Khả năng thay thế nguyên liệu [2]

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ chế biến thức ăn gia súc (Trang 53)

• Bắp, tấm có thể thay thế cho nhau

• Kê, cao lương có thể thay thế cho nhau

• Cám gạo, bột mì có thể thay thế cho nhau

• Phế phẩm của các xí nghiệp chế biến tinh bột và công nghiệp nấu rượu như thức ăn ngô

và thức ăn lúa mì bã rượu, bã bia, mạch nha có thể thay thế cho nhau bằng ngũ cốc.

• Thức ăn có nguồn gốc từ động vật như bột cá, bột thịt, bột huyết có thể thay thế cho nhau

căn cứ vào protein tiêu hóa

• Phế phẩm của các nhà máy ép dầu như khô dầu hướng dương, khô dầu nành, khô dầu đậu

tương, khô lạc, khô dầu bông, khô dầu dừa, có thể thay thé cho nhau.

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC

4.1

Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia súc

[2]

4.1.1 Nghiền nguyên liệu :

Đầu tiên nguyên liệu phải được loại bỏ tạp chất. Sau đó tất cả nguyên liệu dùng để chế biến

thức ăn hỗn hợp, đều phải đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ nguyên liệu, các nguyên liệu này

được nghiền riêng từng máy tùy theo loại và sau khi nghiền xong nguyên liệu sẽ được đưa vào 8

xilo, mỗi xilo chứa từng loại nguyên liệu khác nhau. Nơi nghiền nguyên liệu cần phải có các

vách ngăn để tránh bụi và gây hao hụt, độ mịn của nguyên liệu có thể điều chỉnh bằng cách thay

đổi các tấm lưới nghiền để đạt độ mịn cần thiết và phù hợp với từng loại thức ăn chế biến theo

nhu cầu công thức cần phối trộn.

4.1.2 Trộn

Sau khi nghiền xong nguyên liệu được đưa vào tám xilo,mỗi xilo chứa một nguyên liệu

khác nhau, ở đây nguyên liệu sẽ được cân định lượng và được các gàu tải đưa vào máy trộn. Tùy

theo khối lượng thức ăn sản xuất mà ta có thể định thành phần nguyên liệu theo công thức chế

biến, thành mẻ trộn, trong thành phần công thức đối với nguyên liệu có khối lượng (premix sinh

tố, khoáng). Nếu khối lượng thức ăn ít thì ta sẽ không trộn trực tiếp mà phải trộn riêng, với khối

lượng nhiều thì nguyên liệu sẽ được trộn sơ bộ trước khi đưa vào máy trộn chính gồm các

nguyên liệu như ( cám, khoai mì,bột cá..) tùy theo từng loại gia súc mà ta có các loại nguyên liệu

khác nhau. Sau máy trộn đều được ½ thời gian trộn thì sẽ được bổ sung thêm premix, khoáng...để

hoàn thành công thức cho một tấn trộn, Máy trộn đều được trộn với hai vít tải chạy song song và

ngược chiều nhau.

4.1.3 Ép viên

Nguyên liệu sau khi được trộn đều sẽ được các gàu tải vận chuyển đến thiết bị ép viên,

trước khi nguyên liệu sẽ được phối trộn với hơi nước, hơi này được cung cấp từ lò hơi với tác

dụng làm cho nguyên liệu kết dính lại với nhau. Sau đó nguyên liệu đã được kết dính này được

đưa vào khuôn ép để ép viên, khuôn ép này được đặt trên bánh hớn khi bánh trớn quay sẽ làm

quay khuôn ép,ngoài ra trong khuôn ép này còn có 2 rulo riêng biệt quay tròn để tạo viên.

4.1.4 Làm nguội

Sau khi ép xong sản phẩm được đưa vào bộ phận làm nguội để làm nguội. Vì sản phẩm

viên sau khi ép có độ nóng vào khoản 90-95

0

C, ở nhiệt độ này sẽ không bảo quản được sản phẩm

viên, vì vậy ta phải làm nguội sản phẩm xuống nhiệt độ môi trường 29-30

0

C. Vì ở nhiệt độ này

nguyên liệu sẽ được bảo quản lâu hơn.

4.1.5 Sàng và phân loại thành phẩm

Sản phẩm viên sau khi được làm nguội sẽ được chuyển tới thiết bị sàng để phân loại viên

và bột, viên đã được phân loại sẽ được đưa tới xilo chứa viên để ra bao thành phẩm còn bột được

trở về thiết bị ép nhằm tái chế theo một qui trình nhất định.

