Các hoạt động và chương trình văn hóa của EU

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 49)

Mặc dù vai trò của các chính sách văn hóa chung đã đƣợc các nhà lãnh đạo EU nhận thức sâu sắc từ rất sớm, nhƣng phải đến sau Hiệp ƣớc Masstricht 1992 thì các hoạt động thúc đẩy văn hóa mới đƣợc tiến hành một cách rầm rộ.

Năm 1998, rất nhiều sách báo và nhiều cuộc hội thảo đƣợc tổ chức tập trung vào chủ đề văn hóa nhƣ một chính sách tạo việc làm, vào vai trò của văn hóa trong một xã hội thông tin. Việc tạo việc làm trong các ngành và thiết chế văn hóa đang là một vấn đề đƣợc nhiều tổ chức quan tâm tìm hiểu. Trong lĩnh vực chính sách văn hóa, ngƣời ta chú trọng tới các ngành công nghiệp nghe nhìn (đặc biệt là kỹ thuật truyền hình số), phát triển các phần mềm đa ngôn ngữ, số hóa di sản văn hóa châu Âu… Khi mà chính sách việc làm là một tâm điểm chú ý của EU thì văn hóa đã đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề tạo việc làm. Các ngành liên quan đến văn hóa, nhƣ phim ảnh, phát thanh, xuất bản, âm nhạc và thủ công, cũng là một nguồn thu nhập, nguồn tạo việc làm quan trọng, đang tạo việc làm cho hơn 7 triệu ngƣời châu Âu. Ngày 14/5/1998, văn kiện của Ủy ban châu Âu “Các ngành công nghiệp văn hóa và vấn đề việc làm” đã đƣợc thông qua. Văn kiện này xem xét các hoạt động văn hóa trong EU và tác động của chúng tới vấn đề việc làm, đặc biệt chú trọng tới khu vực ngày càng tăng trƣởng của việc làm có liên quan đến vấn đề văn hóa. Văn kiện này cũng mô tả tình hình việc làm trong các ngành văn hóa khác nhau, sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến văn hóa nhƣ công nghệ mới, giáo dục, du lịch, cải tạo đô thị…

Những hoạt động liên kết nghiên cứu trên cơ sở các chƣơng trình dự án đa ngành cũng diễn ra sôi nổi. Năm 2000, dự án kéo dài 5 năm “Thay đổi truyền thông – Thay đổi châu Âu” đã bắt đầu triển khai với sự tham gia của hơn sáu mƣơi nhà nghiên cứu của của mƣời tám nƣớc châu Âu. Dự án đƣợc tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn châu Âu, thuộc Quỹ Khoa học châu Âu.

EU cũng đã thực thi các chƣơng trình khuyến khích cho các ngành công nghiệp văn hóa cơ bản, tạo điều kiện để các ngành này nắm bắt các cơ hội do thị trƣờng độc quyền và công nghệ số mang lại. EU cũng phấn đấu tạo ra một môi trƣờng năng động cho các ngành này, tạo điều kiện cho các ngành này tiếp cận với các quỹ, tiếp cận với các dự án nghiên cứu và khuyến khích việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực. EU cũng tính đến vai trò của văn hóa trong những lĩnh vực khác nhƣ giáo dục (bao gồm cả học tiếng), nghiên cứu khoa học,

khuyến khích phát triển công nghệ thông minh (IT) và công nghệ truyền thông, cũng nhƣ phát triển khu vực và xã hội. Vì mục tiêu lâu dài, EU cũng tài trợ cho các nhạc viện, các nhà hát và các phòng thu âm, cung cấp tiền để trùng tu các rạp hát cổ điển nhƣ Nhà hát Teatro del Liceu ở Barcelona và Nhà hát Fenice ở Venice sau khi chúng bị hỏa hoạn vào các năm 1994 và 1996. Trong đƣờng lối của Quỹ tiền tệ khu vực, EU yêu cầu chính phủ các nƣớc thành viên thúc đẩy phát triển văn hóa ở các khu vực khó khăn nhằm giúp các khu vực này xác định rõ ràng bản sắc văn hóa, thu hút khách du lịch và tạo thêm việc làm trong các ngành nhƣ dịch vụ trực tuyến và truyền thông.

