Từ Cộng đồng châu Âu (EC 12) đến Liên minh châu Âu (EU 27)

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 30)

Lần mở rộng thứ tƣ vào 1/1/1995, Liên minh châu Âu EU, kết nạp ba nƣớc Áo, Phần Lan, Thụy Điển, nâng tổng số nƣớc thành viên lên thành 15. Do vậy, EU càng tăng thêm sức mạnh về kinh tế và chính trị. Vấn đề văn hóa đặt ra trong lần mở rộng này chủ yếu thuộc về đất nƣớc Phần Lan, một đất nƣớc nằm ở khu vực Bắc Âu. Trong lịch sử, Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển trong một thời gian dài ( từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII ), rồi sau đó trở thành một đại công quốc dƣới sự cai trị của Sa Hoàng nƣớc Nga trong khoảng thời gian 1809 – 1917. Trong thời gian cai quản ở Phần Lan, đế quốc Nga đã ra sức củng cố quyền lực về chính trị và tăng cƣờng ảnh hƣởng về văn hóa. Những ảnh hƣởng của văn hóa Nga khiến cho Phần Lan có những nét khác biệt về văn hóa với các thành viên còn lại của EU. Tuy nhiên, những nỗ lực của Phần Lan trong việc giành lại quyền độc lập và thái độ trung lập về chính trị đã dẫn đến những kết quả khả quan trong văn hóa, định hình đƣợc một nền văn hóa Phần Lan đặc trƣng, thoát khỏi những ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn hóa Nga. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế nông – lâm nghiệp sang nền

kinh tế công nghiệp hiện đại đa dạng hóa đã mang lại cho đất nƣớc này trình độ phát triển tƣơng đƣơng các nƣớc Tây Âu và tiếp cận gần hơn với những thành viên EU khác.

H2: Bản đồ EU 15 1995

Lần mở rộng thứ năm, lần mở rộng lớn nhất diễn ra vào ngày 1/5/2004 với việc kết nạp 10 nƣớc thuộc khu vực Trung – Đông Âu, trong đó có 8 nƣớc vốn là quốc gia theo hệ thống cộng sản Xô Viết. Có thể nói, đây là thách thức lớn nhất của EU trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa. Cải cách để hội nhập vào EU là mục tiêu quan trọng của các nƣớc Đông Âu, đồng thời cũng là chiến lƣợc phát triển mở rộng của EU sang phía Đông. Vì vậy, ngay sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu, EU đã triển khai chƣơng trình hỗ trợ công cuộc cải cách ở các nƣớc này và tích cực đàm phán, chuẩn bị các điều kiện cho sự hội nhập của họ vào EU. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh tại Copenhagen tháng 6/1993, các nhà lãnh đạo EU đã tuyên bố sẵn sàng kết nạp các nƣớc thành viên mới nếu nhƣ họ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của EU về các mặt sau [60, tr. 55]:

- Ổn định thể chế, đảm bảo dân chủ, tuân thủ pháp luật quyền con ngƣời, không sử dụng án tử hình, tôn trọng và bảo vệ các nhóm dân tộc thiểu số. - Xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng hoạt động có hiệu quả, có thể chịu đƣợc

áp lực cạnh tranh cao trong Liên minh.

- Có thể thực hiện các nghĩa vụ của thành viên trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và tiền tệ.

Các tiêu chuẩn gia nhập Liên minh đƣợc đƣa ra tại Hội nghị thƣợng đỉnh Copenhagen đã trở thành mục tiêu phấn đấu của các nƣớc Đông Âu trong quá trình cải cách trên tất cả các phƣơng diện kinh tế, chính trị, thể chế, đối ngoại, văn hóa…

