CHƯƠNG IV: Kết luận và đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP (Trang 45)

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: tính thuế theo phương pháp khấu trừ

CHƯƠNG IV: Kết luận và đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may

kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP

4.1. Đánh giá về quá trình kế toán xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP: may mặc QTnP:

Thị trường cạnh tranh nay càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp muốn đúng vững phải không ngừng nâng cao trình độ của các nhân viên đặc biệt là nhân viên kế toán. Đánh giá được đúng thực trạng của bộ máy kế toán sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn cũng như có thể đưa ra được những biện pháp để phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần QTnP, qua tìm hiểu thực tế, học hỏi kinh nghiệm, em xin đưa ra một vài ý kiến đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty như sau:

4.1.1. Ưu điểm của công tác kế toán xuất khẩu của công ty cổ phần may mặc QTnP QTnP

4.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung và chuyên môn hóa với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm đã đảm bảo cho quá trình hạch toán được chính xác và hợp lý. Kế toán tổng hợp là người trực tiếp phân công công việc cho từng kế toán viên. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách một mảng riêng, nâng cao ý thức trách nhiệm của họ về công việc. Bên cạnh đó, các kế toán viên tuy quản lý những phần hành riêng rẽ nhưng luôn liên kết chặt chẽ với bộ phận kế toán khác. Do đó mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được theo dõi một cách chi tiết, khoa học và cẩn thận.

Công tác kế toán nói chung và kế toán xuất khẩu nói riêng nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu, về cơ bản đã đi vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của công ty hiện nay; đồng thời đáp ứng được yêu cầu theo dõi và quản lý của công ty. Kế toán xuất khẩu ở công ty đã ghi chép đầy đủ chính xác tình hình xuất khẩu hàng hóa cũng như giám sát chặt chẽ tình hình thanh toán tiền hàng của khách, công nợ phải thu, cung cấp đầy đủ số liệu giúp công tác quản lí vốn và kinh doanh đạt kết quả nhất định. Trong phạm vi hoạt động của mình, kế toán xuất khẩu tại công ty trở thành công cụ sắc bén để đánh giá thực trạng tài chính, doanh thu xuất khẩu cũng như kết quả hoạt động kinh doanh toàn công ty.

4.1.1.2. Về hình thức kế toán

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung kết hợp với sử dụng phần mềm kế toán. Việc sử dụng kết hợp này đưa lại hiệu quả làm việc cao do hình thức Nhật ký chung có đặc điểm là đơn giản, dễ ghi chép, dễ phân công công việc, thuận tiện cho áp dụng phần mềm máy tính. Bên cạnh đó, việc sủ dụng phần mềm VT soft đã đáp ứng được nhu cầu của công ty do nó không những giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép, tính toán của mỗi nhân viên mà còn đảm bảo hoàn thiện được khối lượng lớn công việc trong cùng một thời điểm, thuận lợicho việc truy xuất và luân chuyển tài liệu giữa các bộ phận. Bên cạnh đó thì công ty cũng nối mạng Internet giúp việc cập nhật thông tin về thị trường, giá cả một cách nhanh chóng, phục vụ cho công tác kế toán xuất khẩu.

4.1.1.3. Về việc thực hiện Chế độ và các Chuẩn mực kế toán hiện hành:

Hiện nay, công ty đang áp dụng Chế độ kế toán cho doanh nghiệp Vừa và nhỏ theo QĐ 48. Việc sử dụng chế độ kế toán này trong thời điểm hiện tại là hợp lý, đã đáp ứng được nhu cầu quản lý cũng như đơn giản hóa cho bộ phận kế toán trong ghi chép cũng như khi lập Báo cáo tài chính. Nhìn chung, kế toán của công ty đã thực hiện tương đối tốt các Chuẩn mực của Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành. Bộ phận

kế toán cũng thường xuyên cập nhật những những thông tư, văn bản quy định mới nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán nói chung và kế toán xuất khẩu nói riêng, nhằm tránh sai sót.

4.1.1.4. Về phương pháp kế toán chi tiết

Về hệ thống chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ:

Công ty đã sử dụng biểu mẫu chứng từ theo đúng qui định của Bộ tài chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty đều được lập chứng từ kế toán. Các chứng từ này được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm cung cấp một cách chính xác nhất thông tin đến người sử dụng và cũng để tránh sai sót dẫn đến rủi ro tranh chấp. Đồng thời kế toán cũng cho xây dựng một quy trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý, các chứng từ được phân loại theo từng nghiệp vụ và được lưu trữ có hệ thống (Sơ đồ 3.1 – Phụ lục 8 – Quy trình luân chuyển chứng từ xuất khẩu)

Về việc vận dụng hệ thống tài khoản:

Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản linh hoạt, đầy đủ đảm bảo được việc cung cấp thông tin tổng quát về tình hình xuất khẩu hàng hóa, đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra cho kế toán xuất khẩu. Đặc biệt là việc kết chuyển trực tiếp chi phí từ Tài khoản 154 sang Tài khoản 632 mà không dùng Tài khoản 157 là hợp lý; vì kế toán xuất khẩu của công ty không theo dõi hàng đi mà nhận trực tiếp chứng từ từ Bên gia công. Bên gia công sẽ đảm nhận phần việc gửi hàng cho khách. Với một lượng tài khoản hợp lý đã giúp thuận tiện cho việc hạch toán hàng ngày cũng như quyết toán định kỳ.

Về hệ thống sổ sách:

Hệ thống sổ sách của nói chung được lập tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ tài chính giúp cung cấp thông tin một cách dễ hiểu và nhanh nhất, từ đó giúp cho ban quản trị công ty có đầy đủ thông tin để hoạch định đúng đường lối kinh doanh cho kỳ sau.

Nhìn chung, việc thực hiện các phần hành kế toán và kế toán xuất khẩu nói riêng là tương đối tốt, đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp luật và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như: có nghiệp vụ kinh tế hạch toán chưa đúng bản chất và quy đinh; một số TK cần mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi, kế toán xuất khẩu chưa sử dụng TK 007 để theo dõi ngoại tệ; công ty cần mở thêm một số sổ hoặc bảng theo dõi hoạt động xuất khẩu; công tác kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hiện tại, quá trình hoàn thiện hồ sơ hoàn thuế còn chậm do hồ sơ hoàn thuế có liên quan đến cả yếu tố đầu vào, mà kế toán phụ trách xuất khẩu chỉ theo dõi hoạt động xuất khẩu (yếu tố đầu ra) nên còn gặp 1 số khó khăn trong việc tìm và tổng hợp chứng từ. Điều này đồng nghĩa với việc tiền của công ty bị lãng phí, không sinh lời; trong khi công ty vẫn phải sử dụng vốn vay Ngân hàng và trả lãi định kỳ. Những nhược điểm này sẽ được phân tích rõ ở phần Hạn chế.

4.1.2. Hạn chế trong công tác kế toán xuất khẩu của công ty cổ phần may mặc QTnP QTnP

4.1.2.1. Về tài khoản sử dụng

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w