Một số chính sách cụ thể đã đƣợc xác định nhằm bảo đảm EU đã khai thác một cách đầy đủ tính đa dạng của văn hóa. Những chính sách này gồm cả việc sử dụng các nguồn lực chung và riêng để thúc đẩy trao đổi các nhà chuyên môn và nghệ sỹ trong lĩnh vực văn hóa cũng nhƣ công việc của họ. Một chính sách quan trọng khác nhằm thúc đẩy và tăng cƣờng nhận thức liên văn hóa và đối thoại liên văn hóa. Nhận thức liên văn hóa có thể đƣợc nâng cao thông qua việc phát triển nhận thức văn hóa, bồi dƣỡng nhận thức của cá nhân và xã hội, và cải thiện truyền thông bằng các ngôn ngữ nƣớc ngoài. Sự hỗ trợ đa dạng văn hóa qua Chƣơng trình văn hóa của EU sẽ giúp hàng nghìn tổ chức văn hóa có thể đề ra và thực hiện các dự án nghệ thuật và văn hóa. Nó cũng giúp cải thiện nhận thức về vai trò của các giá trị văn hóa của châu Âu, thúc đẩy sự trao đổi văn hóa … Chƣơng trình này sẽ rất hữu dụng trong việc thúc đẩy sự trao đổi đa quốc gia về các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật, trao đổi nghệ thuật đa quốc gia và đối thoại liên văn hóa. Nó cũng hỗ trợ các cơ chế văn hóa ở châu Âu và nâng cao tính sáng tạo bằng cách ghi nhận những thành tựu văn hóa của châu Âu thông qua các giải thƣởng về kiến trúc, di sản văn hóa và âm nhạc, cũng nhƣ hỗ trợ cho những Thủ đô văn hóa của châu Âu.

Hơn nữa, EU đã ấn định năm 2008 là “Năm châu Âu về đối thoại liên văn hóa” nhằm nâng cao tầm quan trọng của những trao đổi văn hóa và giúp thiết lập một chiến lƣợc ổn định. Việc sử dụng nhiều ngôn ngữ trong các cuộc đối thoại cũng đƣợc đặc biệt quan tâm. Mục tiêu lâu dài của EU là sẽ khuyến khích ngƣời dân châu

Âu học thêm hai ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng bản ngữ. Thúc đẩy tính đa dạng ngôn ngữ là một trong các nguyên tắc hoạt động của EU. Với việc có thêm thành viên mới vào các năm 2004 và 2007, số lƣợng ngôn ngữ chính thức của EU đã tăng từ 11 lên thành 23. EU đặt ra yêu cầu là mọi quyết định, văn bản của mình phải đƣợc viết bằng 23 ngôn ngữ để mọi ngƣời dân châu Âu có thể tiếp cận nó. Yêu cầu này cũng đảm bảo rằng mọi công dân EU có thể viết hoặc nhận một văn bản nào đó từ một cơ quan của EU bằng ngôn ngữ của họ. Theo đó, một thành viên của Nghị viện châu Âu có thể phát biểu bằng ngôn ngữ của nƣớc mình trong các cuộc bầu cử tại Nghị viện.

EU cũng đang phát triển một nghị trình chính sách mới về văn hóa trong các điều luật của mình. Với dự thảo này, EU phấn đấu kết hợp văn hóa và những vấn đề liên quan vào một khuôn khổ chính sách rộng hơn để nhận thức một cách đúng đắn các vấn đề văn hóa trong các hoạt động văn hóa của EU.

2.3.3.1. Tổng quan về các chương trình văn hóa của EU

Chƣơng trình văn hóa là một trong những sáng kiến quan trọng nhất của EU đang đƣợc thực hiện hiệu quả hiện nay. Chƣơng trình Khung đầu tiên của Liên minh châu Âu về hỗ trợ văn hóa (2000 – 2004) đã nhận định “văn hóa không chỉ đƣợc coi là một hoạt động phụ mà là một động lực trong xã hội, tạo nên sức sáng tạo, sức sống, đối thoại và liên kết”. Chƣơng trình này đã coi văn hóa là yếu tố liên kết xã hội, trong nhiều trƣờng hợp, các hoạt động văn hóa giúp những ngƣời sống biệt lập, đặc biệt là giới trẻ hòa nhập vào xã hội.

