TK 1547: Chi phí sản xuất chung, có 2 TK cấp 3 là:

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP (Trang 53)

• TK 15471: Chi phí sản xuất chung từ Bên gia công: tài khoản này dùng để tập hợp chi phí khác dùng trong sản xuất tại Bên nhận gia công sản phẩm

• TK 15472: Chi phí sản xuất chung từ nội bộ :tài khoản này dùng để tập hợp các chi phí khác dùng trong quá trình may hàng mẫu tại Phòng mẫu tại công ty.

Tất cả chi phí nhận được Bên gia công, kế toán sẽ ghi nhận vào TK15411; 15421; 15471 để phục vụ cho việc tính giá vốn hàng xuất. Còn các chi phí phát sinh được ghi nhận vào TK 15412; 15422; 15472 cuối kỳ sẽ được kết chuyển vào tài khoản tương ứng , tùy theo mục đích sử dung. Việc bóc tách chi phí như trên, sẽ giúp kế toán có thể dễ dàng có được thông tin chi tiết về từng đơn hàng tại bất cứ thời điểm nào trong kỳ mà không mất công tính toán.

4.3.1.2. Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại

Để tiện theo dõi sự biến động của tổng số ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì công ty nên mở thêm TK 007 – Ngoại tệ các loại. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ tại công ty. Số liệu tren tài khoản này luôn bằng với số liệu trên TK 1122. Tài khoản 007 là tài khoản ngoài bảng, ghi đơn cùng lúc với bút toán ghi Nợ hoặc Có TK 1122 và có kết cấu như sau:

- Bên Nợ TK 007: Ngoại tệ tăng - Bên CóTK 007: Ngoại tệ giảm

Có một số ý kiến cho rằng trong nghiệp vụ này, kế toán phải ghi nhận 2 bút toán sau:

- Ghi nhận doanh thu, nhưng doanh nghiệp không thu được tiền nên doanh thu này được xem như phục vụ cho việc bán hàng nên được phản ánh vào TK 6421 – Chi phí bán hàng.

- Ghi nhận giá vốn hàng xuất vào TK 632

Tuy nhiên theo em ghi nhận như trên là không chính xác. Để phản ánh chính xác bản chất của nghiệp vụ kinh tế này, ta cần hiểu rõ:

Thứ nhất, nghiệp vụ kinh tế này không phát sinh doanh thu do doanh nghiệp không thu được tiền từ số lượng hàng mẫu gửi đi và nghiệp vụ cũng không thỏa mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh thu theo CMKT số 14, cụ thể là điều kiện: Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Đây không phải là một giao dịch bán hàng. Do đó sẽ không phát sinh bút toán ghi nhận doanh thu trong trường hợp này.

Thứ hai, chi phí sản xuất cho hàng mẫu cũng không thể đưa vào giá vốn hàng xuất khẩu; vì đây không phải là nghiệp vụ mua bán nên không có giá vốn. Theo em, chi phí hàng mẫu này nên được tính như một khoản tiền phục vụ công tác bán hàng, kết chuyển vào TK 6421; cụ thể như sau: (Sơ đồ 3.3 – Phụ lục 10 - Sơ đồ nghiệp vụ hạch toán chi phí hàng mẫu gửi đi)

- Khi Phòng mẫu nhận nguyên vật liệu để may hàng mẫu, kế toán ghi Nợ TK 15412 và ghi Có TK 152: trị giá nguyên vật liệu xuất dùng.

- Chi phí nhân công trực tiếp may hàng mẫu, kế toán ghi Nợ TK 15422 và ghi Có TK 334: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hàng mẫu.

- Chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất hàng , kế toán ghi Nợ TK 15472, ghi Nợ TK 133 (nếu có) và ghi Có TK 153;111; 112; 331: chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

- Khi nhập kho hàng mẫu, kế toán kết chuyển chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất lượng hàng xuất đưa vào thành phẩm, ghi Nợ TK 155: trị giá hàng mẫu; ghi Có TK 15412: chi phí NVL trực tiếp ; ghi Có TK 15422: chi phí nhân công trực tiếp và ghi Có 15472: chi phí sản xuất chung.