Sự mở rộng lần này, về khía cạnh văn hóa – chính trị, thực sự là thách thức lớn nhất đối với EU, khi mà văn hóa truyền thống của các nƣớc Đông Âu vốn dĩ đã khác biệt với các thành viên còn lại, hơn nữa, 8 trong số 10 nƣớc này, bao gồm : Czech, Slovakia, Ba Lan, Hungarry, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia đã từng là thành viên của khối xã hội chủ nghĩa trong mấy chục năm trời, điều đó đã hình thành nên một lối sống, lối suy nghĩ và văn hóa khác biệt so với các thành viên còn lại. Về văn hóa truyền thống, các nƣớc Đông Âu vốn thuộc về nền văn hóa Slave. Các dân tộc theo văn hóa Slave nói các ngôn ngữ thuộc các dòng Đông Âu Slave, trong khi phần lớn các nƣớc còn lại của EU nói các ngôn ngữ thuộc dòng ngôn ngữ Tây Âu là German và Roman. Di sản Thiên Chúa giáo ở Đông Âu đƣợc giữ gìn là để đảm bảo cho sự bền bỉ của hàng loạt những truyền thống chính trị. Trong khi mô hình chính trị Tây Âu nằm trong sự tách bạch giữa môi trƣờng tôn giáo và môi trƣờng thế tục, Đông Âu lại đƣợc định hình trên sự mập mờ giữa quyền lực tôn giáo và quyền lực thế tục. Các giá trị truyền thống, chuẩn mực đạo đức và phong tục tập quán của nền văn hóa các nƣớc này cũng rất khác biệt so với hai nền văn hóa đã tồn tại từ trƣớc trong Liên minh. Trong đó sự khác biệt rõ ràng nhất đƣợc quy định bởi thời gian dài sống dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết, các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thiết lập một mô hình xã hội có những đặc điểm chủ

yếu sau đây: một thể chế chính trị tập quyền cao; sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng đối với bộ máy nhân sự trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, cùng với chế độ đặc quyền đặc lợi dành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở tất cả các cấp; sở hữu toàn dân về tƣ liệu sản xuất gần nhƣ tuyệt đối, nền kinh tế đƣợc điều hành theo cơ chế hành chính tập trung, độc quyền Nhà nƣớc trong sản xuất … [35, tr. 368] Trong các đặc điểm trên thì có hai đặc điểm nổi bật đó là chế độ sở hữu toàn dân và sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng đối với hệ thống nhân sự và các đặc quyền, đặc lợi dành cho các cán bộ lãnh đạo đƣợc xem nhƣ là lực cản lớn nhất khi tiến hành các cuộc cải cách triệt để. Hệ thống quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã tỏ ra thiếu đồng bộ và không có hiệu quả cao, càng vận hành càng trở nên lạc hậu. Do cơ chế quan liêu – mệnh lệnh, nó không còn khả năng nắm bắt những thành tựu của tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ hiện đại trên thế giới. Mất lòng tin ở mô hình chủ nghĩa xã hội trƣớc đây, ngƣời dân Đông Âu vẫn chƣa tìm thấy ở những cơ cấu mới đang đƣợc hình thành ở nƣớc họ một sự đảm bảo chắc chắn cho hiện tại và tƣơng lai. Bƣớc chuyển tiếp từ hệ thống lãnh đạo tập thể sang hệ thống dân chủ đại nghị, từ nền “kinh tế tập trung kế hoạch hóa” sang nền “kinh tế thị trƣờng” đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đời sống của những ngƣời lao động ngày một khó khăn, tình trạng thất nghiệp tăng nhanh, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra dữ dội. Một nét điển hình nữa của các nƣớc Đông Âu thời kỳ “hậu cộng sản” là sự không ổn định về chính trị. Cuộc đấu tranh giành giật quyền lãnh đạo của các đảng phái chính trị mới lên hết sức quyết liệt. Họ thống nhất với nhau một điểm là bác bỏ chế độ cộng sản chủ nghĩa, nhƣng lại bất đồng sâu sắc về bƣớc đi, chủ trƣơng, biện pháp nhằm đƣa đất nƣớc đi theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Nhằm giữ vững quyền lực, các đảng cầm quyền đã cố gắng củng cố thể chế mới, đẩy mạnh việc thanh lọc lực lƣợng cộng sản và dân chủ ra khỏi cơ quan quyền lực. Một trong những vấn đề gay cấn nữa của các nƣớc Đông Âu sau năm 1990 là sự căng thẳng của vấn đề dân tộc. Trong từng nƣớc đều có các cuộc xung đột dân tộc, chứa đựng nguy cơ nội chiến. “Chủ nghĩa dân tộc cực đoan” và vấn đề “li khai” trỗi dậy mạnh mẽ. Một số thế lực đã lợi dụng các yêu sách về quyền dân tộc tự quyết để thực hiện những mục tiêu

chính trị ích kỷ dẫn tới xung đột đẫm máu, làm tan rã nhà nƣớc … Riêng đối với lĩnh vực văn hóa, chính sách văn hoá thời kỳ này mang những đặc điểm sau [63]: - Tập trung hoàn toàn các quá trình văn hoá dƣới sự quản lí của nhà nƣớc; - Độc quyền về hệ tƣ tƣởng đối với sự phát triển các giá trị văn hoá; - Sự phát triển rộng rãi của các tổ chức chuyên chế về văn hoá;

Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, hầu hết các quốc gia Đông Âu đã chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa sang xã hội dân chủ. Mỗi nƣớc đều đi theo con đƣờng riêng, tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm kết hợp các khuôn mẫu của nền văn minh thế giới với truyền thống lịch sử, văn hóa và trình độ nhận thức chung của xã hội với hệ thống các lực lƣợng chính trị của mình. Sự thay đổi đã diễn ra ở tất cả các nƣớc khi chính phủ các nƣớc này đã từ bỏ sự lãnh đạo độc quyền của đảng Cộng sản, từ bỏ địa vị thống trị và các đặc quyền đặc lợi của mình. Đồng thời, các nhà cải cách ở các nƣớc Đông Âu cũng ra sức kêu gọi vì sự thịnh vƣợng của quốc gia và với lòng yêu nƣớc cần phải đuổi kịp sự phát triển của Tây Âu với hàng loạt các chính sách hƣớng đến các giá trị Tây Âu. Kêu gọi này của các quốc gia Đông Âu dựa vào hoặc xoay quanh việc hƣớng đến hay tìm kiếm nguồn gốc, tính chất Tây Âu của mình. Ví dụ: Ba Lan là pháo đài của Tây Âu với nền văn minh Thiên Chúa giáo; Czech – một quốc gia Slave duy nhất có chuẩn mực sống phƣơng Tây … Những quốc gia Đông Âu này rõ ràng đã làm tất cả chỉ là để chứng minh rằng họ đã từng thuộc về hoặc có những quan hệ mật thiết với phƣơng Tây trong quá khứ, vì vậy họ có quyền thuộc về phƣơng Tây trong tƣơng lai, mà bây giờ chính là thuộc về EU. Vấn đề một phần còn nằm ở chỗ Đông Âu là một khu vực tiếp xúc rộng lớn của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau nên là một khu vực với nhiều di sản và nhiều khuynh hƣớng. Ở đây không phủ nhận những giá trị châu Âu của Đông Âu, có điều, việc xác định một khu vực hay một quốc gia có thuộc về châu Âu hay không lại không thể chứng minh bằng một tiêu chí địa lý hay lịch sử khách quan. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy những gì ngƣời ta nghĩ thƣờng quan trọng hơn sự thật khách quan. Trong trƣờng hợp của các nƣớc Đông Âu, đặc tính

châu Âu của nó đƣợc chứng minh bằng số ngƣời sẵn lòng tin là họ thuộc về châu Âu / EU. 10 quốc gia đƣợc kết nạp vào năm 2004 đã và đang trong giai đoạn chuyển đổi, xác lập lại địa vị quốc gia, điều đó đã ảnh hƣởng đến xu thế của hệ thống văn hóa, những định hƣớng cũng nhƣ những ƣu tiên trong chính sách hợp tác văn hóa quốc tế của họ. Những thay đổi trong hệ tƣ tƣởng, thể chế chính trị và các quan niệm dân chủ đã tạo điều kiện cho các nƣớc này tiếp cận EU, mặc dù trình độ phát triển của họ còn kém các thành viên khác.

Tuy nhiên, các thành viên mới từ Đông Âu cũng phải nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại trong nƣớc và hợp tác nhiều hơn nữa với các thành viên láng giềng của mình trong EU. Các vấn đề mà họ cần tập trung giải quyết trƣớc hết là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế để bắt kịp trình độ phát triển chung. Thứ hai, do đều đang trong quá trình chuyển đổi, những căn bệnh cố hữu của nền chuyển đổi nhƣ tham nhũng, thất nghiệp, vấn nạn xã hội, thói quen của cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu tồn tại đã quá lâu… cần thiết một thời gian dài để xóa bỏ. Đồng thời, các quốc gia mới gia nhập cũng phải chung sức với các thành viên khác trong việc chia sẻ trách nhiệm thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa các thành viên với nhau, và giữa EU với các quốc gia và khu vực khác. Vấn đề văn hóa dân tộc thiểu số ở một số nƣớc mới gia nhập lại là một vấn đề chính trị nghiêm trọng và các nƣớc này hy vọng vào sự quan tâm hơn của EU đến vấn đề này, nhằm tìm kiếm một giải pháp hoàn thành mục tiêu hợp tác văn hóa xuyên biên giới.