EU đã đề ra các chƣơng trình văn hóa dài hạn 2000 – 2006 và 2007 – 2013. Các báo cáo tổng kết chƣơng trình văn hóa 2000 – 2006 đã chỉ rõ những thành tựu to lớn của việc thúc đẩy văn hóa chung, đặc biệt là việc thúc đẩy tiến trình hội nhập của các nƣớc Đông Âu vào EU. Về chƣơng trình cho giai đoạn tiếp theo, ngay từ ngày 14/7/2004, Liên minh châu Âu đã ra Nghị quyết về chƣơng trình văn hóa cho giai đoạn 2007 – 2013. Chƣơng trình mới này mang tính tổng thể hơn, mở rộng hơn

và thiết thực hơn so với giai đoạn 2000 – 2006. Chƣơng trình văn hóa của EU giai đoạn 2007 – 2013 với tổng ngân sách là 400 triệu Euro, dành cho các dự án và sáng kiến nhằm phát triển sự đa dạng về văn hóa, đồng thời củng cố những giá trị văn hóa chung của châu Âu thông qua việc phát triển hợp tác giữa các viện và tổ chức hoạt động văn hóa ở nhiều quốc gia. Chƣơng trình văn hóa có ba mục tiêu chính [65]:

- Thúc đẩy việc trao đổi các nhóm làm việc trong lĩnh vực văn hóa giữa các quốc gia

- Khuyến khích việc trao đổi các sản phẩm về văn hóa và nghệ thuật giữa các quốc gia

- Tăng cƣờng đối thoại liên văn hóa

Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu trên, chƣơng trình này đầu tƣ vào ba lĩnh vực hoạt động: các hoạt động văn hóa; các tổ chức văn hóa mang tính chất khu vực và các hoạt động về mở rộng và đánh giá liên quan đến văn hóa.

- Đầu tƣ cho các hoạt động văn hóa: hoạt động này cho phép nhiều tổ chức văn hóa của các nƣớc hợp tác với nhau trong các dự án nghệ thuật và văn hóa. Hoạt động này bao gồm ba lĩnh vực nhỏ :

 Các dự án hợp tác đa phƣơng hàng năm, thực hiện trong vòng 3 – 5 năm

 Các phƣơng thức hợp tác, thực hiện trong vòng tối đa 2 năm

 Các phƣơng thức đặc biệt liên quan đến các hoạt động khuếch trƣơng hình ảnh có quy mô đáng kể. Việc ủng hộ Chƣơng trình bầu chọn “Thủ đô văn hóa” đƣợc liệt vào lĩnh vực nhỏ này. Chƣơng trình “Thủ đô văn hóa” đƣợc tổ chức từ năm 1985 nhằm nêu bật sự đa dạng về văn hóa của châu Âu, đồng thời không lãng quên cội nguồn của nền văn hóa ấy. Mỗi năm sẽ có một hoặc hai thành phố đƣợc chọn làm Thủ đô văn hóa của châu Âu, và những thành phố này sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ tài chính từ chƣơng trình văn hóa. Khoản tài chính này sẽ đƣợc đầu tƣ cho các sự kiện và triển lãm về di sản văn hóa của thành phố và các quận huyện trong thành phố ấy, cũng nhƣ các cuộc trình diễn quy mô lớn nhƣ hòa nhạc và các loại hình biểu diễn khác thu hút các

diễn viên và nghệ sĩ từ khắp châu Âu. Thực tế cho thấy, chƣơng trình này đã có tác động lớn đến việc phát triển văn hóa và du lịch tại các thành phố đƣợc lựa chọn. Chƣơng trình này ban đầu dự định sẽ kết thúc vào năm 2004, nhƣng do thành công của nó, chƣơng trình vẫn đƣợc tiếp tục đến bây giờ và cũng kể từ năm 2004, để đẩy nhanh quá trình hội nhập cho các thành phố thuộc các nƣớc thành viên Đông Âu thì mỗi năm thay vì có một thủ đô văn hóa đƣợc lựa chọn, trung bình sẽ có hai địa danh đƣợc nhận danh hiệu này. - Đầu tƣ cho các thiết chế văn hóa: hoạt động này tập trung thúc đẩy các thể

chế văn hóa có tính chất khu vực của châu Âu. Nó khuyến khích việc trao đổi giữa các tổ chức văn hóa của các nƣớc, xác định những nhu cầu của cộng đồng nghệ thuật châu Âu, thay mặt cho ngành trong quan hệ với các cơ quan EU, tham gia vào các cuộc tranh luận công khai về các vấn đề văn hóa và hoạt động nhƣ những đại sứ văn hóa ở châu Âu.

