Những hạn chế trong công tác đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông tại công ty TNHH Tiến Động và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông tại công ty TNHH Tiến Động (2) (Trang 42)

tại công ty TNHH Tiến Động và nguyên nhân

4.1.2.1. Những hạn chế

Song song với những ưu điểm đã đạt được, công tác đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông của công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Hình thức trả lương theo thời gian không đảm bảo hiệu quả làm việc của người lao động do người lao động chỉ đi làm đúng ngày công nhưng chưa chú ý đến năng suất và hiệu quả lao động. Khi sử dụng hình thức trả lương theo thời gian, người

lao động sẽ cố gắng để đi đủ số ngày công để hưởng mức lương theo ngày công cao nhất có thể. Họ không làm việc hết năng suất và hiệu quả làm việc không cao. Do đó, hình thức trả lương theo thời gian không đảm bảo hiệu quả làm việc của người lao

- Mức độ thoả mãn về mức lương hiện tại đối với lao động phổ thông chưa cao, chưa tạo được động lực giữ chân họ và kích thích họ làm việc tốt. Theo kết quả

tổng hợp phiếu điều tra khảo sát thì mức độ thoả mãn về mức lương hiện tại của người lao động chỉ đạt mức độ thoả mãn trung bình (điểm trung bình là 2.82). Thứ nhất, do tâm lý của người lao động, họ luôn mong muốn có một mức lương cao hơn nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống của mình. Thứ 2, người lao động có tâm lý so sánh với thu nhập của các công nhân tại các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn. Do vậy, mức độ hài lòng của họ không cao. Chính điều này đã hạn chế động lực giữ chân người lao động làm việc gắn bó với doanh nghiệp và chưa kích thích họ làm việc tốt.

- Các hình thức khen thưởng của công ty còn đơn giản. Đặc biệt hình thức khen thưởng công nhân xuất sắc chỉ xét vào cuối năm là thời gian quá dài nên không mang tính kích thích động viên thường xuyên và kịp thời người lao động. Các hình

thức khen thưởng của công ty còn đơn giản. Cụ thể hiện nay công ty chỉ có 2 hình thức khen thưởng là thưởng thành tích cho công nhân xuất sắc vào cuối năm là thưởng dịp Tết nguyên đán. Đối với hình thức khen thưởng cho mọi công nhân, hình thức này mang tính bình quân hoá, công nhân nào cũng đựoc nhận một khoản thưởng là 60 000đ do đó nó không có tác dụng kích thích người lao động nỗ lực làm việc. Đối với hình thức khen thưởng công nhân xuất sắc, hình thức này chỉ được thực hiện vào cuối năm. Đây là một khoảng thời gian dài nên nó không thể thường xuyên nhắc nhở người lao động phổ thông cố gắng đạt được để tạo sự cố gắng cho người lao động từ đầu năm đến cuối năm.

- Phương pháp đánh giá mới dựa vào bảng lương và quan sát quá trình làm việc của người lao động là chính. Công ty TNHH Tiến Động là một doanh nghiệp sản

xuất sử dụng lao động chân tay để gia công là chính. Việc tiết kiệm nguyên liệu, giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng…là các tiêu chí quan trọng giúp doanhn nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh... Đây là những tiêu chí có mức độ tin cậy cao để đánh giá thành tích lao động phổ thông. Tuy nhiên phương pháp đánh giá của doanh nghiệp mới dựa vào bảng lương và quan sát quá trình làm việc của người lao động là chính mà không có bảng đánh giá với các chỉ tiêu cụ thể như số sản phầm lỗi/tổng số sản phẩm, số nguyên vật liệu đã dùng/tổng số nguyên vật liệu được giao…

- Sự hài lòng của người lao động về chính sách phúc lợi của công ty còn thấp. Chính sách phúc lợi thể hiện rõ nhất sự quan tâm của doanh nghiệp đối với

người lao động. Bởi phúc lợi là khoản doanh nghiệp cung cấp cho người lao động để họ có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình người lao động. Sử dụng chính sách phúc lợi hợp lý, cùng bới lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng công cụ đãi ngộ tài chính đẻ giữa chân người lao động, kích thích người lao động làm việc hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn lực lao động phổ thông trên thị trường lao động

4.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Doanh nghiệp chưa có đội ngũ cán bộ nhân sự có trình độ, có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thành thạo để tổ chức đánh giá kết quả công việc của người lao động. Kết quả điều tra báo cáo tổng hợp cho thấy số cán bộ có trình độ đại học tại

công ty là 30 người (chiếm 29, 1% tổng số cán bộ nhân viên), trong đó có 7 người tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh (chiếm 23,33 tổng số cán bộ có trình độ đại học). Phòng tổ chức hành chính nhân sự của công ty gồm 2 người. Trong đó chỉ có một người là trưởng phòng hành chính nhân sự tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp tại trường Đại học Công đoàn. Tuy nhiên, những kiến thức quản trị nhân sự trước đã trở nên không phù hợp, không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của quản trị nhân sự nói chung và đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông trong bối cảnh hiện nay. Năng lực, trình độ của đội ngũ nhà quản trị, đặc biệt là nhân sự tại phòng nhân sự - những người trực tiếp xây dựng chính sách đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông và tổ chức thực hiện chính sách đó, ảnh hướng tới nhận thức về vai trò của lao động phổ thông, về vai trò động viên, kích thích của các hình thức đãi ngộ tài chính, về khả năng xây dựng, thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông của công ty.

- Nhận thức của nhà quản trị về vai trò của đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông phổ thông chưa cao. Đối với nhà quản trị của công ty, khái niệm về

tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi vẫn như là một khoản chi phí, là tiền công, là giá cả của sức lao động giữa người sử dụng và người lao động trong quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Thực tế, trong bối cảnh hiện

năng nắm rõ, và hiểu vai trò các hình thức đãi ngộ tài chính có thể kích thích người lao động gắn bó và đóng góp cho mình hơn cả giá trị mà công ty bỏ ra.

- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp do đó ảnh hưởng đến chính sách về tăng thu nhập của lao động nói chung, lao động phổ thông nói riêng tại công ty. Đầu năm 2008, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh. Công ty đã có kế hoạch tăng lương cho người lao động nói chung và người lao động phổ thông nói riêng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đến các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, ngành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một ngành bị chịu ảnh hưởng lớn. Từ cuối năm 2008, số lượng đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài của công ty bắt đầu giảm, và giảm mạnh khoảng đầu nắm 2009. Số lượng đơn đặt hàng giảm nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp. Do đó, chính sách về tăng thu nhập tại công ty bị trì hoãn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông tại công ty TNHH Tiến Động (2) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w