Nghiên cứu Marketing

Một phần của tài liệu Quản trị Marketing là việc phân tích (Trang 28 - 32)

Công ty tập trung vào các công tác nghiên cứu marketing, tổ chức nghiên cứu marketing để theo sát tình hình thị trường, theo sát biến đổi thị trường, hành vi của đối thủ cạnh tranh, tìm ra những nhu cầu mới, những thị trường mới, là cơ sở để phát triển định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, ước tính chi phí cho công tác này là 150.000.000vnđ.

Chương 4: HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MARKETING NĂM 2011 ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

4.1: CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM

4.1.1: TÊN SẢN PHẨM, ĐƠN VỊ TÍNH

4.1.1.1. Khái niệm sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những gì thoả mãn được nhu cầu mong muốn và được đem trao đổi (chào bán trên thị trường) nhằm thu hút sự chú ý mua sử dụng hay tiêu dùng.

4.1.1.2. Tên sản phẩm-Nhãn hiệu của sản phẩm

Tên sản phẩm: Áo T-Shirt nam ngắn tay

Nhãn hiệu:

4.1.1.3. Đơn vị tính : chiếc

4.1.2: CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC VỀ SẢN PHẨM

4.1.2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất

vải vải thành áo mộc phẩm T-shirt xử lí hoàn tất may cắt

4.1.2.2. Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra 1 chiếc áo:

Để sản xuất ra một chiếc áo T-shirt nam ngắn tay nguyên vật liệu đầu vào gồm nguyên liệu chính gồm vải cotton, vải spandex, chỉ khâu; nguyên liệu phụ gồm cúc, nhãn mác. Mức hao phí cho 1 sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay theo bảng số 15

Bảng 15:

STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Nhu cầu tiêu hao

1 Vải cotton Mét/chiếc 1.3

2 Vải spandex Mét/chiếc 0.2 3 Chỉ khâu Suốt bé/chiếc 1

4 Cúc Cái/chiếc 2

Biết được mức hao phí để sản xuất ra 1 chiếc áo T-shirt nam ngắn tay, biết được giá của mỗi loại nguyên vật liệu ta có chi phí để sản xuất ra 1 chiếc áo T-shirt nam ngắn tay được thể hiện ở bảng số 16: Bảng 16. ST T Tên nguyên liệu Đơn vị tính Nhu cầu tiêu hao Giá( đồng) Chi phí (đồng/chiếc)

1 Vải cotton Mét/chiếc 1.3 32.000 đồng/mét 41.600 2 Vải spandex Mét/chiếc 0.2 28.000 đồng/mét 5.600 3 Chỉ khâu Suốt bé/chiếc 1 1.800 đồng/cái 1.800

4 Cúc Cái/chiếc 3 700 đồng/cái 2.100

Để sản xuất ra 1 chiếc áo T-shirt nam ngắn tay các yếu tố cấu thành nên chi phí trực tiếp là: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tiền công, chi phí gia công thuê ngoài. Theo số liệu ở bảng số.... mức chi thực tế cho các yếu tố còn lại ở công ty ta có chi phí trực tiếp sản xuất ra 1 chiếc áo T-shirt nam ngắn tay theo bảng số 17

Bảng 17

STT Chi phí Thành tiền (VND đồng/chiếc)

1 Chi phí nguyên vật liệu 51.100 2 Chi phí tiền công 7.500 4 Chi phí dầu nhờn 500 5 Chi phí điện nước 6.700

Tổng 65.800

4.1.2.3. Kế hoạch bao gói, chính sách thay đổi (bổ sung bao gói): chi phí cho bao gói gói

Bao gói đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định chọn mua hàng của người tiêu dùng. Bao bì được thiết kế đẹp sẽ hấp dẫn sự chú ý của người tiêu dùng. Vì vậy, công ty rất coi trọng khâu thiết kế bao gói cho sản phẩm. Đối với áo T-shirt nam ngắn tay, công ty sẽ thiết kế hộp đựng áo hình chữ nhật, một mặt trong suốt để người tiêu dùng có thể nhìn thấy sản phẩm, chiếc áo bên trong sẽ gấp theo hình của chiếc hộp và có một tấm các tông cứng lót bên trong áo để giữ áo theo hình. Nhãn sản phẩm sẽ được gắn cùng với sản phẩm.

