các biến đo với các tiêu chí biểu hiện TPCN.
- Tính kết quả So sánh nhằm kiểm định khác biệt giữa các nhóm khách thể: Giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác về biểu hiện TPCN (T- Test; One – way anova).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Mục đích: Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu trong tài liệu, viết tổng quan nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận
- Nội dung: Nghiên cứu tài liệu có liên quan về nội dung nghiên cứu, - Cách tiến hành: Tiến hành tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan; phân tích định tính và tổng hợp nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.2.2. Phương pháp điều tra viết
- Mục đích: Qua quá trình trả lời phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế xuất phát từ nội dung đề tài nhằm thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài thiết kế và sử dụng 2 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV (11 câu) xoay quanh đánh giá nhận thức của GV về TPCN (3 câu); các biểu hiện TPCN theo các tiêu chí đã đưa ra (7 câu) và thông tin cá nhân (1 câu); phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học viên bao gồm 10 câu; trong đó đánh giá nhu cầu của học viên về TPCN của GV (2 câu); đánh giá của học viên về biểu hiện TPCN của GV (6 câu); kiến nghị nhằm nâng cao TPCN cho GV (1 câu) và thông tin cá nhân (1 câu ) (Xem thêm trong phụ lục).
- Cách tiến hành: thiết kế phiếu trưng cầu dựa trên các tiêu chí đã có; phát và thu phiếu trên các mẫu khách thể đã chọn.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Khai thác, làm rõ những thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Nội dung: Đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đối với nhóm khách thể là lãnh đạo quản lý, bao gồm 5 câu; trong đó tìm hiểu quan niệm của khách thể về TPCN (1 câu); yêu cầu khách thể đánh giá về vai trò của TPCN đối với hoạt động giảng dạy (1 câu); đánh giá về TPCN của người GVLLCT- HC khu vực ĐBSCL hiện nay và các yếu tố tác động tại đơn vị (2 câu); Thông tin cá nhân (1 câu) (Xem thêm trong phụ lục)
- Cách tiến hành: Thiết kế mẫu phiếu, tiến hành phỏng vấn và ghi chép các nội dung thông tin trả lời của khách thể.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Làm rõ thêm các vấn đề lý luận về TPCN; phương pháp
- Nội dung: Tham vấn các chuyên gia tâm lý, giáo dục về TPCN (định nghĩa, biểu hiện, cấu trúc tâm lý…)
- Cách tiến hành: Gặp gỡ, trao đổi, ghi chép, phân tích các nội dung học thuật xoay quanh đề tài nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích: Phân tích định tính và định lượng các kết quả thu được qua quá trình điều tra xã hội học
- Nội dung: sử dụng các nội dung phân tích: tỷ lệ %; điểm trung bình; độ lệch chuẩn; hệ số tương quan; phép so sánh để làm rõ kết quả nghiên cứu
- Cách tiến hành: Mã hóa, nhập, làm sạch và xử lý số liệu.
2.3. Đánh giá mức độ biểu hiện của TPCN ở GVLLCT – HC * Về mặt định lƣợng: * Về mặt định lƣợng:
Điểm quy ước đối với các mức độ biểu hiện được tính ở thang đo dao động từ 1 đến 2 hoặc từ 1 đến 3, tương ứng với “có”/ “không” hoặc “Luôn luôn”, “Thỉnh thoảng”, “Không bao giờ” và “Rất thường xuyên”, “Thường xuyên”, “Không thường xuyên”.
* Về mặt định tính:
Có 3 mức độ được quy ước đối với đánh giá định tính trong đề tài này là: “Cao”, “Trung bình”, “Thấp”, tương ứng với các khoảng điểm được quy ước ở các câu hỏi khác nhau như sau:
- Từ 1 điểm đến dưới 1,4 điểm: Mức “Cao”
- Từ 1,4 điểm đến dưới 1,7 điểm: Mức “Trung bình” - Từ 1,7 điểm đến 2 điểm: Mức “Thấp”
Hoặc:
- Từ 1 điểm đến dưới 1,5 điểm: Mức “Cao” - Từ 1,5 đến dưới 2,5: Mức “Trung bình” - Từ 2,5 điểm đến 3 điểm: Mức “Thấp”
Tóm lại, trong đề tài này, điểm số trung bình càng cao thì mức độ biểu hiện càng thấp và ngược lại.
Tiểu kết
Để đạt được mục đích nghiên cứu, thu được những cứ liệu khách quan, đề tài đã triển khai theo một quy trình nghiêm túc, khoa học với các giai đoạn chặt chẽ. Đồng thời đã lựa chọn và sử dụng đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu phù hợp với tính chất của đề tài như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát dự giờ, phương pháp thống kê toán học. Các số liệu được xử lí định lượng và định tính nhằm chỉ ra các mức độ biểu hiện TPCN của GVLLCT – HC khu vực ĐBSCL hiện nay.
Chƣơng 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
3.1. Nhận thức của giảng viên lý luận chính trị - hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về tác phong công nghiệp trong hoạt động vực Đồng bằng sông Cửu Long về tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy
Nhận thức là yếu tố đầu tiên quyết định sự biểu hiện hành vi. Nghiên cứu biểu hiện TPCN của người GVLLCT- HC không thể bỏ qua được yếu tố nhận thức của họ về TPCN.
