Triển vọng quang cảnh văn hóa EU

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 66 - 74)

Bất chấp việc bản thân nhiều ngƣời thuộc các quốc gia khác nhau của châu Âu không thừa nhận có một bản sắc văn hóa châu Âu chung, vì ngƣời Pháp thì nói rằng họ chẳng có gì giống với ngƣời Đức, các thành viên thuộc các nƣớc Đông Âu mới gia nhập thì cho rằng họ chẳng có gì giống với ngƣời các nƣớc Tây Âu, phần lớn cƣ dân ngoài châu Âu (ví dụ ngƣời châu Á) đều nhận thấy rõ có một bản sắc châu Âu. Không chỉ là những băn khoăn và hoài nghi của ngƣời dân và các chính trị gia, liệu có hay không một bản sắc chung cho EU vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm gần đây trong giới học giả. Ngay cả với những học giả thừa nhận sự tồn tại của bản sắc chung này cũng có phần bối rối khi xem xét mối quan hệ giữa bản sắc châu Âu với bản sắc của các quốc gia thành viên. Không ít ngƣời lo ngại và xem sự phát triển của bản sắc châu Âu là mối đe dọa, hiểm họa lớn cho bản sắc của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngƣời đồng tình với quan điểm của EU khi cho rằng bản sắc châu Âu và bản sắc các quốc gia thành viên không hề loại trừ lẫn nhau mà trái lại còn là nền tảng bổ sung cho nhau trên cơ sở cộng sinh.

Sau rất nhiều nỗ lực đáng kể trong việc vƣợt qua những khác biệt giữa các quốc gia thành viên về kinh tế và chính trị, EU đã bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới, hội nhập theo chiều sâu vì không còn đơn thuần là một diễn đàn hoạch định chính sách chung hay một tổ chức hợp tác liên chính phủ nhƣ trƣớc đây. Trong giai đoạn này, hội nhập trong lĩnh vực văn hóa sẽ là cơ sở quan trọng để hội nhập về chính trị. Hƣớng đến xây dựng một cộng đồng chính trị thực thụ thì yếu tố văn hóa cùng với sự hình thành và phát triển của một bản sắc chung trở thành tâm điểm trong mọi mục tiêu của các chính sách. Bản sắc châu Âu đóng một vai trò quan trọng và cần thiết đối với EU trong việc tránh mọi rạn nứt, xung đột về quân sự, chính trị, xã hội và kinh tế; đồng thời giúp EU đạt đƣợc sự gắn kết nội tại, sự đoàn kết và hợp tác nội khối. Khái niệm phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập châu Âu đƣợc hiểu là sự phát triển gắn với tiến trình hội nhập sâu hơn trong lĩnh vực văn hóa. Hay nói một cách khác, EU chỉ thành công khi đạt đƣợc những kết quả

tốt đẹp từ hội nhập văn hóa bởi nhân tố văn hóa ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị.

Văn hóa chắc chắn là nền tảng của bất kỳ một bản sắc nào. Văn hóa châu Âu là nền tảng của bản sắc châu Âu. Bên cạnh sự đa dạng dễ thấy, những thành tố của nền văn hóa châu Âu nhƣ Kito giáo gắn với nền tảng văn minh Hy – La, tƣ tƣởng triết học về nhân quyền góp phần tạo ra sự gắn kết của ngƣời châu Âu cũng sẽ là nền tảng để xây dựng một bản sắc châu Âu nhƣ EU mong muốn. Cụ thể hơn, từ khi Hiệp ƣớc Lisbon chính thức có hiệu lực (ngày 01/12/2009), EU phát triển theo định hƣớng siêu quốc gia ngày càng rõ ràng hơn, rất nhiều chính sách đƣợc hoạch định từ trên, ở cấp độ EU nên một bản sắc chung có ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời dân để từ đó họ dễ dàng chấp nhận các chính sách chung của EU. Bên cạnh đó, tiến trình mở rộng EU đã ít nhiều làm rạn nứt những đồng thuận xã hội ban đầu của các nƣớc Tây Âu, một bản sắc chung cũng sẽ góp phần hàn gắn những rạn nứt này bởi sự ủng hộ của dân chúng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là khi nhiều ngƣời tin rằng bản sắc chung này sẽ tăng cƣờng sự ủng hộ của ngƣời dân. Tuy nhiên, thật sự bản sắc châu Âu có tồn tại hay không? Yếu tố cấu thành nên bản sắc châu Âu là gì? Và mối quan hệ giữa bản sắc châu Âu và bản sắc các quốc gia thành viên ra sao?

