Quá trình hoạch định chính sách văn hóa chung

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 43 - 49)

Không chỉ đề cập đến vấn đề văn hóa trong các chính sách và chƣơng trình riêng biệt về lĩnh vực này, Liên minh châu Âu còn định hƣớng văn hóa trong toàn bộ các chính sách liên quan.

2.3.2.1. Chính sách văn hóa chung EC thời kỳ trước năm 1992

Không phải ngẫu nhiên Cộng đồng châu Âu EC đề cập đến nhân tố văn hóa trong tiến trình hội nhập châu Âu tại Hội nghị thƣợng đỉnh Paris vào năm 1972. Để rồi vào năm 1973 tại Hội nghị thƣợng đỉnh Copenhagen, 9 quốc gia thành viên lần đầu tiếp nhận “Bản tuyên bố về bản sắc châu Âu”. Bản tuyên bố này vạch ra những nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển Cộng đồng châu Âu theo chiều sâu, từ đó hoàn thiện mô hình khung cho khái niệm “bản sắc châu Âu” [67]. Tiếp đó, Hội nghị thƣợng đỉnh Paris tháng 12/1974 nhận định bản sắc châu Âu trên cơ sở chỉ ra những thành tố cơ bản của nó trong từng mục tiêu của các chính sách. Đến năm 1977, Ủy ban Châu Âu đã đề đạt lên Hội đồng châu Âu rằng Cộng đồng châu Âu EC cần phải tham gia vào các khía cạnh kinh tế và xã hội của văn hóa. Sự thờ ơ của ngƣời dân châu Âu đối với việc bầu Quốc hội châu Âu vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 đã khiến Ủy ban châu Âu phải quan tâm hơn nữa tới việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ý thức của ngƣời dân sống trong từng quốc gia riêng lẻ thành ý thức trong một siêu quốc gia.

Trong những năm 1982 – 1986, các thiết chế của EC tham gia tích cực hơn vào các vấn đề liên quan đến văn hóa. Tuyên bố Solemn về Cộng đồng châu Âu năm 1983 khuyến khích các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trên cơ sở một chƣơng trình văn hóa chung toàn châu Âu trong từng nƣớc thành viên. Sáng kiến này đƣợc Ủy ban châu Âu của mọi ngƣời (Committee for people’s Europe), khi đó do ngài Pietro Adonnino làm Chủ tịch triển khai. Ủy ban châu Âu cho mọi ngƣời đƣợc Hội đồng châu Âu thành lập vào năm 1984 nhằm đề ra các biện pháp để nâng cao một hình ảnh chung của EC trong mắt ngƣời dân châu Âu và thế giới. Một loạt các sáng kiến đƣợc đề xuất nhƣ hộ chiếu EC, bằng lái xe EC, thẻ cấp cứu y tế, cờ

EC, cấp kinh phí cho một kênh truyền hình riêng của EC để phát đi các “thông điệp của châu Âu”, bài hát chung của châu Âu, lấy ngày 9/5 hàng năm làm “Ngày châu Âu”. Các kiến nghị khác cũng đƣợc Ủy ban mong muốn thực hiện là nghiên cứu di sản và những đóng góp chung của châu Âu đối với văn minh nhân loại thông qua một số thiết chế (chẳng hạn Viện hàn lâm khoa học châu Âu), chú trọng đến lịch sử phát triển châu Âu trong các chƣơng trình giáo dục, hay thông qua việc thiết lập một mạng lƣới truyền thông và nghe nhìn trên toàn châu Âu. Văn kiện của Ủy ban châu Âu năm 1988 tuyên bố rằng: “Cộng đồng châu Âu vốn đang trong quá trình hình thành không coi các mục tiêu kinh tế và xã hội là mục đích duy nhất, Cộng đồng này còn bao gồm những hình thức thống nhất mới dựa trên những gì thuộc về một nền văn hóa châu Âu.” [64]

Thời kỳ trƣớc năm 1992, Liên minh châu Âu mới chỉ là Cộng đồng châu Âu với 12 nƣớc thành viên, việc hợp tác giữa các nƣớc thành viên vẫn diễn ra trên lĩnh vực kinh tế là chính. Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu lúc đó đã nhận ra tầm quan trọng của các chính sách văn hóa và ảnh hƣởng của nó đến tiến trình liên kết kinh tế, chính trị chung của cộng đồng, nhƣng những chính sách văn hóa chung vẫn chỉ dừng lại ở các nhận định, tuyên bố mà chƣa đi sâu vào các hoạt động cụ thể. Do đó, tác động của chính sách văn hóa trong thời kỳ này còn mờ nhạt.