4.2 Kỹ thuật và sơ đồ chế biến thức ăn gia súc

[1]

Việc chế biến mỗi loại nguyên vật liệu làm thức ăn gia súc tiến hành theo một quá trình

nhất định gồm một hay nhiều khâu công việc liên tục. Với các quy trình kỹ thuật, từng khâu công

việc có các máy móc tương ứng ở từng khâu riêng rẽ hay nhiều khâu liên tục trong một liên hợp

máy. Với mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau chúng ta có quy trình chế biến khác nhau:

• Đối với bột cỏ: Bột cỏ được chế biến từ một số loại cỏ họ đậu hoặc từ lá (như lá khoai

mì),... các loại nguyên liệu này thường sau khi thu hoạch là phơi, sấy khô hoặc đem thái

trước khi phơi, sấy khô (cỏ, rau). Thời gian sấy khô càng nhanh càng tốt, để đảm bảo giữ

được hàm lượng caroten trong cỏ, lá, sau đó đưa vào nghiền. Bột cỏ thường được trộn

vào thức ăn hỗn hợp gia cầm

• Đậu nành: thường đậu nành chứa antitripsin ức chế tiêu hóa và thioracil ức chế giáp

trạng, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, đo đó đậu nành cần phải rang, sấy

khô đến nhiệt độ quy định (103 – 110

0

C) trong thời gian 10 – 30 phút hoặc hấp chín (đối

với bã đậu nành). Vì vậy đối với đậu nành hạt thường làm sạch, định lượng, rang (sấy) và

đem vào nghiền sau đó định lượng đưa vào trộn. Đối với bã đậu nành cần được hấp chín

sau đó định lượng đưa vào trộn thức ăn ẩm.

• Cá: cá thường được chế biến thành bột cá để trộn vào thức ăn gia súc. Cá có thể phơi sấy

khô sau đó đưa vào nghiền hoặc cá tươi được đưa vào hấp, sau đó tách đầu cá và sấy khô,

cuối cùng ta đưa vào nghiền và định lượng đưa vào máy trộn.

• Các loại hạt: bắp và các loại đậu khác, thường được làm sạch sau đó phơi sấy khô và đưa

vào nghiền, trộn.

• Các loại củ: trước đây thường băm và nấu cho gia súc ăn. Hiện nay củ thường được chế

biến thành tinh bột hoặc là chế biến thành dạng bột khô. Để chế biến tinh bột thường củ

được làm sạch, bóc vỏ, xát hoặc nghiền nát, lọc tách tinh bột ra, phần bã đem phơi sấy

khô và nghiền nhỏ làm thức ăn gia súc. Củ còn được chế biến thành dạng bột bằng cách

rửa, lột vỏ, thái lát sau đó sấy hoặc phơi khô và đưa vào nghiền, trộn làm thức ăn gia súc.

Dưới đây là sơ đồ chung chế biến thức ăn gia súc từ các loại sản phảm khác nhau. Chế biến

thức ăn hỗn hợp trong hệ thống liên hợp máy người ta có thể bố trí:

• Nhiều bộ phận, máy chế biến được thiết kế chế tạo phối hợp với nhau trên một khung

máy chung (kể cả các silo chứa và máy vận chuyển trung gian) thường là gọn đồng bộ,

giảm được một số máy động lực và động cơ điện, truyền động điều khiển gọn, tập trung

hơn, song đòi hỏi yêu cần và kết cấu đồng bộ, chặt chẽ hơn.

• Nhiều máy chế biến riêng rẽ được bố trí sát gần nhau một các hợp lý tạo thành một hệ

thống liên hợp. Có thể có một số máy lắp chung trên một khung hoặc tách rời có nền, bệ

riêng. Có thể có chung một động lực hoặc mỗi máy một động cơ, có bộ phận điều khiển

bảo vệ chung, thống nhất, có thể coi là một hệ thống liên hợp máy.

Khi bố trí các máy, trang bị cần quan tâm một số nguyên tắc như sau:

1. Đảm bảo đường chuyển động của nguyên vật liệu chế biến từ khâu đầu đến khâu cuối là

ngắn nhất

2. Chú ý đế tính chất liên tục khi lắp đặt các máy, trang thiết bị bảo đảm quá trình kỹ thuật

và phương pháp sản xuất dây chuyền

3. Giảm tối thiểu việc chuyên chở phụ

4. Giảm tối thiểu các đường ống dẫn hơi, nước, các hệ thống cống rãnh và mương thoát,

mương tải điện,... song phải đảm bảo an toàn lao động cho con người và thiết bị

5. Tạo điều kiện thuận tiên nhất khi điều khiển hệ thống máy, chăm sóc, bảo trì, sửa chữa,

thay thế chi tiết

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc ở một số xí nghiệp ở Việt

Nam

4.3 Thiết bị dùng trong sản xuất thức ăn gia súc

[2]