Thực tế, châu Âu cùng chung những giá trị hay một hệ giá trị truyền thống đƣợc thừa nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ:

(1) Hy Lạp cổ đại với những truyền thống nghệ thuật, khoa học, triết học và mô hình nhà nƣớc dân chủ đầu tiên.

(2) La Mã cổ đại với những truyền thống luật pháp, văn hóa luật pháp, kinh nghiệm quản lý đất nƣớc hiệu quả.

(3) Thiên Chúa giáo với những giá trị từ quan niệm về bản hạnh con ngƣời, tƣ tƣởng về tự do, bác ái.

Xét từ góc độ lý thuyết và thực tế diễn ra ở châu Âu, không ai có thể phủ nhận đƣợc những giá trị chung của văn hóa châu Âu trong cấu trúc của một bản sắc chung, nhƣng sẽ là vô lý nếu chúng ta xem xét và tách riêng mỗi giá trị vừa nêu là

một thành tố cấu thành bản sắc châu Âu. Cho nên có thể nói, bản sắc châu Âu là một khái niệm mang tính động và tính lịch sử, nó là kết quả của một tiến trình và tự thân nó là một tiến trình, không ổn định và luôn biến đổi tùy thuộc vào mối quan hệ tƣơng tác, thời điểm tƣơng tác và cả hoàn cảnh, không gian, môi trƣờng tƣơng tác. Tính biến động này chịu tác động của các yếu tố khác và chính nó cũng tác động trở lại đối với các quá trình chính trị, kinh tế, xã hội … Bản sắc châu Âu hiện đang trong giai đoạn hình thành hoặc vừa mới định hình và là một loại bản sắc cộng đồng không nhất thiết phải khác so với các loại bản sắc cộng đồng đã định hình nhƣ bản sắc quốc gia, bản sắc dân tộc, bản sắc vùng … Tuy vậy, bản sắc châu Âu chắc hẳn cũng không giống hoàn toàn với các loại bản sắc cộng đồng vừa nêu, bởi EU vốn là một trƣờng hợp đặc biệt chƣa từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. Trong trƣờng hợp của EU, chủ thể mới, điều kiện mới, bối cảnh mới và xu thế mới chính là những tác động mới để tạo ra sự khác biệt giữa bản sắc châu Âu với các loại bản sắc cộng đồng khác. Vậy đâu là những đặc trƣng của bản sắc văn hóa châu Âu?

Bản sắc châu Âu ở đây không gì khác chính là những tình cảm hƣớng vào nhau của ngƣời châu Âu tạo ra sự gắn kết, cố kết bên trong cho nhóm ngƣời cùng chung mục đích và vận mệnh gắn với một kế hoạch, dự án hội nhập cụ thể [10, tr. 16]. Bản sắc châu Âu sẽ là một hệ thống các giá trị mang lại cùng một ý nghĩa cho mọi công dân châu Âu để họ có đƣợc tình cảm gần gũi, gắn kết với một nền văn hóa chung và một hệ thống thiết chế có ý nghĩa quan trọng và xác thực. Ngƣời ta có thể dễ dàng nhận thấy cũng nhƣ chấp nhận có một hệ giá trị chung của EU. Các đặc điểm của hệ giá trị đó là:

- Trong quan hệ cá nhân – tập thể thì cá nhân là trung tâm

- Thiết chế xã hội dựa vào quan hệ quyền lợi, nghĩa vụ và hiệp định, tôn trọng quyền cá nhân và luật pháp

- Quan niệm giá trị là đề cao cá tính, sáng kiến cá nhân, độc lập, tôn trọng hiệp định

Những đặc điểm này vừa là tiền đề tích cực, vừa là cản trở cho quá trình hội nhập và phát triển, nếu nhƣ chúng không đƣợc nhận thức và phát huy đúng đắn.Từ thƣớc đo là các hệ giá trị này, các nhà nghiên cứu văn hóa và tôn giáo cũng nhƣ dân tộc học về châu Âu khá thống nhất với nhau về những nét cơ bản của bản sắc châu Âu, thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa chính trị và tƣ tƣởng, văn hóa kinh tế, văn hóa sinh hoạt và tâm lý cá nhân. Bản sắc chung châu Âu góp phần để ngƣời châu Âu cảm nhận mình là ngƣời châu Âu nhiều hơn và khác biệt so với những nhóm ngƣời khác. Bản sắc châu Âu vì thế đƣợc hình thành trên cơ sở của các giá trị chung châu Âu trong quá khứ, hiện tại và tầm nhìn chung cho tƣơng lai.