- Đầu tƣ cho các hoạt động đánh giá và phát triển văn hóa: hoạt động này khuyến khích những đánh giá và những hoạt động làm nâng cao nhận thức về Chƣơng trình văn hóa và những hoạt động của chƣơng trình này dƣới nhiều hình thức khác nhau. Mục tiêu đầu tiên là cung cấp nguồn đầu tƣ cho những nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển chính sách và hợp tác văn hóa. Thứ hai là khuyến khích việc thiết lập các “điểm giao lƣu văn hóa” nhằm bảo đảm sự mở rộng các cơ sở thông tin có tính định hƣớng và thực tế mang tính địa phƣơng ở các nƣớc thành viên. Trọng tâm thứ ba là hỗ trợ việc thu thập và phổ biến thông tin để các nhà hoạt động văn hóa có thể sử dụng các sản phẩm và kết quả của các dự án đƣợc tài trợ bởi EU trƣớc đó.

2.3.3.2. Chương trình nghị sự về văn hóa của EU

Sự đa dạng văn hóa của EU đang ngày càng đƣợc xem nhƣ một trong những tài sản quý giá nhất của EU. Điều đó giải thích tại sao Chƣơng trình nghị sự mới của Ủy ban châu Âu về văn hóa đã hƣớng tới hai mục đích: bảo vệ và thúc đẩy văn hóa thông qua các hoạt động khác nhau, trong đó có đối thoại liên văn hóa. Tính

“không biên giới” của Liên minh châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do đi lại và chính sự tự do đi lại này đã thúc đẩy đối thoại và trao đổi văn hóa rộng rãi trong khu vực. Hoạt động văn hóa và nhu cầu các hàng hóa có tính chất văn hóa vƣợt khỏi biên giới quốc gia đang tăng lên do công nghệ mới làm cho việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa các nƣớc thành viên, bao gồm tất cả các di sản trong sự đa dạng của quốc gia và khu vực, là một chủ đề quan trọng trong Hiến pháp của EU. Đồng thời, để làm nổi bật những giá trị chung của EU và công nhận những đóng góp của các nền văn hóa trong xã hội, tính đa dạng của văn hóa cần đƣợc bồi đắp trong khuôn khổ mở rộng và trao đổi giữa các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong các xã hội có tính đa văn hóa lớn hơn, tính đa dạng văn hóa đó yêu cầu một sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau lớn hơn. Do đó, việc thúc đẩy các cơ chế và các cuộc đối thoại có tính liên văn hóa là rất cần thiết.

Tháng 5/2007, Ủy ban châu Âu đề xuất thành lập “Chƣơng trình nghị sự về văn hóa” theo 3 chủ đề chung: đối thoại liên văn hóa và đa dạng văn hóa; văn hóa – động lực cho sáng tạo; văn hóa – một bộ phận trong quan hệ quốc tế [66].

- Trong nhóm chủ đề đầu tiên, EU và các nhà quản lý tài chính cần làm việc cùng nhau để thúc đẩy đối thoại liên văn hóa nhằm đảm bảo sự đa dạng văn hóa của EU đƣợc nhìn nhận, tôn trọng và thúc đẩy phát triển. Để làm đƣợc nhƣ vậy, EU phải hƣớng đến việc tăng cƣờng sự trao đổi các nhà nghệ thuật và những ngƣời lao động trong lĩnh vực văn hóa giữa các quốc gia và mở rộng hơn nữa các hoạt động nghệ thuật giữa các quốc gia.

- Nhóm chủ đề thứ hai tập trung vào việc thúc đẩy phát triển văn hóa nhƣ là một động lực quan trọng cho sự sáng tạo theo khuôn khổ của “Chiến lƣợc Lisbon” về tăng trƣởng và việc làm đến năm 2020. Các ngành công nghiệp văn hóa là một nguồn lực quan trọng cho sức cạnh tranh và nền kinh tế châu Âu. Tính sáng tạo đã mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực xã hội và công nghệ, đồng thời thúc đẩy tăng trƣởng và việc làm tại EU.

- Nhóm chủ đề thứ ba tập trung phát triển văn hóa nhƣ một nhân tố quan trọng trong quan hệ quốc tế của EU. Với tƣ cách thành viên của Hội nghị UNESCO về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng các hình thức văn hóa, EU đã cam kết thúc đẩy vai trò ngày càng tích cực hơn của văn hóa trong quan hệ quốc tế, và coi văn hóa nhƣ một nhân tố quan trọng trong các thỏa thuận của EU với các quốc gia và khu vực khác.

Chƣơng trình lần này, đƣợc chuẩn bị thông qua góp ý trực tuyến rộng rãi, và cũng đƣợc thông qua trong Diễn đàn Lisbon về lĩnh vực văn hóa vào tháng 9/2007. Đồng thời nó cũng nhận đƣợc sự tán thành của Hội đồng Liên minh vào tháng 11/2007 và sau đó là của Hội đồng châu Âu vào tháng 12/2007.

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)