3.1.1. Quan niệm của giảng viên lý luận chính trị - hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu long về tác phong công nghiệp trong hoạt động giảng dạy
Người GVLLCT – HC có quan niệm như thế nào về TPCN? Đây là một trong những câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu lý luận cho thấy, đây là một vấn đề còn khá mới mẻ, có khá nhiều quan niệm với cách nhìn đa chiều, phụ thuộc vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà có những quan điểm khác nhau.
GVLLCT – HC là một đối tượng tương đối đặc biệt, có học vấn cao, có địa vị xã hội cao, có quan hệ xã hội và hiểu biết rộng, với công việc đặc thù là nghiên cứu và giảng dạy lý luận, việc nghiên cứu quan niệm của đối tượng này về TPCN vừa mang ý nghĩa kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài, vừa có giá trị nhất định về mặt lý luận trong xây dựng lý thuyết về TPCN.
Nhóm khách thể được hỏi là GVLLCT- HC và cán bộ lãnh đạo quản lý của họ.
Với đối tượng là GV, khi được hỏi: “Theo thầy/Cô, TPCN của GV được hiểu là…?” dưới dạng câu hỏi mở. Sau khi xử lý, kết quả thu được như bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Quan niệm của GVLLCT- HC về TPCN của GV (N = 82)
STT Tác phong công nghiệp của giảng viên là Số lượng % 1 Chuyên nghiệp, làm chủ kiến thức, chuyên môn sâu 29 35.3
2 Đúng giờ 21 25.6
3 Nhanh nhẹn 17 20.7
4 Ứng xử linh hoạt, thích ứng với môi trường 15 18.3
5 Đúng quy chế giảng viên 13 15.8
6 Đúng kế hoạch 11 13.4
7 Năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm 11 13.4
8
Định lượng được kết quả, sản phẩm đầu ra,
hiệu quả cao trong công việc 6 7.3
9 Đúng việc 5 6.1
10 Sử dụng phương tiện hiện đại 4 4.9
11 Cập nhật kiến thức 3 3.6
Theo bảng 3.1, đa phần GV trả lời đều cho rằng biểu hiện của người GV có TPCN phải là người “Làm chủ được kiến thức, và có chuyên môn sâu, có phong cách chuyên nghiệp”, thứ hai, họ phải là người “Đúng giờ”, “Nhanh nhẹn” trong công việc, ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được đánh giá cao là: Ứng xử linh hoạt, thích ứng với môi trường; thực hiện đúng quy chế giảng viên, thực hiện đúng kế hoạch…
Như vậy, đối với các GVLLCT- HC, yếu tố quyết định đến tác phong của một người, không phải là cái mà có thể nhìn thấy ngay được, càng không phải là cái dễ để thể hiện ra bên ngoài, nó mang một chiều sâu nhất định, phải được thử thách và trải qua quá trình thẩm định mới có thể khẳng định được, đó là yếu tố chuyên môn. Đây là một quan điểm khá thú vị, cho thấy cách nhìn nhận tác phong của một người của nhóm GV tương đối sâu sắc.
Tác phong, theo chúng tôi, đó chính là sự thể hiện ra bên ngoài con người những cái thuộc về bản chất, năng lực người. Quan điểm này phần
việc giảng dạy, cái mà thể hiện tốt nhất bản chất, năng lực người GV chính là chuyên môn của họ. Chuyên môn có sâu sắc, phong phú, có làm chủ được kiến thức/nội dung truyền đạt thì người GV mới có thể đủ bản lĩnh, tự tin và thể hiện tốt được nội dung bài giảng, qua đó mới có thể có được cái gọi là TPCN.
Một vài yếu tố khác chính là sự biểu hiện ra bên ngoài của yếu tố chuyên môn, đó là ứng xử nhanh nhẹn, linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường hay thực hiện tốt quy chế giảng viên; tất cả các yếu tố đó vừa góp phần làm phong phú biểu hiện của tác phong, vừa là sự biểu hiện tất yếu của một người có năng lực chuyên môn sâu và làm chủ được kiến thức của họ.
Cũng với câu hỏi trên, chúng tôi phỏng vấn sâu đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp của người GVLLCT- HC, kết quả thu được khi phỏng vấn 42 khách thể là như sau:
Bảng 3.2: Quan niệm của cán bộ lãnh đạo về TPCN của ngƣời GV (N = 42)
STT Tác phong công nghiệp của giảng viên Số
lượng %
1 Tích cực, năng động, sáng tạo, hiệu quả cao trong công việc 13 30.9 2 Thực hiện đúng giờ, đúng kế hoạch (của cá nhân, của đơn
vị) 11 26.2
3 Khoa học, chuyên nghiệp 10 23.8
4 Xử lý tình huống nhanh, hiệu quả 6 14.3 5 Tác phong chuẩn mực người GV 4 9.5 6 Trang phục đúng quy định trong giờ làm việc 3 7.14 7 Ý thức, trách nhiệm cao trong công việc 2 4.8 8 Năng lực hành vi tốt 2 4.8