Một là, để phục vụ sự nghiệp cách mạng (vì cách mạng)
Đó là những con người hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng nhằm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, nhằm xây dựng nước nhà phồn vinh để sánh
ngang vai với các dân tộc khác và đem lại hạnh phúc cho nhân dân “Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ”. Trong đó, thứ tự ưu tiên mục tiêu huấn luyện
về nhân cách được đặt trước mục tiêu huấn luyện để trở thành cán bộ. Người
34
việc. Có thế Đảng mới thành công”, còn ngược lại, “nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng” không dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Đảng” [28, tr. 281].
Chính vì thế, Hồ Chí Minh nêu lên trách nhiệm của Đảng cầm quyền vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, được nhân dân giao cho trách nhiệm lãnh đạo toàn xã hội để đảm bảo quyền lợi cho dân. Người cho rằng: “mọi chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ đều chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính người dân là người làm nên thắng lợị lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước.
Đào tạo cán bộ là nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, vì cuộc sống, tự do, hạnh phúc của nhân dân “ Phải có sức mình, làm sao phải có người lãnh đạo, quản trị, phải chống được tham ô, lãng phí. Do đó phần lớn phải là ở cán bộ.
Làm sao cho nhân dân có công ăn việc làm để nâng cao đời sống của nhân dân lên, thì mức sống cán bộ mới nâng cao được. Nâng cao được phần nào là do sức cố gắng của mình quyết định [31, tr. 32]
Từ nhiệm vụ thực tiễn, cách mạng yêu cầu: cán bộ, đảng viên không chỉ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, mà còn phải lãnh đạo quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương ấy. Vì thế họ “ 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng... 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng... 3. Phải tổ chức sự kiểm soát...” [28, tr. 285]. Yêu cầu này trở thành tiêu chuẩn, thước đo góp phần quan trọng vào việc đánh giá hiệu quả công việc của người cán bộ đảng viên. Tuy nhiên, muốn có được năng lực đó, dù đảm nhiệm cương vị công tác nào, người cán bộ, đảng viên cũng phải chịu khó học tập, rèn luyện, vì “ cách mạng cũng là một nghề, làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học” [35, tr. 224].
35
Hai là, để tăng cường sức mạnh cho tổ chức. Đào tạo cán bộ góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng đoàn thể (vì tổ chức)
Để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.
Tổ chức là tổ chức của những con người, của cán bộ, của tổ chức. Cán bộ có tiến bộ, trưởng thành thì tổ chức mới tiến bộ trưởng thành được. Theo Hồ Chí Minh: “ ... Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trả lại nơi quần chúng” [28, tr. 224]. Công việc của tổ chức có chạy tốt là nhờ nơi có cán bộ giỏi biết cách phối hợp giữa quần chúng với nhau “... công việc của mọi người, mọi địa phương, mọi ngành đều phối hợp với nhau, như một chuyến xe lửa. Tất cả mọi người mọi địa phương, mọi ngành đều cố gắng, đều siêng năng, thì nước ta sẽ tiến bộ nhanh chóng, mau đến ga. Nếu một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn tuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe” [28, tr. 631- 645].
Tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp các tổ chức hữu quan tại cơ sở cũng như chủ động đề xuất với cấp trên giải quyết những vấn đề không thuộc thẩm quyền. Đồng thời kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện đạt kết quả.
Người cán bộ bao giờ cũng gắn với tổ chức, nằm trong tổ chức. Nói tới cán bộ lãnh đạo, quản lý là nói tới những người có trọng trách trong một tập thể. Họ không thể đứng ngoài hay đứng trên tập thể. Bởi vậy, việc đào tạo cán bộ là một yêu cầu không thể thiếu. Và xét đến cùng, tập thể là lý do tồn tại của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Uy tín, sức mạnh của Đảng và Nhà nước một phần lớn là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Vì vậy, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, phong cách quần chúng, tôn trọng sự thật, nói đi đôi với làm, nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
36
Ba là, vì sự hoàn thiện của bản thân người cán bộ (vì bản thân người cán bộ)
Tất cả mọi quan điểm của Hồ Chí Minh đều là vì con người. Mục tiêu đào tạo cán bộ cũng vậy. Người nói: “ Muốn giáo dục nhân dân làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hành ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi buổi tối kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đỗ đen, đỗ trắng để ghi việc tốt việc xấu. Đảng viên, cán bộ ta từ nhân dân anh hùng mà ra, phải sống sao cho xứng với nhân dân và Đảng anh hùng” [35, tr.557]. Theo Người: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [35, tr. 558].
Đào tạo cán bộ vì cán bộ, quan điểm này thể hiện thái độ tôn trọng con người của Hồ Chí Minh. Nếu đào tạo cán bộ chỉ vì nhà nước, vì tổ chức, thì vô hình chung chỉ coi cán bộ là công cụ, là phương tiện và nội dung đào tạo cũng sẽ tất hạn hẹp.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng sống trong xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên. Đã là cán bộ thì ít nhiều cũng có quyền lực. Cho nên có lúc cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm, một số bộ phận thoái hóa biến chất làm tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng. Với tinh thần cách mạng, theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải nhìn thẳng vào sự thật, dám công khai thừa nhận khuyết điểm sai lầm trong công tác, lãnh đạo, vạch rõ những tệ nạn đã có ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, từ đó có những biện pháp sửa chữa và khắc phục. Đó cũng là thái độ đúng đắn của cán bộ, vì sự hoàn thiện chính bản thân của người cán bộ, do chính bản thân họ quyết định. Nó phụ thuộc vào ý thức và khả năng của mỗi người.