4.3.1 Máy sấy hồng ngoại

• Nhiệm vụ: nhiệm vụ của máy sấy hồng ngoại là làm chín nguyên liệu như các hạt

ngũ cốc, bắp, đậu nành

• Nguyên tắc hoạt động:

o Nguyên liệu ngũ cốc sau khi được đưa vào cào tải, sau đó các cào tải này sẽ

đưa nguyên liệu vào máy sàng tạp chất để loại bỏ hết các tạp thất có trong

nguyên liệu, sau khi nguyên liệu được làm sạch sẽ được chứa trong bồn

nguyên liệu. Sau đó sẽ được nạp vào hệ thống băng tải để đưa qua một máy

nạp liệu được điều khiển bởi một động cơ. Khi các ngũ cốc đi qua dưới các

đèn chiếu tia hồng ngoại chúng liên tục rung độngđể được đảo trộn có thể

làm cho nguyên liệu nhận được năng lượnghồng ngoại bằng nhau trên tất cả

bề mặt nguyên liệu. Băng tải rung được bởi một hệ thống điện với mục đích

thay đổi thời gian ngừng và xử lý tia hồng ngoại.

o Nguyên liệu được xử lý theo thời gian 40 – 100s thùy thoe nguồn nguêyn

liệu mà ta có thể điều chỉnh thời gian cho hợp lý, sao cho nhiệt độ tối thiểu

bên trong hạt là 90 – 96

o

C. Sau khi xử lý xong nguyên liệuđược đưa vào bồn

chứa (bồn ủ), rồi nguyên liệu sẽ được đưa thẳng vào hệ thống làm nguội.

Hơi thoát ra từ hệ thống làm nguội được thải ra môi trường bên ngoài.

Nguyên liệu sau khi được lấy ra khỏi hệ thống làm nguội phải có nhiệt độ

mong muốn từ 90

o

C đến nhiệt độ môi trường

4.3.2 Máy nghiền

Hình 4.4 Máy nghiền búa

(nguồn: http://cnx.org)

• Nhiệm vụ: máy nghiền có nhiệm vụ làm nhỏ tất cả thức ăn khô thành bột

• Cấu tạo: gồm các bộ phận sau: dao, đĩa nghiền, lưỡi nghiền, hàm răng, thùng cấu liệu,

cửa thoát liệu. Ngoài ra còn có bộ phân động lực và chuyển động khung máy

• Nguyên tắc hoạt động: khởi động động cơ máy chạy, các thiết bị đều hoạt động. Nguyên

liệu được các cào tải đưa vào máy nghiền, nguêyn liệu rơi xuống bị các lưỡi daoquay ly

tâm đập mạnh vào làm vỡ vụn ra, những mảnh vụn này bị rơi xuống các lỗ lưới và được

sàng lọc để lấy những mảnh đạt tiêu chuẩn, còn những mảnh to không vừa với lỗ lưới sẽ

ở trên. Các mảnh nhỏ sẽ được các lưỡi dao tiếp tục đập đến khi nào qua lỗ sàng, sau khi

nguyên liệu được nghiền nhỏ sẽ được các vít tải đưa gào múc đưa ra các silo chứa nguyên

liệu

4.3.3 Máy trộn

Hình 4.5: Bồn trộn ngang

(nguồn: http://kiencuong.com)

• Nhiệm vụ: máy này có nhiệm vụ trộn đều các thành phần thức ăn đã được định mức, mặt

khác máy còn có nhiệm vụ tăng cường phản ứng hóa học hay hóa sinh khi chế biến thức

ăn, hòa tan các hất (đường, muối và các chất khác,…)

• Nguyên tắc hoạt động: Gầu tải lấy các nguyên liệu đã được xay nhuyễn từ các silo để đưa

vào máy. Trong máy có các vít, nhờ các vít này, ta có thể trộn và đảo đều và chuyển thức

ăn đã được trộn đều từ cửa nạp liệu đến cửa xả liệu.

4.3.4 Máy ép viên

• Nhiệm vụ: Định hình thức ăn từ dạng bột sang dạng viên là làm chặt các hỗn hợp, tăng

khối lượng riêng, làm giảm khả năng hút ẩm và oxy hóa trong không khi, ổn định chất

lượng dinh dưỡng.

• Nguyên tắc hoạt động: Khởi động động cơ, mở vít cung cấp liệu để đưa nguyên liệu vào

từ cửa nạp liệu vào bộ phận ép viên. Tại đây, thành phẩm được hồ hóa bằng hơi nước

(100

o

C) với mục đích tạo kết dính. Khi thành phẩm bột đã được hồ hóa rơi vào trong

khuôn, hai rulo tạo lực ép giữa thành phẩm bột và thành bên trong khuân tạo ra những

viên và được 2 dao cắt cho rơi xuống.