Tóm lại, bản sắc đƣợc xem là một tiến trình hay hệ quả của một tiến trình không những không tĩnh mà động nên chúng ta không thể chỉ ra các thành tố của nó. Việc cố chỉ ra các thành tố của bản sắc châu Âu chỉ làm rối thêm vấn đề. Tuy nhiên, bản sắc châu Âu vẫn có thể hiểu nhƣ một phức hợp giữa những giá trị truyền thống đƣợc thừa nhận với những giá trị hiện đại và đƣơng đại nhƣ chủ nghĩa nhân văn tự do, quyền dân sự, tự do tƣ tƣởng, niềm tin, sự bình đẳng và văn hóa pháp luật cùng với trách nhiệm xã hội và cuối cùng là những giá trị của dân chủ đa nguyên và tham dự. Trong phức hợp này, văn hóa châu Âu và những đặc điểm, giá trị chung của nó sẽ là nền tảng quan trọng mà EU cần phải tăng cƣờng và phát triển. Trong những năm gần đây, EU tăng cƣờng thúc đẩy ngƣời dân châu Âu lại gần nhau hơn dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: hỗ trợ du lịch, trao đổi văn hóa, giáo dục hay xây dựng những biểu tƣợng chung có ý nghĩa (cờ, châu Âu ca, ngày châu Âu …) EU cũng đƣa ra thực hiện hệ thống chính sách nhằm tạo bản sắc văn hóa, gồm có:

- Áp dụng các chính sách khác nhau đối với các cấp độ cá nhân, quần thể, quốc gia

- Tăng cƣờng ý thức về bản sắc văn hóa, phƣơng thức của nó là nhấn mạnh lịch sử chung của châu Âu, lấy lịch sử làm dây nối, dùng quan niệm châu Âu để làm mờ nhạt ý thức quốc gia và dân tộc

- Thông qua đối thoại liên văn hóa để xác lập địa vị của châu Âu, hình thành ý thức quy thuộc.

Tất cả những việc làm này đều góp phần xây dựng nên một bản sắc chung châu Âu.

3.4. Kinh nghiệm hội nhập văn hóa EU có thể vận dụng cho Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Kinh nghiệm hội nhập và liên kết khu vực của EU hết sức phong phú và những kinh nghiệm đó rất bổ ích đối với mọi sự hội nhập và liên kết của các khu vực khác trên thế giới. ASEAN có lẽ là một trong những tổ chức khu vực giống với EU nhất về quy mô và hình thức hoạt động. Cho nên, những kinh nghiệm trong hội nhập của EU vận dụng cho ASEAN thì hợp lý hơn hết thảy cho các tổ chức khu vực khác. Tuy nhiên, không phải mọi sự hội nhập của EU bao giờ cũng có thể vận dụng cho ASEAN, bởi vì động lực của hội nhập EU, toàn bộ quá trình lịch sử mấy ngàn năm của châu Âu với những kinh nghiệm liên minh và nhất thể hóa đã tạo ra một cái nền chung vững chắc (hệ thống chínhh trị, kinh tế, văn hóa) cho lâu đài hội nhập của các quốc gia châu Âu mà các quốc gia Đông Nam Á không có đƣợc.

ASEAN là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc thành lập ngày 08/08/1967 với 5 nƣớc thành viên ban đầu, đến nay có 10 nƣớc thành viên, đang cố gắng thiết lập “Cộng đồng ASEAN” vào năm 2015 với 3 trụ cột là [52, tr. 5]:

(1)Cộng đồng chính trị - An ninh ASEAN (APSC) (2)Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

(3)Cộng đồng văn hóa, xã hội ASEAN (ASCC)

Trong quá trình 45 năm hoạt động và phát triển, ASEAN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Ngày 15/12/2008, sau khi đƣợc cả 10 quốc gia thành viên phê chuẩn, “Hiến chƣơng ASEAN” đã chính thức có hiệu lực. Nội dung của “Hiến chƣơng ASEAN” là kết quả của quá trình thảo luận nghiêm túc và kỹ lƣỡng, đã thể hiện khá cân bằng và dung hòa quan điểm của các nƣớc thành viên, phản ánh mức

độ “thống nhất trong đa dạng” của ASEAN vào thời điểm hiện nay, phù hợp với mục tiêu vì lợi ích chung của các nƣớc ASEAN.