Bao gói của sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay sẽ có những tác dụng sau: - Bảo vệ sản phẩm, giới thiệu sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết kế và màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã nhưng vẫn tạo sự nổi bật cho sản phẩm. - Sự phối hợp nhất quán trong việc thể hiện phong cách riêng của sản phẩm.

Chi phí bao gói cho một sản phẩm là 3.000 đồng/ chiếc

4.1.2.4. Kế hoạch về nhãn hiệu, chi phí cho nhãn hiệu

1. Khái niệm nhãn hiệu:

Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp các yếu tố đó nhằm xác định hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thứ của đối thủ cạnh tranh.

2. Kế hoạch gắn nhãn hiệu cho sản phẩm

Người tiêu dùng cảm nhận nhãn hiệu sản phẩm như một phần thực chất của sản phẩm và việc đặt nhãn hiệu có thể làm tăng giá trị cho sản phẩm. Công ty quyết định gắn nhãn hiệu cho sản phẩm là nhãn hiệu của công ty. Vì công ty Dệt May Hà Nội thành lập từ lâu, nên có vị thế trên thị trường trong nước, tạo được thương hiệu dệt may cho riêng mình.

Logo công ty sẽ được in trên một tấm bìa cứng, được gắn cùng với sản phẩm.

Chi phí nhãn hiệu cho 1 đơn vị áo T-shirt nam ngắn tay: 2.000 đồng/chiếc.

4.1.2.5. Chi phí chung cho1 sản phẩm áo T-shirtnam ngắn tay là chi phí không thể tính trực tiếp vào cho 1 đơn vị sản phẩm mà nó được tính phân bổ đều bao gồm: chi phí tính trực tiếp vào cho 1 đơn vị sản phẩm mà nó được tính phân bổ đều bao gồm: chi phí quản lý như chi phí điện nước cho văn phòng, văn phòng phẩm, lương cho người quản lý, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa tài sản cố định…Năm 2011 để sản xuất kinh doanh mặt hàng áo T-shirt nam ngắn tay công ty dự định tính mức chi phí chung cho sản phẩm này là 60.000.000.000 đồng. Tổng khối lượng sản phẩm sẽ bán trong năm 2011 là 2.000.000 sản phẩm. Vậy chi phí chung cho 1 sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay là 30.000 vnđ.

Chi phí chung cho 1 sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay được biểu hiện dưới bảng sau:

Bảng 18 Đơn vị: VNĐ

1 Chi phí điện nước văn phòng 2.500 2 Văn phòng phẩm và các loại khác 3.000 4 Lương cho quản lý 12.000 5 Chi phí khấu hao 5.500 6 Chi phí sửa chữa tài sản cố định 7.000

Tổng 30.000

4.1.2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất 1 sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay

Csx = Ctt + Cbg + Cnh + Cc (4-1) Csx : tổng chi phí sản xuất

Ctt : chi phí trực tiếp Cbg : chi phí bao gói Cnh : chi phí nhãn hiệu Cc : chi phí chung

Theo (4-1) và số liệu ở trên ta có:

Csx = 65.800 + 3.000 + 2.000 + 30.000 = 100.800 đồng/chiếc

4.2:CÁC CHÍNH SÁCH VỀ LƯU THÔNG PHÂN PHỐI VÀ TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY CỦA CÔNG PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.

4.2.1. KẾ HOẠCH VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LÊN LƯU THÔNG PHÂN PHỐI. PHỐI.

4.2.1.1.Khái niệm kênh marketing

Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ ai đó chuyển giao quyền sở hữu đối với một sản phẩm cụ thể trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

4.2.1.2.Các loại kênh marketing

1.Kênh trực tiếp: nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Bằng hệ thống các cửa hàng dịch vụ và cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty đã đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Tại đây công ty tiến hành bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và cả bán buôn cho khách hàng đưa về các tỉnh xa. Công ty tổ chức tiêu thụ sản phẩm trả lương theo doanh thu, tổ này đưa hàng đi bán lưu động đến các cơ quan, xí nghiệp ... với hình thức này công ty đã đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện.

Một phần của tài liệu Quản trị Marketing là việc phân tích (Trang 28 - 32)