Nguồn nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ chế biến thức ăn gia súc (Trang 28)

Các nguồn nguyên liệu có thể lấy từ phế liệu của các nhà máy chế biến thực phẩm như nhà máy xay xát, nhà máy sản xuất bột mì, nhà máy sản xuất đường, nhà máy sản xuất bia, nhà máy chế biến thủy hải sản và gia súc, nhà máy chế biến rau quả, nhà máy chế biến sữa, nhà máy chế biến dầu ăn và các loại cây hạt hòa thảo. Ngoài ra người ta còn dùng các nguyên liệu tổng hợp 4%, các chất khoáng, vitamin, các acid amin không thay thế, các chất kháng sinh và các phụ gia, gia vị khác.

Trong thực hành sản xuất thức ăn gia súc, các nguyên liệu có thể được phân theo các nhóm dựa trên tỷ trọng phân bố của chúng trong khẩu phần. Tùy theo khối lượng và mục đích sử dụng, các nguyên liệu trong một công thức thức ăn gia súc có thể được phân chia như sau:

- Nhóm căn bản (còn gọi là nhóm I): Bao gồm các nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu cho thức ăn ( cung cấp chất bột đường ).

- Nhóm thức ăn cung cấp đạm (còn gọi là nhóm II): Bao gồm các nguyên liệu cung cấp protein chủ yếu cho thức ăn.

- Nhóm cung cấp chất khoáng: Chỉ chiếm khoảng 2 - 5% trong công thức (trừ trường hợp thức ăn gà đẻ, vịt đẻ). Bao gồm các loại như: bột sò, bột xương, DCP (Dicalci phosphate), muối ăn, v.v...

- Nhóm cung cấp các vitamin: bao gồm nhiều loại vitamin, có thể có trong một vài nguyên liệu hoặc premix vitamin.

- Nhóm chất bổ sung phi dinh dưỡng: Mặc dù chỉ chiếm lượng khá nhỏ trong công thức nhưng nhóm này rất đa dạng và có những tính chất khác nhau nên có thể được chia theo các nhóm phụ như: nhóm các premix, các chất bảo vệ sức khỏe, các chất hỗ trợ tăng trưởng (growth promotants), các chất hổ trợ dinh dưỡng, các chất bảo quản và duy trì giá trị dinh dưỡng thức ăn. Danh mục các nhóm này vẫn còn đang phát triển và vì vậy vẫn chưa có một sự phân loại thống nhất, ổn định đối với nhóm này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ chế biến thức ăn gia súc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w