2.3.2.2. Chính sách văn hóa chung EU thời kỳ sau năm 1992

Năm 1992 Hiệp ƣớc Maastricht đƣợc ký kết, Cộng đồng châu Âu chính thức trở thành Liên minh châu Âu, mở rộng quá trình hợp nhất châu Âu trên nhiều lĩnh vực. Kể từ đây trở đi, các chính sách văn hóa của EU ngày càng chi tiết và rõ ràng hơn, đi sâu vào các hoạt động cụ thể trên từng lĩnh vực văn hóa.

Điều 151.4 Hiệp ƣớc Maastricht yêu cầu đƣa văn hóa vào khuôn khổ tất cả các hoạt động nhằm tăng cƣờng khía cạnh liên văn hóa và thúc đẩy tính đa dạng văn hóa trong một khuôn khổ hoạch định pháp lý rộng hơn. Đây là một số ví dụ cho thấy nó đã diễn ra nhƣ thế nào [69]:

- Các dự án hỗ trợ theo Chƣơng trình quyền công dân của EU thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau và hỗ trợ các nỗ lực tiến tới sự thống nhất chung toàn châu Âu.

- Mỗi liên hệ giữa giáo dục và văn hóa là sợi chỉ xuyên suốt những chính sách giáo dục của EU. Ví dụ nhiều dự án đƣợc tài trợ bởi “Chƣơng trình Socrates” và các chƣơng trình trƣớc của nó đã hỗ trợ các dự án giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực văn hóa, và sự hỗ trợ này sẽ đƣợc tiếp tục trong “Chƣơng trình Học tập cả đời”.

- Một trong những chủ đề của Chƣơng trình giới trẻ trƣớc đây là thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về sự đa dạng của văn hóa châu Âu. Chƣơng trình Giới trẻ hành động mới cũng hƣớng tới thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. - Văn hóa đóng vai trò thiết yếu trong các nền kinh tế của EU, và sẽ có nhiều

cơ hội cho lĩnh vực văn hóa, đặc biệt khi các dự án có đóng góp cho sự phát triển và sự cố kết các cộng đồng thiểu số. Các dự án văn hóa có thể đƣợc thực hiện nhờ sự hỗ trợ tài chính từ các “Quỹ xây dựng của EU”.

- Trong nội dung phát triển nông thôn của “Chƣơng trình Chính sách nông nghiệp chung” có vai trò của văn hóa với tiêu đề “Lãnh đạo và sáng kiến” nhằm giúp các cộng đồng ở nông thôn khai thác triệt để nguồn lực tự nhiên và văn hóa.

- Lĩnh vực truyền thông cũng là một kênh quan trọng để truyền tải các giá trị dân chủ, xã hội và văn hóa. Hiệp ƣớc “Truyền hình không biên giới” cho phép “kinh doanh không biên giới” trong lĩnh vực này. Nó thiết lập các điều kiện cho việc mở rộng quảng bá truyền hình trong châu Âu, và tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi tự do công nghệ truyền thanh ở châu Âu. Chƣơng trình MEDIA bắt đầu thực hiện từ tháng 1/1991 đã khuyến khích phát triển ngành truyền thanh ở châu Âu.

- Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các thông tin văn hóa. Tháng 8/2006, Ủy ban kế hoạch về việc

số hóa, tiếp cận trực tuyến và bảo tồn theo công nghệ số di sản văn hóa vật thể đã đƣợc thông qua.

- “Chƣơng trình khung về nghiên cứu” lần thứ 7 (FP7 ) cũng trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ văn hóa thông qua nhiều chƣơng trình cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng, rõ ràng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thúc đẩy văn hóa và sáng tạo với quy định về bản quyền và các quyền liên quan của EU, cũng nhƣ những quy định quản lý viện trợ nhà nƣớc.

Ủy ban châu Âu có thể đảm bảo rằng mọi đề nghị hoặc quyết định tài chính và pháp lý đều phải xem xét đến việc thúc đẩy phát triển văn hóa và sự đa dạng văn hóa. Sự đa dạng văn hóa của EU đang ngày càng đƣợc xem nhƣ một trong những tài sản quý giá nhất của EU. Điều đó giải thích tại sao Chƣơng trình nghị sự mới của Ủy ban châu Âu về văn hóa đã hƣớng tới hai mục đích: bảo vệ và thúc đẩy văn hóa thông qua các hoạt động khác nhau, trong đó có đối thoại liên văn hóa.