Do chia sẻ với các nƣớc thành viên mới về điều kiện địa lý, tôn giáo và tâm lý dân tộc, trách nhiệm và nhiệm vụ đặt ra đối với các thành viên có đƣờng biên giới tiếp giáp các thành viên Đông Âu là thúc đẩy sự chung sống giữa các nền văn hóa với các quốc gia Xô – viết cũ, các quốc gia Đông Âu.

Sau khi kết nạp thêm 10 nƣớc Trung – Đông Âu, EU gồm 25 nƣớc thành viên tăng thêm 23% diện tích; tức là từ 3.217.800 km2 lên 3.966.800 km2. Dân số tăng thêm 20% từ 380 triệu lên 455 triệu ngƣời, tính theo tỷ lệ so với dân số thế giới thì dân số EU 15 bằng 6,1%, còn EU 25 bằng 7,3%. Tổng thu nhập quốc nội tăng

thêm chƣa đầy 5% năm 2002, tức từ 8.562,6 tỉ USD lên 8.971,8 tỉ USD, tính tỷ trọng so với GDP toàn thế giới thì GDP của EU 15 chiếm 26,5%, còn EU 25 chiếm 27,8%. Nhƣ vậy sau khi mở rộng, diện tích và dân số của EU tăng nhiều, song kinh tế không đƣợc là bao, còn mức sống trung bình của ngƣời dân trong khu vực thành viên mới tăng lên nhƣng khu vực thành viên cũ lại bị giảm đi so với trƣớc khi mở rộng. Tuy nhiên, xét về lợi ích chiến lƣợc lâu dài, việc mở rộng về phía Đông của EU là nhằm thực hiện một châu Âu nhất thể hóa toàn diện, một “đại châu Âu” của ngƣời châu Âu thực sự, nhằm bảo đảm cho châu Âu hòa bình vĩnh viễn và phát triển phồn vinh, phát huy vai trò độc lập và ảnh hƣởng tƣơng xứng của nó trên trƣờng quốc tế. Do đó, EU và các thành viên mới đều nỗ lực hết mình trên tất cả các lĩnh vực cho một mục tiêu chung.

H3: Bản đồ EU 25 2004

Lần mở rộng gần đây nhất của EU diễn ra vào ngày 1/1/2007, với hai nƣớc thành viên mới là Bulgaria và Romania. Bulgaria và Romania là hai nƣớc Đông Âu có nền văn hóa Slave điển hình, tôn giáo chủ yếu của hai nƣớc này là Chính Thống

giáo, ngôn ngữ sử dụng thuộc dòng ngôn ngữ Slave. Bulgaria là một nƣớc có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Đế chế Bulgaria thứ nhất hùng mạnh đã từng mở rộng lãnh thổ ra khắp vùng Balkan và có những ảnh hƣởng văn hóa của họ ra khắp các cộng đồng ngƣời Slave tại khu vực này. Một số nền văn minh cổ, đáng chú ý nhất là của ngƣời Thrace, Hy Lạp, La Mã, Slave, và Bulgar, đã để lại dấu ấn trong văn hoá, lịch sử và di sản của Bulgaria. Nằm ở phía đông bắc bán đảo Balkan và tiếp giáp với các vùng Romania, Serbia, Montenegro, Macedonia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và biển Đen, Bulgaria là nơi hợp lƣu giữa các nền văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây. Romania là quốc gia lớn nhất vùng Balkan, thuộc Đông Nam châu Âu, có nền văn hoá và tự nhiên vô cùng đa dạng và phong phú. Cả hai nƣớc Bulgaria và Romania đều thuộc khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu và đã nộp đơn xin gia nhập cùng thời điểm với 10 thành viên đã đƣợc kết nạp vào năm 2004. Tuy nhiên, do chính thức bắt đầu tham gia thƣơng lƣợng và hoàn thành đàm phán chậm hơn nên ba năm sau họ mới trở thành thành viên chính thức của Liên minh. Cũng giống nhƣ 8 thành viên từng thuộc khối xã hội chủ nghĩa đã gia nhập EU vào năm 2004, hai nƣớc này ngoài những đặc điểm văn hóa truyền thống cũng có những nét văn hóa điển hình của một quốc gia có nhiều năm thuộc về chế độ cộng sản toàn trị. Vì thế, cả hai nƣớc cũng phải nỗ lực hết mình để giải quyết các vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)