4.3.5 Sàng

• Nhiệm vụ: máy có nhiệm vụ loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu chế biến

• Nguyên tắc hoạt động: Nguyên liệu sau khi được ép viên và làm nguội sẽ đưa đến máy

sàng để lọai bỏ các tạp chất. Ở đây nguêyn liệu nằm trên bề mặt sàng được nhận dao động

chuyển từ chính bản thân mặt sàng và tiến hành phân ly. Nhờ có rung động nên lỗ sàng

được làm sạch, tăng hiệu quả của quá trình phân ly.

4.3.6 Thiết bị làm nguội

• Nhiệm vụ: có nhiệm vụ hạ nhiệt độ của sản phẩm đến nhiệt độ môi trường

• Nguyên tắc hoạt động: Thành phẩm sau khi ép viên có nhiệt độ 90 – 95

o

C sẽ được đi qua

hệ thống làm nguội. Ở đây thành phẩm được phân tán đều nhờ hệ thống cánh quay, lúc

này thành phẩm được làm nguội nhờ những cánh quat hút trong silo làm nguội

4.4 Sơ đồ dây chuyền của một số hệ thống liên hợp máy

[1]

Hình 4.8: Sơ đồ dây chuyền chế biến thức ăn gai súc dạng bột và viên năng suất 10 – 15 tấn

giờ do công ty Buhler thiết kế

KẾT LUẬN

Thức ăn luôn là vấn đề quan trọng nhất trong chăn nuôi vì nó quyết định trực tiếp đến năng

suất chất lượng và giá thành của các sản phẩm thịt, trứng, sữa...Trong những năm gần đây, ngành

sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc ở nước ta phát triển khá nhanh. Một số nhà máy sản xuất thức

ăn chăn nuôi có quy mô lớn nắm bắt thông tin tình hình giá cả nguyên liệu trong và ngoài nước.

Hàng loạt máy móc thiết bị ép viên sản xuất thức ăn đa năng tiện dụng được nhập và lắp đặt ở

nhiều nhà máy phục vụ cho công nghiệp chăn nuôi. Việc phân loại thức ăn giúp cho người chăn

nuôi biết chọn và định hướng sử dụng thích hợp từng loại thức ăn cho từng đối tượng gia súc để

mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được chế biến sẵn, do một số loại

thức ăn phối trộn với nhau mà thành. Thức ăn hỗn hợp chứa đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa

mãn nhu cầu con vật hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Chăn

nuôi bằng thức ăn hỗn hợp sản xuất theo các công thức được tính toán có căn cứ khoa học là đưa

các thành tựu và phát minh dinh dưỡng động vật vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh nhất và

hiệu quả nhất.

Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đang phải đối mặt với những áp

lực rất lớn từ nguồn nguyên liệu thế giới suy giảm, giá tăng cao và nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn

nuôi thành phẩm trong nước trì trệ. Như vậy, có nhiều khả năng sản lượng sản xuất thức ăn chăn

nuôi thành phẩm sẽ khó tăng và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tiếp tục tăng. Với tình hình

này các doanh nghiệp sản xuất thức ăn vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Máy chế biến thức ăn gia súc – nhà xuất bản nông nghiệp

2. Giáo trình công nghệ bảo quản và chế biến lương thực – trường ĐH công nghiệp

thành phố Hồ Chí Minh

3. Giáo trình thức ăn gia súc – trường Đại học Nông Lâm Huế

4. PTS.Lưu Hữu Mãnh. Giáo trình Dinh Dưỡng Gia Súc. Khoa Nông Nghiệp- Trường

ĐH Cần Thơ. 1999

5. http://niemtin.free.fr/channuoibenvung.htm

6. http://vn.360plus.yahoo.com/tala-echcon/article?mid=168

7. http://hoinongdan.cantho.gov.vn/?tabid=109&ndid=190&key

8. http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/554320/Nhao-nhac-noi-dinh-lu-tpov.html

9. http://afamily.vn

10. http://longdinh.com

11. http://www.tinkinhte.com

12. http://www.khoahoc.com.vn/timkiem

13. http://nhanloc.net/

14. http://vi.wikipedia.org/wiki/Protein

15. http://cdtp4.files.wordpress.com/2011/09/chuong-ii-carbohydrate1.pdf

16. http://tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_4_33.htm

17. http://vi.wikipedia.org/wiki/Protein

18. http://sinternal.com

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ chế biến thức ăn gia súc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w