Văn hóa đã đƣợc coi là một công cụ để nâng cao diện mạo châu Âu và lần đầu tiên nó đã đƣợc đặt ra thành một điều luật chính thức trong Hiệp ƣớc Maastricht (Title to the Culture), điều 128, trong đó nói rằng Liên minh châu Âu đóng góp cho sự phát triển nền văn hóa của các nƣớc thành viên và của toàn thể châu Âu nói chung trên cơ sở [71]:

- Liên minh châu Âu sẽ đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú thêm cho nền văn hóa của các nƣớc thành viên, tôn trọng tính đa dạng của văn hóa quốc gia và khu vực, đồng thời hƣớng tới bảo vệ một di sản văn hóa chung. - Hoạt động của EU hƣớng tới khuyến khích hợp tác văn hóa giữa các nƣớc

thành viên, hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động của từng quốc gia trong các lĩnh vực sau :

 Nâng cao kiến thức và phổ biến kiến thức văn hóa, lịch sử của các dân tộc châu Âu

 Trao đổi văn hóa trên cơ sở phi thƣơng mại

 Hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật và văn học, bao gồm cả khu vực nghe nhìn

- Liên minh và các nƣớc thành viên sẽ hợp tác với các nƣớc thứ ba và các tổ chức trong lĩnh vực văn hóa.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu không có thẩm quyền xem xét liệu các quốc gia thành viên có thực hiện các mục tiêu trên hay không, vì vai trò của Ủy ban chỉ là “khuyến khích” và đƣa ra các gợi ý, chứ trên thực tế, Ủy ban không có quyền điều khiển thông qua các quy ƣớc hoặc các chỉ thị. Thậm chí Hội đồng châu Âu cũng chỉ có thể hành động theo các gợi ý của Ủy ban sau khi đã có sự nhất trí thông qua bỏ phiếu. Tuy điều 128 đều đƣợc mọi ngƣời cho là phƣơng thức để kiểm soát hoạt động của Ủy ban trong lĩnh vực này nhƣ một tác nhân kích thích, nhƣng một số quốc gia cho rằng hoạt động văn hóa ở cấp châu Âu có thể đe dọa sự độc lập của chính sách văn hóa quốc gia. Lợi ích của một “siêu quốc gia” EU so với từng quốc gia riêng lẻ trong lĩnh vực văn hóa đã dẫn tới việc EU có trách nhiệm khuyến khích hoạt động văn hóa trong các quốc gia thành viên, hỗ trợ và giúp đỡ họ nếu cần thiết.

Thẩm quyền của EU trong lĩnh vực văn hóa tiếp tục đƣợc khẳng định trong Hiệp ƣớc Amsterdam năm 1997 với quy định trong điều 4 “Liên minh sẽ chú trọng tới lĩnh vực văn hóa dƣới những điều khoản khác trong Hiệp ƣớc này” đã đƣợc sửa đổi, bổ sung thêm cụm từ “đặc biệt nhằm tôn trọng và thúc đẩy sự đa dạng của các quốc gia thành viên”. Hiến chƣơng về những Quyền cơ bản năm 2000 cũng đã đề cập đến vấn đề này trong điều 22 “Liên minh sẽ tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ”.

Để thúc đẩy đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa trong các quan hệ đối ngoại của châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu khuyến khích Ủy ban châu Âu và các nƣớc thành viên xác định phƣơng pháp tiếp cận chặt chẽ và các công cụ để theo đuổi mục tiêu chính sách có liên quan. Kết luận của Hội đồng và đại diện của các chính phủ thành viên ngày 16/12/2008 trong cuộc họp về thúc đẩy đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa trong đối ngoại của Liên minh và các nƣớc thành viên có

những điểm nhƣ sau: Trao đổi và hợp tác văn hóa ở cấp độ toàn cầu, cùng với đối thoại liên văn hóa là cần thiết, không chỉ mang con ngƣời gần lại với nhau hơn, đề cao vai trò của xã hội dân sự, thúc đẩy dân chủ hóa và quyền cơ bản, mà còn tăng cƣờng ảnh hƣởng kinh tế của lĩnh vực văn hóa [66].