Nguồn gốc sâu xa của sự gắn kết trong ASEAN chính là những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc trong khu vực đã đƣợc hồi sinh sau hàng thế kỷ bị mai một dƣới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, rồi đƣợc kế thừa và phát triển thông qua việc giao lƣu, hợp tác để lựa chọn, tiếp thu những cái hay, cái đẹp của văn hoá nƣớc ngoài, đáp ứng những yêu cầu mới của mỗi dân tộc trong thời đại ngày nay. Hơn nữa, các dân tộc trong ASEAN còn chia sẻ với nhau những giá trị văn hóa chung của các nƣớc phƣơng Đông. Đó là tính trung dung, hoà hoãn, thoả hiệp, duy cảm và trọng tình, là tính phục tùng nhà nƣớc, sự lệ thuộc cá nhân vào cộng đồng, là chủ nghĩa bình quân, xu hƣớng thích bắt chƣớc (và có năng lực bắt chƣớc), cộng với sự cần cù, sáng tạo, siêng năng của ngƣời lao động ... Đặc biệt, trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với bao hy sinh, mất mát để dành độc lập, tự do, ngày nay, các quốc gia trong khu vực đều mong muốn có hoà bình, ổn định để tập trung mọi nguồn lực vật chất và tinh thần cho xây dựng đất nƣớc phồn vinh. Chính trên tinh thần tiếp thu văn hoá một cách sáng tạo, có chọn lọc từ thời cổ đại, đến thời cận đại, hiện đại, cho dù cả thời kỳ bị nô lệ, các dân tộc Đông Nam Á vẫn không ngừng bảo vệ đƣợc bản sắc dân tộc của mình, mà còn tiếp nhận đƣợc những gì tốt đẹp nhất của văn hoá phƣơng Tây, để rồi nâng nền văn hoá dân tộc mình lên ngang tầm thời đại. Đó chính là sức sống mãnh liệt của các dân tộc Đông Nam Á. Có thể khẳng định rằng, văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ASEAN. Vậy ASEAN có thể học hỏi đƣợc những kinh nghiệm gì trong việc giải quyết các vấn đề văn hóa của EU?

EU là mô hình liên kết, hội nhập mang hai dạng thức vừa liên bang (liên kết xây dựng nhà nƣớc siêu quốc gia) vừa hợp bang (liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền), trong đó chất liên bang nhiều hơn, còn ASEAN thì ngƣợc lại. Vì vậy, khi học tập các kinh nghiệm của EU, các nƣớc ASEAN cần nhất thiết không học tập máy móc, phải có tính đăc thù của mình. Trong quá trình phát triển, EU luôn luôn giữ vững nguyên tắc đoàn kết, nhất trí “Đoàn kết lại thì EU sẽ đứng vững, còn chia

rẽ thì EU sẽ thất bại”[53, tr. 12] đó là bài học chung cho cả ASEAN và EU. Đoàn kết mà vẫn tôn trọng sự đa dạng. Nếu không có sự tôn trọng đó thì khó bề đoàn kết đƣợc vì mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng, điều kiện riêng, lợi ích riêng. Nếu quên đi điều này, chắc sẽ khó có sự liên minh, liên kết. Muốn đảm bảo sự đoàn kết cần có cơ chế đảm bảo sự đồng thuận. Đồng thuận trong từng quốc gia, đồng thuận giữa các quốc gia thành viên, đồng thuận với cộng đồng quốc tế, từ đó tạo dựng sự thống nhất, có nhƣ vậy mới phát triển đƣợc. Kết hợp kinh nghiệm vốn có với kinh nghiệm của EU, ASEAN có thể giải quyết vấn đề văn hóa bằng cách thể chế hóa các quyết định thông qua hình thức bỏ phiếu, biểu quyết, quyết định theo quy chế đồng thuận để thông qua các quyết định của ASEAN. Bài học 45 năm qua của ASEAN cho thấy chính sự tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và đồng thuận là nguyên tắc đảm bảo sự gắn kết giữa các quốc gia. Nếu rời bỏ nguyên tắc đó thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể đƣa đến chia rẽ. Nhƣng nếu duy trì một cách cứng nhắc các nguyên tắc đó thì cũng có những trƣờng hợp sự hợp tác của ASEAN sẽ gặp phải những trở ngại. Vì vậy, phải tìm ra một cách đáp ứng

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)