Các chất bổ sung phi dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ chế biến thức ăn gia súc (Trang 38)

Các chất bổ sung phi dinh dưỡng tuy không có tác dụng gì về dinh dưỡng nhưng cũng rất cần thiết trong khẩu phần ăn của thú vì chúng làm cho thú ăn ngon hơn, tránh một số bệnh tật.

Chất kháng khuẩn:

Đây là hợp chất có tác dụng hạn chế, ngăn chặn phát triển bao bồm các chất kháng sinh, các chất hóa trị liệu, các chất được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

Chúng được bổ sung vào thức ăn dưới hàm lượng thấp, dưới liều điều trị để kích thích tăng trưởng, tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tỉ lệ chết và còi cọc, tăng khả năng sinh sản. Chúng được dùng từ liều trung bình đến liều cao để phòng ngừa và tiêu diệt mầm bệnh. Các chất kháng sinh như là oxytetracycline, chlortetracycline.

Mặc dù cơ chế hoạt động của chất kháng khuẩn chưa rõ hiệu quả của nó nhưng được xếp thành 3 nhóm: tác dụng trao đổi chất, tác dụng dinh dưỡng và kiểm soát bệnh tật.

- Tác dụng dinh dưỡng: làm thay đổi quần thể vi sinh dẫn tới tăng cường việc sử dụng các dưỡng chất ở thú. Tác dụng này thấy rõ là chất kháng khuẩn làm giảm bề dày ruột nên tăng sự hấp thu dưỡng chất và làm giảm tổng khối lượng ruột nên giảm sự mất nhiệt từ các mô bào với hoạt động trao đổi chất cao.

- Kiểm soát bệnh tật: hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cho phép con vật đạt độ tăng trưởng gần với tiềm năng tối đa. Cơ chế hoạt động này thấy rõ ở heo con hơn heo trưởng thành.

Chất bổ sung vi khuẩn:

Các loại vi khuẩn dùng cho ăn trực tiếp gồm Lactobacillus acidophilus, Stepto-coccus faccium, Saccharosemices cerevisiae. Hoạt động của chúng là tăng cường hệ vi sinh đường ruột

của thú.

Các đường đơn:

Người ta khuyến cáo bổ sung 1 số đường đơn như Mannoligo saccharide, fructooligo sacharide vào khẩu phần để làm thay đổi khả năng các mầm bệnh cư trú trong đường ruột.

Men (enzyme):

Như cellulose, hemicellulase, protease,…bổ sung vào thức ăn nhằm tăng tỷ lệ tiêu hóa các phức hợp cacbon hydrate và protein. Một loại enzyme gần đây được quan tâm là phytase. Men này phân giải nhóm orthophosphate từ acid phytic là dạng P chủ yếu trong hạt cốc và bánh dầu. Sử dụng men phytase làm tăng việc sử dụng P khó tiêu hóa và giảm việc thải P ra môi trường.

Các chất acid hóa:

Bổ sung acid citric, acid fumaric, acid formic vào khẩu phần tập ăn của thú sẽ giúp chúng ta cải thiện được năng suất.

Các acid vô cơ như acid phosphoric, đôi khi acid hypochidric cũng có tác dụng tốt cho năng suất thú. Có thể lien quan tới việc giảm độ pH ở tá tràng, do đó giảm khả năng sinh sản của vi khuẩn có hại ở dạ dảy và ruột non. Các acid hữu cơ còn dùng để bảo quản hạt cốc có độ ẩm cao và chống nấm mốc trong thức ăn.

Chất tạo ngọt:

Chất tạo ngọt được dùng để tạo sự ngon miệng cho thú. Có một số chất ngọt tự nhiên như cacbon hydrat ( sucrose, glucose, fructose), glycerol,acid amin alanin, glycine,…

Các chất tạo ngọt thường không có mùi hoặc rất ít mùi. Do đó vừa bổ sung chất ngọt với nồng độ đậm đặc hay loãng cũng không ảnh hưởng gì đến mùi sản phẩm.

Chất chống oxy hóa:

Các chất này được bổ sung vào thức ăn của thú để ngăn cản sự oxy hóa của mỡ hoặc các sinh tố như chất BHA, BHT, chất chống nấm mốc.

Chất kết dính:

Chất này có một số loại như: bentonit được trộn vào thức ăn trước khi ép viên để làm tăng độ kết dính và tránh viên bị vỡ vụn. Ngoài ra còn dùng đất sét và zeolin cũng chống sự nhiễm độc tố nấm mốc ở heo do chúng bao độc tố aflatoxin và tránh cho heo không hấp thụ

Chất tạo mùi:

Các chất tạo mùi nhân tạo được bổ sung vào thức ăn làm kích thích tính ngon miệng của thú, Saponin được chiết xuất từ cây Yucca ngăn cản hoạt động urease và giảm mùi phân, giảm mùi ammonta.

CHƯƠNG 3: TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN ĂN [2], [3]

Mỗi loài gia súc khác nhau cần nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau tuỳ theo đặc điểm riêng của từng loài, giống. Trong từng loài, giống tuỳ theo giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần so với nhu cầu của gia súc là biện pháp rất quan trọng nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ chế biến thức ăn gia súc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w