37 1.2.4. Nội dung đào tạo cán bộ
1.2.4.1. Về phẩm chất đạo đức
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người, tiêu chí để kiểm tra chất “người”, trình độ “người”, tính “người” của một con người. Nhất là đối với cán bộ, trước hết, cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng. Đạo đức của người cán bộ không phải là “đạo đức thủ cựu”, mà là đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức ở cán bộ là nói đến đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, “nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [28, tr. 252]. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói, bài viết về đạo đức cách mạng. Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh thường đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải là những người nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Trong tư tưởng của Người, đạo đức cách mạng xét đến cùng là yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động, đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Yêu thương con người phải gắn với sự tin tưởng và phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng cách mạng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Đó là mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi vì Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản, con đường của Chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới có thể đấu tranh giành được độc lập chủ quyền dân tộc, thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Song cách mạng là một quá trình lâu dài, đày khó khăn phức tạp, nếu đấu tranh giải phóng dân tộc đã khó thì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn khó hơn nhiều. Vì vậy, nó đòi hỏi cán bộ đảng viên phải luôn có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cán bộ, đảng viên phải luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự tất thắng của cách mạng. Bởi vì niềm tin cách mạng, lập trường chính trị vững vàng là cơ sở giúp cán bộ, đảng viên có khả năng vượt qua mọi gian khổ hy
38
sinh, có những suy nghĩ và việc làm đúng đắn, có lợi cho dân, cho nước. Người có đạo đức cách mạng là người luôn phấn đấu thực hiện và vận động mọi người thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, người có đạo đức cách mạng là người dù “khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng” [32, tr. 288].
Cán bộ phải là những người nói phải đi đôi với làm, không được nói một đằng, làm một nẻo, hoặc nói nhiều nhưng làm ít. Yêu thương con người ở người cách mạng không dừng lại ở những suy nghĩ tình cảm, mà đòi hỏi phải được thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Theo Hồ Chí Minh, người có đạo đức cách mạng là người “sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi công việc được giao, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm, khi được giao việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đế n nơi đến chốn, bất kỳ việc to, việc nhỏ phải quyết làm cho thành công” [28, tr. 645].
Người có đạo đức cách mạng phải là người không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. Bởi vì, để hoàn thành tốt mọi công việc được giao, cán bộ phải là người có trình độ hiểu biết về chuyên môn, lý luận và thực tiễn. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ là người luôn có tinh thần học tập, nghiên cứu, “học thêm, học mãi để tiến bộ, càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm”. Đó là học để làm việc, chứ không phải để lấy bằng cấp, “để mặc cả với Đảng, với tổ chức”.
Đạo đức cách mạng đối lập với biểu hiện ngại khó, ngại khổ, lười học tập, nghiên cứu. Hồ Chí Minh khẳng định trong “bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức và chính trị của mình” [28, tr. 253].
Hiện nay ở nhiều nơi có tình trạng cán bộ lười học tập nghiên cứu, hoặc học chỉ cốt để lấy bằng cấp, chứ không phải học để nâng cao trình độ, để làm tốt các công việc được giao. Theo Hồ Chí Minh, lười học tập nghiên cứu là
39
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, của việc không quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch học tập thường xuyên, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải quy thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa” [15, tr. 140 - 141].
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về việc không ngừng học tập nghiên cứu. Học tập ở Hồ Chí Minh là học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, học ở trong sách vở cũng như học ở trong nhân dân. Luôn học tập và nghiên cứu là cơ sở giúp Hồ Chí Minh có sự hiểu biết sâu sắc sâu rộng về lý luận và thực tiễn trong nước cũng như ngoài nước, phát hiện và giải quyết kịp thời, đứng đắn những vấn đề của thực tiễn cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, là phải đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết. Người có đạo đức cách mạng là người phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, việc gì cũng bàn bạc với nhân dân. Yêu thương con người, quan tâm đến đời sống của nhân dân là cơ sở giúp cho cán bộ, đảng viên có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Ngược lại, nếu không có tình thương yêu con người, không quan tâm đến đời sống của nhân dân, cán bộ sẽ không tránh khỏi rơi vào quan liêu với dân chúng.
Tình thương yêu con người, luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân là cơ sở giúp người cán bộ có khả năng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nó giúp cho cán bộ luôn có tinh thần dũng cảm, dám nói, dám làm, “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khắc phục”. Người nói: “Cán bộ muốn trở nên người cán bộ chân chính không có gì là khó cả. Điều đó là hoàn toàn từ lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì sẽ tiến tới chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì
40
khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những đức tính tốt như sau ngày càng nhiều. Nói tóm tắt, tính tốt ấy có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [28, tr. 251].
Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng cũng là những yêu cầu của nhận thức khoa học. Nó không chỉ giúp cho người cán bộ có khả năng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, không mắc sai lầm khuyết điểm, mà còn có khả năng phát hiện và giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề của thực tiễn cách mạng. Hồ Chí Minh khắng định: “Người có đạo đức cách mạng là người không có việc tư túi nó làm cho mù quáng, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, xem việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian” [28, tr. 252].
Hồ Chí Minh là người sớm nhận thức thấy vai trò của đạo đức cách mạng. Vì vậy, Người luôn quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho người cán bộ. Người đòi hỏi nội dung giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của cách mạng. Theo Người, trong những hoàn cảnh khác nhau thì yêu cầu về đạo đức cách mạng đối với cán bộ ít nhiều có sự khác nhau. Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, yêu cầu hàng đầu đối với cán bộ là sẵn sàng đấu