Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào khoản nợ phải thu khó đòi để xác định dự phòng cần trích lập cho năm sau Nếu số dự phòng năm nay lớn hơn số

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP (Trang 25)

xác định dự phòng cần trích lập cho năm sau. Nếu số dự phòng năm nay lớn hơn số dự phòng năm trước hiện còn thì doanh nghiệp tiến hành trích lập thêm, kế toán ghi Nợ TK Chi phí quản lý và ghi Có TK Dự phòng phải thu khó đòi số tiền cần trích lập thêm và ngược lại.

- Trong trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi năm trước xác định là không đòi được thì xử lý xóa sổ, kế toán ghi Nợ TK Chi phí quản lý( với khoản nợ chưa được lập dự phòng) hoặc ghi Nợ TK Dự phòng phải thu khó đòi (nếu nợ đã được lập dự phòng) và ghi Có TK 131 hoặc TK 1388. Đồng thời kế toán ghi Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.

- Trong trường hợp nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ nay thu hồi được, kế toán ghi Nợ TK Tiền và ghi Có TK 711; đồng thời ghi Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.

2.2.2.4. Sổ kế toán sử dụng

a. Trường hợp DN áp dụng hình thức Nhật ký chung: (Sơ đồ 2.5 - Phụ lục5 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung)

- Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng.

- Sổ cái các TK liên quan: 111; 112; 133; 333; 131; 511; 157; 632; 641; 642…

- Sổ chi tiết có liên quan: sổ chi tiết vật tư hàng hóa, sổ tiền gửi, sổ quỹ tiền mặt…

b. Trường hợp DN áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ: ( Sơ đồ 2.6 – Phụ lục 5- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ): 5- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ):

Các sổ kế toán sử dụng là:

- Nhật ký chứng từ số 01( tiền mặt), số 02 ( tiền gửi), số 05 ( phải trả người bán), số 08 ( ghi Có cho TK 511).

- Bảng kê số 01, số 02, số 05, số 08, số 10, số 11.

- Sổ cái các TK liên quan: 111; 112; 133; 333; 131; 511; 157; 632; 641; 642…

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: sổ tiền gửi NH, sổ chi tiết thanh toán với người mua…

c. Trường hợp DN áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái: ( Sơ đồ 2.7 – Phụ lục 6 -

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái):

Các sổ kế toán sử dụng là: - Sổ nhật ký sổ cái

- Các sổ kế toán chi tiết : sổ quĩ tiền mặt, tiền gửi NH, sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sổ chi tiết thanh toán với người mua…

d. Trường hợp DN áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ:( Sơ đồ 2.8 – Phụ lục 6 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ): Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ):

Các sổ kế toán sử dụng là: - Sổ chứng từ ghi sổ

- Sổ cái các TK liên quan: 111; 112; 133; 333; 131; 511; 157; 632; 641; 642…

- Sổ chi tiết có liên quan: sổ chi tiết vật tư hàng hóa, sổ tiền gửi, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết thanh toán với người mua…

e. Trường hợp DN áp dụng hình thức Kế toán máy: ( Sơ đồ 2.9 – Phụ lục 7 - Chu trình nghiệp vụ theo hình thức Kế toán máy): Chu trình nghiệp vụ theo hình thức Kế toán máy):

Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm thực hiện công tác hạch toán trong doanh nghiệp. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều đã sử dụng phương pháp kế toán máy trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp mình do những ưu điểm mà nó đem lại như: nhanh chóng, chính xác, quản lý và xử lý được số lượng lớn các giao dịch phát sinh trong cùng một thời điểm. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm kế toán được sử dụng như: Fast Accounting, BRAVO, MISA…

2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài kế toán nghiệp vụ xuất khẩu

Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu là một trong những vấn đề kế toán hay, có những đặc trưng rất riêng so với những nghiệp vụ khác. Tuy nhiên kế toán xuất khẩu lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, trong khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở mỗi doanh nghiệp xuất khẩu là tương đối lớn, diễn ra liên tục. Do đó nếu doanh nghiệp không tổ chức được một qui trình kế toán hoàn thiện, có mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận thì sẽ rất khó khăn cho việc theo dõi và quản lý .

Qua quá trình tham khảo một số tác phẩm của các tác giả, em nhận thấy các tác giả bên cạnh việc phân tích, hệ thống hóa lý luận chung về kế toán xuất khẩu thì đều đi sâu phản ánh thực trạng kế toán xuất khẩu tại đơn vị mà mình nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán này.