Do đó, bằng những kết luận này, Hội đồng đòi hỏi các thành viên và Ủy ban châu Âu từng bƣớc đạt đƣợc ba mục tiêu chiến lƣợc [66]:

- Xác định vai trò của văn hóa trong các chính sách và chƣơng trình đối ngoại của EU cũng nhƣ trong hợp tác của EU với các nƣớc thứ ba, và các tổ chức quốc tế.

- Phê chuẩn và thực thi toàn cầu Công ƣớc UNESCO về Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của văn hóa;

- Đẩy mạnh đối thoại liên văn hóa thông qua các dự án và hoạt động tăng cƣờng nhận thức diễn ra trong và ngoài EU, bắt đầu và diễn ra trong suốt Năm châu Âu về đối thoại liên văn hóa (2008).

Một chiến lƣợc toàn diện của châu Âu nên đƣợc tạo ra để hội nhập văn hóa trong các chính sách đối ngoại của EU đƣợc nhất quán và có hệ thống. Ngoài ra, để làm rõ mục đích và phƣơng pháp tiếp cận hợp tác văn hóa, chiến lƣợc cụ thể nên đƣợc thiết lập với các nƣớc thứ ba và các khu vực. Với những mục đích này, Ủy ban châu Âu và các nƣớc thành viên nên nâng cao hỗ trợ cho [66]:

- Các nƣớc thứ 3 trong phạm vi hoạt động hợp tác văn hóa diễn ra ở tất cả các cấp độ (địa phƣơng, vùng, quốc gia);

- Thúc đẩy văn hoá châu Âu dƣới mọi hình thức ở cấp độ quốc tế cũng nhƣ lƣu chuyển các chuyên gia văn hóa của châu Âu trên phạm vi toàn cầu

- Phát triển đa ngôn ngữ và kỹ năng liên văn hóa

- Lƣu chuyển những ngƣời trẻ tuổi, giáo dục nghệ thuật và văn hóa, cũng nhƣ tiếp cập tới văn hóa.

- Luật chống sao chép – và hoạt động liên quan cũng nhƣ chống hàng giả và vi phạm bản quyền quốc tế

- Những hành động bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, cũng nhƣ hợp tác quốc tế về đấu tranh chống trộm cắp và buôn bán hàng hóa văn hóa. Cuối cùng các chuyên gia văn hóa và cộng đồng xã hội cũng đƣợc tính đến trong dự thảo và thực thi chính sách văn hóa đối ngoại. Hơn nữa, các mạng lƣới cũng đƣợc thành lập để thúc đẩy hợp tác quốc tế rộng hơn giữa các thể chế văn hóa. Hiệp ƣớc Lisbon 2009 (Điều 167.4) yêu cầu Liên minh châu Âu chú trọng đến văn hóa trong tất cả các hành động của Liên minh để thúc đẩy liên văn hóa và sự đa dạng văn hóa [70]. Ủy ban châu Âu đảm bảo xem xét tính đang dạng văn hóa khi thực hiện các quyết định hoặc đề nghị về tài chính. Về các chính sách văn hóa trong hoạt động đối ngoại, Ủy ban châu Âu và các nƣớc thành viên thúc đẩy các khía cạnh văn hóa trong quan hệ quốc tế với các nƣớc và khu vực đối tác, trong khu vực EU mở rộng, cũng nhƣ trong nội dung của các chính sách phát triển và thƣơng mại, trong việc củng cố trật tự thế giới dựa trên phát triển bền vững, cùng tồn tại hòa bình và đối thoại giữa các nền văn hóa.

Những nguyên tắc này cũng đƣợc thể hiện trong Công ƣớc UNESCO năm 2005 về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa. Tham gia vào Công ƣớc này, cộng đồng châu Âu, cũng nhƣ các nƣớc thành viên cam kết thực hiện tính đa dạng văn hóa nhƣ yếu tố thiết yếu của hoạt động đối ngoại và phát triển vai trò mới, chủ động của văn hóa trong các mối quan hệ quốc tế của châu Âu [72].

Hiện tại, EU cũng đang phát triển một nghị trình chính sách mới về văn hóa trong các điều luật của mình. Với dự thảo này, EU phấn đấu kết hợp văn hóa và những vấn đề liên quan vào một khuôn khổ chính sách rộng hơn để nhận thức một cách đúng đắn các vấn đề văn hóa trong các hoạt động văn hóa của EU.

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa (Trang 43 - 49)