- Khi xuất hàng mẫu giao cho khách, kế toán ghi vào chi phí bán hàng, ghi Nợ TK 6241 và ghi Có TK 155: trị giá hàng mẫu.

4.3.3. Về hệ thống sổ kế toán

Để đảm bảo cho quá trình theo dõi và quản lý, công ty nên hoàn thiện các mặt sau của hệ thống sổ kế toán:

Thứ nhất, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của từng phương án kinh doanh, phục vụ cho công tác kế toán quản trị , kế toán xuất khẩu nên lập bảng theo dõi kết quả kinh doanh từng hợp đồng xuất khẩu, chi tiết từng tờ khai. Qua Bảng theo dõi này, Ban lãnh đạo có thể có cái nhìn tổng quát về từng phương án kinh doanh. Qua đó có thể đưa ra được những chính sách kinh doanh hợp lý, hoàn chỉnh các điều kiện hợp đồng xuất khẩu với từng đối tượng khách hàng. Muốn lập được chi tiết bảng này thì trước hết kế toán cần tập hợp và phân bổ chi phí chung như chi phí vận chuyển, lệ phí hải quan...sao cho phù hợp. Bảng theo dõi chi tiết kết quả hợp đồng xuất khẩu cần được mở theo mẫu sau (Biểu 3.21 – Phụ lục 38).

Thứ hai, để phục vụ quá trình theo dõi và quản lý trong kỳ, kế toán nên lập Bảng kê chứng từ chứng minh xuất khảu( Biểu 3.3 – Phụ lục 20) ngay sau mỗi thương vụ. Việc này không chỉ giảm tải công việc cho kế toán cuối kỳ, tránh sai sót khi ghi nhận mà còn giúp theo dõi chi tiết và kịp thời từng hợp đồng xuất khẩu ngay trong kỳ. Để tránh tình trạng sai sót trong ghi nhận tại Bảng kê chứng từ chứng minh xuất khẩu thì kế toán nên ghi nhận như sau:

- Khi nhận được bộ chứng từ ban đầu từ Phòng Xuất nhập khẩu, kế toán chỉ nhập số liệu vào các cột phần Hợp đồng xuất khẩu (cột 1; 2; 3; 4), Invoice (cột 5; 6;

7; 8); Hóa đơn GTGT ( cột 9; 10; 11; 12; 13) và Phương thức thanh toán. Đồng thời lưu hồ sơ theo từng khách hàng.

- Khi nhận được bộ chứng từ hoàn chỉnh, trong thực tế, lúc này Phòng Xuất nhập khẩu chỉ chuyển xuống Tờ khai xuất khẩu có chứng nhận thực xuất và Vận đơn, kế toán tiếp tục ghi nhận phần Tờ khai hải quan (cột 14; 15; 16; 17). Đồng thời lưu những chứng từ mới này với bộ chứng từ ban đầu.

- Khi nhận được Giấy báo có, kế toán hoàn thiện nốt phần Chứng từ thanh toán (cột 19; 20; 21; 22; 23) và lưu báo có vào bộ tờ khai tương ứng.

Việc lưu và theo dõi các hợp đồng xuất khẩu trên Bảng kê ngay sau khi hợp đồng xuất khẩu hoàn thành giúp kế toán có thể bao quát tốt hơn tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp; quản lý chứng từ một cách khoa học hơn cũng như hoàn thiện công tác hoàn thuế một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Thứ ba, việc mở thêm các TK chi tiết và sử dụng TK 007 sẽ được tiến hành đồng thời với việc mở thêm sổ chi tiết cho các TK mới này. Sổ chi tiết TK 15411; 15412; 15421; 15422; 15471; 15472 có cấu trúc giống sổ chi tiết TK 154 dược quy đinh trong chế độ kế toán hiện hành. Sổ chi tiết TL 007 cần đuợc mở riêng cho từng loại ngoại tệ khác nhau. Dựa vào thông tin trên sổ, người sử dụng thông tin có thể biết đựoc chính xác số ngoại tệ phát sinh tại từng thời điểm. Mẫu sổ chi tiết TK 007 như sau (Biểu 3.22 – Phụ lục 38)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOANTÓM LƯỢC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼDANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG BIỂU

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may mặc QTnP (Trang 53)