Cụ thể như trong luận văn “ Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần May 10” của tác giả Tạ Thu Hà – K38D1 – Trường ĐH Thương Mại, tác giả đã đưa ra đề xuất: Với nguyên vật liệu nhận gia công thì nên mở thêm TK 002

ghi nhận giá trị của nguyên liệu nhận gia công khi bên thuê gia công cung cấp, chứ không chỉ theo dõi trên TK 152. Điều này giúp cho việc quản lý được rõ ràng minh bạch hơn.

Hay như trong luận văn “Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần XNK khoáng sản” của tác giả Phạm Thị Trà – K39D8 - Trường ĐH Thương Mại. Trong luận văn này, tác giả không chỉ đưa ra được những lý luận cơ bản về xuất khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, giúp cho chúng ta có được cái nhìn toàn diện, hệ thống hóa về lý thuyết, mang đến hiểu biết sâu và rộng hơn về vấn đề; mà còn đưa ra được những giải pháp phù hợp cho tình hình KT XK ở công ty XNK khoáng sản. Tác giả đã đưa ra đề xuất mở thêm TK 1562 để theo dõi chi phí mua hàng, sử dụng TK 003 để theo dõi hàng nhận ủy thác, TK 007 để theo dõi ngoại tệ và mở thêm sổ chi tiết TK 003, TK 007 để thuận lợi cho quá trình kiểm tra và quản lý.

Ở mỗi doanh nghiệp lại có những thiếu sót riêng, từ đó sẽ có giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, trong các tài liệu em đã tham khảo thì đa phần các tác giả không đưa ra đề xuất để hoàn thiện tổng thể công tác kế toán xuất khẩu. Theo em, bên cạnh việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ đơn lẻ thì cần có những đề xuất hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi kế toán xuất khẩu không phải chỉ kết thúc ở việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại thời điểm đó mà còn có những vấn đề liên quan như làm hồ sơ hoàn thuế...Mặt khác thì kế toán xuất khẩu còn là một bộ phận, là mắt xích trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Do đó hoàn thiện công tác kê toán xuất khẩu không chỉ giúp kế toán thuận lợi hơn trong việc theo dõi, quản lý và làm hồ sơ hoàn thuế về sau; mà còn giúp kế toán xuất khẩu có thể hỗ trợ các phần hành khác trong bộ máy kế toán doanh nghiệp.

2.4. Nội dung nghiên cứu đề tài kế toán nghiệp vụ xuất khẩu:

Luận văn của em tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Về mặt lý luận, luận văn nghiên cứu hệ thống hóa và hoàn thiện về lý thuyết kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trong quá trinh nghiên cứu lý luận nghiệp vụ xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Về mặt thực tiễn, luận văn khảo sát về đặc điểm và tổ chức bộ máy quản lý và bộ phận kế toán tại công ty cổ phần may mặc QTnP; vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chế độ kế toán hiện hành vào thực tế hoạt động kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc của công ty QTnP; minh họa quy trình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty thông qua một hợp đồng ngoại thương cụ thể.

- Từ đó phát hiện tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán xuất khẩu nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện kế toán công tác kế toán xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần QTnP.

CHƯƠNG III : Phương pháp nghiên cứu và thực trạng tình hình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần hình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP

3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu tình hình kế toán xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP công ty cổ phần may mặc QTnP

Để có được những thông tin, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài cũng như được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán của công ty cổ phần QTnP, em đã tiến hành một số phương pháp thu thập dữ liệu như:

Phương pháp điều tra: Để tiến hành thu thập được các thông tin cần thiết, em đã sử dụng : phiếu tổng hợp điều tra trong đợt thực tập tổng hợp 3 tuần và phiếu điều tra trong đợt thực tập chuyên sâu (Biểu 3.1 – Phụ lục 14; 15) về Công Ty và Bộ máy kế toán của Công ty

Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình nghiên cứu đề tài , em đã ghi chép lại những thắc mắc của bản thân dưới dạng các câu hỏi phỏng. Các dữ liệu thu thập từ phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đánh giá tổng quan tình hình kế toán xuất khẩu tại công ty cũng như ý kiến về đường hướng phát triển của công ty nói chung và yêu cầu đạt ra cho bộ phận kế toán nói riêng trong thời gian sắp tới.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp và thứ cấp: trong quá trình học tập và đi thực tế để nắm vững kiến thức em đã tham khảo, nghiên cứu tài liệu thông qua sách báo, mạng Internet, các luận văn của sinh viên (Thương Mại, các trường khối kinh tế) và luận văn của các anh (chị) thực tập ở công ty trong những năm trước…

Cụ thể, trong quá trình thu thập dữ liệu đã tiến hành gửi điều tra và phỏng vấn:

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w