Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Nam Định (Trang 83)

cấp xã của tỉnh Nam Định

Thực hiện quyết định số 40/2006 - QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nội vụ Nam Định đã tham mưu để UBND tỉnh xây dựng kế hoạch số 249 ngày 03 tháng 9 năm 2006 về việc đào tạo, bồi dưỡng CB, CC và CB, CC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010; tổ chức hội nghị quán triệt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh cho lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, các sở, ban ngành và các cơ sở đào tạo trong tỉnh, hầu hết các UBND các huyện, thành phố, các Sở Ban ngành đã xây dựng kế hoạch ĐT, BD cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 của địa phương, ngành mình.

Mục đích của việc ĐT, BD nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính và CB, CC xã, phường, thị trấn nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân.

Công chức hành chính được ĐT, BD theo vị trí làm việc và tiêu chuẩn quy định của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý, theo tiêu chuẩn các ngạch cán sự, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp.

Trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trang bị kiến thức về văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức cho công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã. Bồi

84

dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ trưởng thôn (xóm), tổ trưởng tổ dân phố, đại biểu HĐND các cấp, CB, CC các Hội, đoàn thể.

Đối tượng được ĐT, BD là CB, CC, viên chức; đại biểu hội đồng nhân dân; CB, CC xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn (xóm), tổ dân phố.

Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Tài chính mở hội nghị Tập huấn triển khai thực hiện Thông tư số 51/2008/TT - BTC ngày 16/6/2008. Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ĐT, BD CB, CC Nhà nước.

UBND tỉnh chỉ đạo việc giám sát, kiểm tra và tiếp tục thực hiện tốt quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Quyết định số 161/2003 QĐ - TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đã ban hành Quyết định số 3852/ 2005 QĐ - UBND ngày 14 tháng 12 năm 2005 về quy định chế độ trợ cấp cho CB, CC, viên chức đi học sau đại học và hỗ trợ một lần cho người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II về công tác tại tỉnh. Trên cơ sở Quyết định 3852/ 2005 QĐ - UBND, Sở Nội vụ đã ban hành Hướng dẫn số 115/HD - SNV ngày 21/3/2006 v/v quy định chế độ trợ cấp cho các đối tượng đi đào tạo sau Đại học.

Để chấn chỉnh và đưa công tác đào tạo sau Đại học ở tỉnh đi vào nền nếp, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nội vụ Nam Định đã ban hành hướng dẫn số 137/HD- SNV ngày 7/12/2010 V/v cử CB, CC đi đào tạo sau Đại học.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và quản lý, Sở Nội vụ

phối hợp tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo việc mở lớp “Bồi dưỡng phương

pháp giảng dạy” cho các giảng viên của trường Chính trị Trường Chinh, các

giảng viên kiêm nhiệm của các huyện, thành phố và 53 cán bộ làm công tác quản lý đào tạo ở các cơ sở ban, ngành và cấp huyện cũng được tham dự khóa

85

bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do dự án ADB Bộ Nội vụ giúp đỡ, tổ chức tại tỉnh.

Để tăng cường năng lực hoạt động của Trường Chính trị Trường Chinh, các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, Trung tâm ĐT, BD tại chức tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, hiệu quả việc xây dựng, củng cố cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, đảm bảo các cơ sở trên có đủ điều kiện thực hiện tốt các chương trình đào tạo được giao.

UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành hữu quan xây dựng kế hoạch về ngân sách cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác ĐT, BD từng năm cho cả giai đoạn 2006 - 2010. Các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các bộ, ngành, các chương trình dự án và Trung ương và của địa phương đều được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tốt.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Sở Nội vụ với trường Chính trị Trường Chinh, Trung tâm đào tạo tại chức tỉnh và giữa các đơn vị của tỉnh với các trường Đại học. Cao đẳng, Học viện thuộc các bộ, ngành Trung ương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đúng đối tượng, yêu cầu và phù hợp với các quy định.

Trong 5 năm 2006 đến 2010, số lượng lớp và người dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như sau:

Công tác đào tạo:

- Từ năm 2006 đến hết năm 2010 tỉnh Nam Định đã mở 23 khóa đào tạo trung cấp theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ gồm 4 lớp trung cấp địa chính, 2 lớp Trung cấp lao động xã hội, 5 lớp Trung cấp quản lý văn hóa, 3 lớp trung cấp Luật, 2 lớp Trung cấp công an, 4 lớp chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, 3 lớp Trung cấp kế toán, 1 lớp trung cấp văn thư lưu trữ với tổng số 1.450 học viên là cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra mỗi huyện, thành phố trong tỉnh đều mở từ 1 đến 2 lớp trung cấp chính trị, Trung cấp hành chính cho cán bộ đang giữ chức danh chuyên trách, công chức cấp xã và các cán bộ nguồn.

86

- Mở 5 lớp đào tạo tiền công vụ cho 335 người

- Phối hợp với Học viện Hành chính - Học viện Chính trị Hành chính quốc gia và Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội mở 03 lớp Đại học Hành chính và 01 lớp Đại học Luật cho 329 cán bộ, công chức Nhà nước và công chức cấp xã.

- Đào tạo sau đại học: Từ năm 2005 đến năm 2010, tỉnh cử đi học tổng cộng 590 người trong đó tiến sĩ: 14 người, thạc sĩ 436 người, bác sĩ chuyên khoa cấp I 86 người, bác sĩ chuyên khoa cấp II 16 người, dược sĩ chuyên khoa cấp I 12 người, dược sĩ chuyên khoa cấp II 3 người, tham mưu cho TU, UBND tỉnh cử cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng các khóa CVCC 23 người

Công tác bồi dưỡng:

Từ năm 2006 đến hết năm 2010 tỉnh Nam Định đã tập trung mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho đối tượng là CB, CC, viên chức.

- Gửi Trung ương bồi dưỡng kiến thức QLNN theo chương trình chuyên

viên cao cấp 30 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở 02 lớp bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên chính cho gần 200 học viên.

- Mở 9 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN theo chương trình chuyên viên cho 1162 người.

- Mở nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành theo chức danh chuyên môn như tư pháp - hộ tịch, văn hóa xã hội, địa chính - xây dựng, văn phòng - thống kê, thi đua khen thưởng, tôn giáo, phát thanh - truyền hình... cho trên 8.500 lượt người tham gia học tập.

- Mở 1 lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho lãnh đạo của các doanh nghiệp, Sở, ban, ngành với 150 học viên.

87

- Mở 1 lớp tập huấn các văn bản thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường 160 học viên.

- Mở 13 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm văn thư lưu trữ cho 1480 cán bộ công chức và công chức xã, phường, thị trấn.

- Mở 15 lớp Tập huấn Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho cán bộ, công chức các Sở, Ban ngành và CB, CC cấp huyện, cấp xã với tổng số 2.770 học viện.

- Mở 25 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 5.300 cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố.

- Phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia mở 4 lớp bồi dưỡng về kỹ năng xử lý công việc và giao tiếp hành chính cho 457 CB, CC văn phòng thống

kê, địa chính - xây dựng, giao tiếp “Một cửa”cấp xã.

- Mở 9 lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực, kỹ

năng quản lý công tác ĐT, BD, giao tiếp “Một cửa”, kỹ năng giao tiếp hành

chính, quản lý, điều hành công việc... theo chương trình hỗ trợ của dự án ADB cho gần 450 cán bộ, công chức, viên chức trong đó có 144 Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã.

- Nhằm trang bị nhận thức, quan điểm, đường lối chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, sau khi tiến hành sát nhập Ban tôn giáo, Sở Nội vụ Nam Định đã tổ chức 13 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo (mỗi lớp 5 ngày) cho 2.000 học viên gồm cán bộ, chuyên viên thuộc Sở và phòng Nội vụ các huyện, thành phố, 7 chức danh CB, CC của 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Năm 2009 mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho trưởng thôn xóm ở 2 huyện Vụ Bản và Nghĩa Hưng và 3 lớp cho Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

88

Năm 2010, được sự chi đạo của tỉnh, Trường Chính trị Trường Chinh đã

trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho 58 lớp với 5.266 học viên. Trong đó:

+ Đào tạo trung cấp chính trị - hành chính 35 lớp với 2.667 học viên + Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tiền công vụ 9 lớp với 744 học viên.

+ Bồi dưỡng đối tượng Đảng và đảng viên mới 9 lớp với 1.330 học viên + Liên kết đào tạo: 2 lớp đại học, 2 lớp cao cấp lý luận chính trị với 415 học viên, 1 lớp trung cấp công an 110 học viên

+ Các lớp tập huấn 7 lớp với trên 900 học viên.

Số lớp khai giảng mới năm 2010 là 21 lớp với 1.737 học viên (14 lớp trung cấp chính trị; 5 lớp chuyên viên; 2 lớp cao cấp đại học)

Cũng trong năm 2010, nhà trường đã bế giảng 19 lớp (12 lớp trung cấp chính trị - hành chính; 7 lớp chuyên viên, tiền công vụ).

So với kế hoạch tỉnh giao: hoàn thành vượt mức (đạt 120%)

Năm 2011, nhà trường đã trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho

58 lớp với 5490 học viên. Trong đó:

+ Cao cấp lý luận chính trị và đại học: 4 lớp với 410 học viên

+ Trung cấp lý luận chính trị, Trung cấp hành chính, trung cấp Công an: 26 lớp với 2011 học viên

+ Bồi dưỡng, tập huấn: 12 lớp với 1541 học viên + Chuyên viên 16 lớp với 1528 học viên

Trong năm 2011 nhà trường tổ chức khai giảng mới 23 lớp với 1.823 học viên. Bế giảng 19 lớp. Với kết quả trên, năm 2011 nhà trường đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tỉnh giao [Nguồn Sở Nội vụ] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả của việc thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng

* Giai đoạn từ năm 2006 - 2010: cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý, các ngạch công chức hành chính, cán bộ nguồn, đại biểu hội đồng

89

nhân dân, viên chức sự nghiệp, CB, CC cấp xã, cán bộ không chuyên trách ở xã, thông, tổ dân phố.

- Trình độ lý luận chính trị:

+ Đại học, trên Đại học : 61 lượt người + Cao cấp: 389 lượt người

+ Trung cấp: 5547 lượt người trong đó cán bộ chuyên trách là 2000 lượt người chiếm 35,90%, CB, CC cấp xã là 1500 lượt người, chiếm tỷ lệ 27,04%

- Quản lý nhà nước:

+ Chuyên viên cao cấp: 26 lượt người + Chuyên viên: 853 lượt người

+ Bồi dưỡng: 32113 lượt người trong đó cán bộ chuyên trách là 6500 lượt người, công chức cấp xã là 4700 lượt người chiếm 14,63%, cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố là 12400 lượt người chiếm 38,58%

- Chuyên môn:

+ Đại học trên đại học: 520 lượt người + Trung cấp: 1450 lượt người

- Kỹ năng nghiệp vụ: 2261 lượt người trong đó cán bộ công chức cấp xã là 1450 lượt người chiếm 64,13%

- Kỹ năng lãnh đạo quản lý: 6226 lượt người trong đó cán bộ không chuyên trách xã, tổ dân phố là 5200 lượt người chiếm 83,52% * Năm 2011:

- Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp: 188 lượt người

+ Trung cấp: 2609 lượt người trong đó cán bộ chuyên trách là 730 lượt người chiếm 27,98%, CB, CC cấp xã là 230 lượt người chiếm 8,82%

90

+ Sơ cấp: 670 lượt người cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố.

- Quản lý nhà nước:

+ Chuyên viên cao cấp: 03 lượt người + Chuyên viên: 321 lượt người

+ Bồi dưỡng: 6494 lượt người trong đó cán bộ chuyên trách là 229 lượt người chiếm 3,53%, công chức cấp xã là 1600 lượt người chiếm 24,63%, cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố là 2900 lượt người chiếm 44,65%

- Chuyên môn:

+ Đại học trên đại học: 200 lượt người + Trung cấp: 600 lượt người CB, CC cấp xã

- Kỹ năng nghiệp vụ: 1600 lượt người trong đó CB, CC cấp xã là 600 lượt người chiếm 37,5%.

- Kỹ năng lãnh đạo quản lý: 1340 lượt người trong đó cán bộ không

chuyên trách xã, tổ dân phố là 600 lượt người chiếm 44,8% [Nguồn Sở Nội vụ] * Về kết quả thực hiện 8 mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2006 – 2010

Đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo, quản lý, công chức các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp: tổng số lượng cần ĐT, BD là 14.370 người, sau 5 năm thực hiện đạt 12.400 người, chiếm tỷ lệ 86,29%

100% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ: tổng số lượng cần ĐT, BD là 1050 người, sau 5 năm thực hiện đạt 1050 người, chiếm tỷ lệ 100%

91

100% công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp sở các huyện được trang bị kỹ năng lãnh đạo quản lý: tổng số lượng cần ĐT, BD là 1.860 người, sau 5 năm thực hiện đạt 1.860 người, chiếm tỷ lệ 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành quy hoạch và tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: tổng số lượng cần ĐT, BD là 14.370 người, sau 5 năm thực hiện đạt 12.400 người, chiếm tỷ lệ 86,29%.

Tổ chức ĐT, BD trang bị lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định của cán bộ chuyên trách: tổng số lượng cần ĐT, BD là 90 người, sau 5 năm thực hiện đạt 76 người, chiếm tỷ lệ 85%.

ĐT, BD theo chức danh cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch UBND cấp xã: tổng số lượng cần ĐT, BD là 2.500 người, sau 5 năm thực hiện đạt 2.000 người, chiếm tỷ lệ 80%.

100% công chức cấp xã được ĐT, BD trình độ chuyên môn. Trong đó có số trình độ trung cấp trở lên tại các vung đô thị, đồng bằng và miền núi có tỷ lệ tương ứng là 95%, 80% và 70%: tổng số lượng cần ĐT, BD là 8.500 người, sau 5 năm thực hiện đạt 8.500 người, chiếm tỷ lệ 100%, trong đó vùng đô thị là 5.660 người chiếm tỷ lệ 66%, vùng đồng bằng là 2.840 người chiếm tỷ lệ là 34%

Thực hiện ĐT, BD về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố: tổng số lượng cần ĐT, BD là 21.500 người, sau 5 năm

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Nam Định (Trang 83)