- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: tính thuế theo phương pháp khấu trừ
b. Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại:
Mặc dù công ty đã sử dụng khá đầy đủ hệ thống TK theo QĐ 48 để theo dõi ngoại tệ như TK 1122 nhưng hiện tại công ty vẫn chưa sử dụng TK ngoài bảng 007 để theo dõi nguyên tệ. Việc này sẽ dẫn đến một số khó khăn như:
Thứ nhất, trong nghiệp vụ xuất khẩu, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ nhưng ghi nhận ở sổ kế toán lại ghi theo VNĐ. Mặt khác, tỷ giá ngoại tệ lại thay đổi từng ngày nên thông tin về ngoại tệ là chỉ chính xác tại từng thời điểm. Khi doanh nghiệp muốn kiểm tra hoặc biết thông tin về giá trị nguyên tệ của công ty thì kế toán lại mất thời gian tính toán.
Thứ hai, khi công ty không sử dụng TK 007 sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ, dẫn đến mất đi một khoản doanh thu tài chính hoặc làm giảm chi phí tài chính, làm cho việc tính lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp bị sai lệch.
4.1.2.2. Về phương pháp hạch toán chi phí hàng mẫu gửi đi:
Hiện nay, chi phí hàng mẫu gửi đi cho khách hàng hoặc làm mẫu cho Bên gia công được ghi nhận như sau: ghi Nợ TK 1547 và ghi Có TK 155 theo trị giá xuất kho của hàng. Như vậy có nghĩa là giá trị hàng mẫu được tính vào giá vốn hàng xuất khẩu. Việc ghi nhận này là không chính xác, do hàng mẫu không được tính vào số
lượng hàng công ty xuất bán và công ty cũng không thu được doanh thu từ nghiệp vụ kinh tế này.
4.1.2.3.Về hệ thống sổ kế toán
Nhìn chung hệ thống sổ kế toán công ty sử dụng vẫn còn một số thiếu sót như:
Thứ nhất, để có thể có những thông tin chính xác cho nhà quản trị cũng như kế toán quản trị thì kế toán cần tính được kết quả chi tiết của từng tờ khai xuất khẩu. Hiện tại trong hệ thống sổ tại công ty chưa có báo cáo nào phản ánh điều này. Qua ví dụ minh họa ta thấy, một biên lai thu lệ phí hải quan được mở cho 2 hoặc 3 tờ khai hàng xuất. Điều này có nghĩa là trong quá trình xuất khẩu sẽ phát sinh một số khoản chi phí chung cho nhiều thương vụ. Bộ phận chi phí này cần được tính toán phân bổ hợp lý, để từ đó có bảng tính kết quả chính xác cho từng tờ khai xuất khẩu.
Thứ hai, để phục vụ công tác làm hồ sơ hoàn thuế cuối kỳ, kế toán đã lập Bảng kê chứng từ chứng minh hàng xuất vào thời điểm cuối niên độ. Tuy nhiên việc lập bảng kê vào thời điểm này là chưa hợp lý. Việc cuối kỳ mới lập bảng kê sẽ rất khó khăn do số lượng chứng từ và hợp đồng xuất khẩu phát sinh trong kỳ là tương đối lớn. Do đó, kế toán xuất khẩu cần xác định lại thời điểm lập Bảng kê chứng từ chứng minh thực xuất sao cho phù hợp.
4.1.2.4. Về kế toán quản trị
Kế toán quản trị đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hoạch định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại công ty cổ phần QTnP vẫn chưa có một bộ phận nào phụ trách công việc này. Hiện tại kế toán doanh thu hàng hóa xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi chi tiết doanh thu từng đơn hàng, công nợ của khách hàng; mà chưa xác định được những yếu tố tác động lên giá cả, thời điểm bán, thị trường xuất khẩu... Do đó để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn công ty cần xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị và báo cáo quản trị chính thức.
Qua quá trình phỏng vấn các anh chị tại công ty về phương hướng phát triển của công ty trong năm nay, em đã thu thập được một số ý kiến như sau:
- Theo anh Đỗ Ngọc Quân – Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng công ty cổ phần may mặc QTnP thì trong năm nay công ty đã đặt ra mục tiêu đạt mức doanh thu vượt 38,65% so với năm 2009. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay để đạt được mục tiêu kể trên thì công ty cần có những định hướng phát triển cụ thể. Trong năm 2010 công ty đặt ra mục tiêu mở rộng và tìm kiếm bạn hàng ở một số thị trường mới như Nhật Bản, Trung Quốc... Có thêm bạn hàng đồng nghĩa với việc công tác kế toán sẽ vất vả, phức tạp hơn. QTnP là một công ty còn non trẻ, bộ máy kế toán nói chung và kế toán xuất nhập khẩu nói riêng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó hoàn thiền bộ máy kế toán cũng là yêu cầu cấp bách trong thời gian sắp tới. Công ty sẽ cử cán bộ kế toán đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời công ty sẽ bố trí và phân công nhiệm vụ cho cán bộ kế toán một cách hợp lý hơn. Bên cạnh đó bộ máy kế toán sẽ có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và hạch toán kế toán sao cho phù hợp với quy định của Bộ tài chính cũng như yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo công ty.
- Còn theo chị Lê Thị Hằng – Kế toán tổng hợp công ty cổ phần may mặc QTnP thì với mục tiêu công ty đề ra, phòng kế toán đã có kế hoạch hoàn thiện từng phần hành, từng bộ phận cụ thể như sau: phân công thêm kế toán để đảm nhận công việc cùng với kế toán xuất khẩu hiện tại; mở thêm một số sổ chi tiết để phục vụ cho việc theo dõi; bước đầu xây dựng công tác kế toán quản trị. Bên cạnh đó công ty cũng hi vọng Bộ tài chính có những văn bản hướng dẫn cụ thế hơn, chi tiết hơn về phưong pháp hạch toán kế toán xuất khẩu cũng như tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán xuất khẩu.
4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần may mặc QTnP : tại công ty cổ phần may mặc QTnP :
Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận không thể thiếu trong qua trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Việc hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán, phát huy đầy đủ tác dụng của công tác kế toán trong việc phản ánh và giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời làm căn cứ cho các cơ quan quản lý Nhà nước điều chỉnh cũng như có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nói chung và công ty QTnP nói riêng chú trọng đến việc hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu và coi đây là một yêu cầu bức thiết.
Từ những kết quả thu được qua quá trình đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty cổ phần QTnP cũng như sau khi thu thập được ý kiến phỏng vấn của các anh, chị phòng Kế toán, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty.
4.3.1. Về tài khoản sử dụng:
4.3.1.1. Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Để quản lý tốt hơn chi phí kinh doanh trong kỳ cũng như thuận tiện cho việc kết chuyển để tính giá vốn của hàng xuất khẩu, công ty nên mở chi tiết tài khoản cấp 3 cho tài khoản 154, cụ thể như sau: