Nền đạo đức truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của hệ tư tưởng đạo đức Nho giáo rất coi trọng việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân của người cầm quyền. Đường lối “tu, tề, trị, bình”của đạo Nho đã được Bác Hồ chắt lọc những nội dung hợp lý để vận dụng vào việc giáo dục đội ngũ cán bộ có trách
51
nhiệm, chăm lo cho dân và quản lý nhà nước. Năm 1953, trong lời bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ đảng, dân, chính các cơ quan trung ương, Người căn dặn phải: “Chính tâm tu thân” mới có thể “trị quốc bình thiên hạ” [30, tr. 82]. Bác Hồ đã đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự nghiêm khắc với mình, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Những người ở địa vị càng cao, giữ trọng trách càng lớn thì lại càng phải giữ mình, tự sửa mình hàng ngày, làm cho lòng dạ luôn ngay thẳng, chân thành.
Người cho rằng Đảng phải giúp đỡ cán bộ học tập. Đảng đã giúp cán bộ phải chịu khó học. “Đồng chí ta người kinh nghiệm thực hành khá, nhưng về văn hóa thì i tờ. Những đồng chí tri thức đọc nhiều nhưng không có kinh nghiệm công tác, chưa quen nếp làm việc của Đảng. Vậy phải nâng cao lý luận cho cán bộ cũ và dạy cho cán bộ tri thức làm công tác quần chúng”.
Học là một công việc trau dồi kiến thức. Nhưng học không có nghĩa là chỉ học ở nhà trường. Trong điều kiện đất nước còn khó khăn của những năm kháng chiến gian khổ, việc học lại càng khó khăn hơn. Từ thực tiễn của việc học và điều kiện khó khăn của nước nhà, Hồ Chủ tịch đã chỉ cho mọi người thấy phương pháp để có thể học được, đó là học qua trường lớp, qua thực tế công tác và tự học của bản thân.
1.2.5.1. Đào tạo qua trường lớp
Để có được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao thì người cán bộ không thể không học qua trường lớp. “Học ở trường, học ở sách vở” [29, tr.45- 50].
Vì chính trong môi trường này họ sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và mang tính hệ thống, nó sẽ làm cơ sở, tiền đề để cho cán bộ nhanh chóng tiếp cận những tri thức cao hơn, phức tạp hơn ở ngoài thực tiễn. Hồ Chí Minh yêu cầu trong trường học, các thầy “nên thi đua nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực” [28, tr. 102]. Theo Hồ Chí Minh, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi, “phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”.
52
Trong chương trình học, theo Hồ Chí Minh “phải chú trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ mà giáo dục thực dân còn để lại” [28, tr. 102]. Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân “thầy thi đua dạy, trò thi đua học. Thầy và trò thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình) để giúp nhau tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi” [29, tr. 467].
Trong nhà trường, phương pháp dạy và học phải hướng tới phục vụ tốt nhất mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người học - chủ thể của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, các giảng viên nên dành thời gian thoả đáng cho việc trao đổi, tranh luận và vấn đáp. Đồng thời, chú trọng việc kết hợp học trên lớp với giải quyết tình huống giả định trong công tác cho mỗi chức danh cán bộ. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, cần hình thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, mở lớp riêng cho từng loại đối tượng. Đây là một việc rất khó nhưng có thể thực hiện được, trước hết là đối với các lớp bồi dưỡng, tạo được sự hứng thú trong học tập tiếp thu tri thức mới, sẵn sàng chia sẻ, giao lưu với nhau trong quá trình học tập.
1.2.5.2. Đào tạo qua thực tế công tác
Chúng ta thấy rằng, nếu chỉ bằng những kiến thức có được ở trường lớp thì cán bộ chưa thể đáp ứng tốt được công việc. Vì thực tiễn luôn thay đổi và rất phong phú đa dạng, do đó người cán bộ cần phải học tập ngay trong chính đời sống thực tiễn của mình, phải chú ý lắng nghe, quan sát và học tập những kinh nghiệm tốt để có một tư duy linh hoạt và sáng tạo.
Cũng tương tự như vậy, sự học ở đây không chỉ dừng lại ở việc học thầy mà còn phải học ngay ở chính những người bạn, người đồng nghiệp và đặc biệt là người cán bộ phải luôn luôn học tập ở chính nhân dân. Bởi vì người thầy sẽ dạy cho chúng ta những tri thức cơ bản, dạy cho chúng ta cách sống. Người bạn, người đồng nghiệp là người mà ta luôn gần gũi và tiếp xúc trong công
53
việc, trong cuộc sống thường ngày, do đó chúng ta cần khiêm tốn học hỏi, trao đổi, bổ sung kinh nghiệm cho nhau. Nhân dân sẽ giúp cán bộ rất nhiều trong việc thực hiện công việc của mình, vì “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [28, tr. 295] do dó người cán bộ phải luôn gần dân, lắng nghe nhân dân và học hỏi nhân dân, “làm học trò của dân”.
Học ở nhân dân, Người nói thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, nếu cán bộ, công chức không học thì thành ra lạc hậu, vậy phải học để “tiến bộ đuổi kịp nhân dân” [31, tr. 215].
Thực tiễn cũng là trường học. Nguyên lý của việc học đã được Hồ Chí Minh đúc kết và giáo dục cán bộ: học phải đi đôi với hành [28, tr. 235]. Để tránh sự giáo điều, sách vở của những người chỉ thuần tuý ham chữ, Người cho rằng nếu chỉ có lao động trí óc mà không có lao động chân tay thì chẳng khác nào người ta bị “bán thân bất toại” [32, tr. 174] tách rời thực tế thì người có học chỉ như “cái hòm đựng chữ” mà thôi [28, tr. 234].
1.2.5.3.Tự đào tạo
Cán bộ, công chức phải tự học và tự mình học lấy những cái mới mỗi người cần phải rèn luyện và coi việc học như một nhu cầu (của sự hứng thú và của công việc). Vì vậy, Người nói người học phải “học không biết chán” (còn người dạy thì “dạy không biết mỏi”).
Thật là đúng đắn và khoa học, vì rằng chẳng có dân tộc nào mà ở đó việc học ở trường là công việc suốt đời, những đời người thì sự hiểu biết luôn ở phía trước. Không ai là người bình thường lại có thể nói việc học đối với họ là kết thúc vì không còn gì là họ không thành thạo!
Cho nên tự học không những là phương pháp mà còn là phương châm của hành động. Hồ Chủ tịch nói: “Lấy tự học làm cốt; sắp xếp thời gian và bài học cho khéo, không phải có thầy thì học” [28, tr. 273]. Ngày nay, cán bộ, công chức được hưởng những điều kiện hoàn toàn mới: được ưu đãi về thời gian, được giành ngân sách cho học tập, được lượng hoá kiến thức trong lộ trình
54
thăng tiến đã nói lên rằng: học là một phần trong đời công vụ của công chức và vấn đề học mà Hồ Chủ tịch kêu gọi thực sự là vấn đề chiến lược.
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao việc tự học, phải lấy tự học làm cốt. Người nhắc nhở người cán bộ phải luôn có ý thức học tập thường xuyên hằng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp, mang các kiến thức tiếp thu được áp dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả
công tác. Khi giải đáp câu hỏi "học ở đâu", Người nói: "học ở trường, học ở
sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn” [29, tr. 50].
Theo Người cán bộ của chúng ta phải không ngừng học tập, phải học tập suốt đời. Cuộc đời học tập không ngừng, không nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng mẫu mực về sự tự học. Người cán bộ cần phải hiểu rằng việc học của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ nhà trường, không chỉ thoả mãn với tri thức có trong sách vở. Kiến thức học ở nhà trường luôn là cần thiết, nhưng không được xem đó là đã đầy đủ. Cuộc sống chính là nguồn tri thức mênh mông.
Trong giáo dục cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức lưu ý đến việc tự phấn đấu, tự rèn luyện vươn lên của mỗi người. Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [35, tr. 558].
Như vậy, tự rèn luyện, tự phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh, không trông chờ vào tổ chức, là một biểu hiện của phẩm chất cán bộ. Tự rèn luyện, tự phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập, nghiên cứu của người cán bộ phải thể hiện ở chất lượng công tác, nghiên cứu sao cho có hiệu quả. Tinh thần gương mẫu, có ý thức, tổ chức kỷ luật cao là một biểu hiện sinh động của tinh thần tự rèn luyện, tự phấn đấu của người cán bộ. Muốn làm được điều đó, người cán bộ phải thường xuyên biết rút kinh nghiệm ngay trong quá trình công tác, học tập, nghiên cứu và trong sinh hoạt đời thường.
55
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn cách mạng, những tư tưởng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh được giá trị của nó và trở thành những định hướng thiết thực cho công tác đào tạo cán bộ của chúng ta hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, ở một số cấp, ngành trong nhiều lĩnh vực đang thiếu những cán bộ có khả năng đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Đó là thực tế trong quá trình phát triển. Sự thiếu, đủ cán bộ không chỉ đơn thuần thể hiện ở số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, mà còn phụ thuộc vào sự “khéo hay không khéo” dùng người của người lãnh đạo, quản lý. Vấn đề cán bộ là vấn đề chung của toàn Đảng, nhưng cũng là vấn đề cụ thể trực tiếp của mỗi cán bộ quản lý, lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ có lớn hay không, có đủ sức đảm đương các nhiệm vụ mới hay không, vừa phụ thuộc vào chủ trương, đường lối chung, vừa phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ quản lý. Vì vậy, cùng với việc đổi mới chủ trương, biện pháp, chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ theo tinh thần Hội nghị Trung ương ba khoá VIII của Đảng, chúng ta phải thường xuyên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ.
Đội ngũ cán bộ hiện nay đang bộc lộ một số mặt yếu kém. Không ít cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng, độc đoán, tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa, địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, gây mất đoàn kết nội bộ... Đội ngũ cán bộ không đồng đều, vẫn còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, trình độ kiến thức, năng lực của một số cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những yếu kém về công tác cán bộ thời gian qua đã được Đảng ta chỉ rõ: việc đánh giá, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất lượng và hiệu quả đào tạo còn thấp. Nguyên tắc Đảng thống nhất
56
lãnh đạo quản lý công tác cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hoá. Từ những khuyết điểm, yếu kém của công tác cán bộ trong thời gian qua, những yêu cầu đặt ra đối với công tác cán bộ trong tình hình hiện nay là rất cấp bách.
Đảng và dân tộc ta đang tiến vào thế kỷ mới và cũng là thiên niên kỷ mới. Nhiệm vụ đặt ra cho đất nước ta hết sức nặng nề trong đó có thời cơ và thách thức đan xen nhau một cách gay gắt. Muốn đạt được mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, xét đến cùng phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Trở lại vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là dịp để chúng ta nhìn về phía trước, để cho công tác này có hiệu quả hơn.
57
Tiểu kết chương 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo cán bộ nói riêng có một vai trò quan trọng. Theo đó giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, việc đào tạo cán bộ trở thành nhiệm vụ cơ bản lâu dài đối với đất nước ta hiện nay.
Trong Chương 1, luận văn đã xác định, làm rõ khái niệm cán bộ và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng đồng thời so sánh quan niệm của Hồ Chí Minh về cán bộ với các quan niệm mới để thấy được giá trị lý luận và thực tiễn trong hoạt động nhận thức về cán bộ, từ đó thấy được tính đúng đắn và khoa học trong quan niệm của Hồ Chí Minh. Thông qua cách tiếp cận về vai trò của cán bộ để thấy được vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, quá trình Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và sử dụng cán bộ. Luận văn cũng trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ, tính tất yếu, mục tiêu của việc đào tạo cán bộ, nội dung, hình thức về đào tạo cán bộ để làm cơ sở và phương pháp luận cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại tỉnh Nam Định ở chương 2, từ đó xây dựng các giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, cán bộ công chức cấp xã tại địa bàn tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, trước hết phải bắt đầu từ việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Đó là chìa khóa vạn năng để nâng cao chất lượng cán bộ.
58 Chương 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀO VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,