Sinh trưởng tích lũy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn thịt (Trang 57)

2.

3.3.1.Sinh trưởng tích lũy

Đối với nuôi lợn thịt thì khối lượng cơ thể là chỉ tiêu kinh tế quan trọng và được các nhà chăn nuôi quan tâm hàng đầu. Thông qua chỉ tiêu tăng khối lượng có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của 1 giống, một công thức lai hay là một chế độ nuôi dưỡng.

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng, nghĩa là thời điểm thực hiện các phép đo. Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của vật nuôi. Để theo dõi sinh trưởng tích lũy ở lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn từng tháng, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.6. Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) (n = 20 con) Lô TN Tháng TN ĐC Lô 1 ( CT 1) Lô 2 ( CT 2) Lô 3 ( CT 3) X m X X m X X mX X mX Bắt đầu TN 20,05a ± 0,37 19,75a ± 0,40 19,85a ± 0,35 19,88a ± 0,38 Tháng TN 1 33,95b±0,53 35,13a ± 0,42 34,58a ± 0,46 32,68b ± 0,53 Tháng TN 2 50,23b± 0,76 53,98a ± 0,66 52,13ab ± 0,66 47,15c ± 0,62 Tháng TN 3 68,23b± 0,94 74,50a ± 0,87 71,40a ± 0,91 64,45c ± 0,63 So sánh (%) 100 109,19 104,65 94,46

(Các số trung bình trong cùng một hàng có số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05)

Qua bảng 3.6 chúng ta thấy:

Sinh trưởng tích lũy của cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều tăng trưởng theo quy luật chung của gia súc, tăng dần theo tuổi. So sánh kết quả

của lô thí nghiệm và lô đối chứng ta thấy: Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau (P > 0,05), khối lượng trung bình của lô đối chứng là: 20,05 kg; thí nghiệm 1 là 19,75 kg; lô thí nghiệm 2 là 19,85 kg; lô thí nghiệm 3 là 19,88 kg. Sau 1 tháng nuôi thí nghiệm, giữa các lô đều đã có sự sai khác rõ rệt về số lượng, (P >0,05), khối lượng trung bình sau 1 tháng nuôi của lô đối chứng là: 33,95 kg; thí nghiệm 1 là 35,13 kg; lô thí nghiệm 2 là 34,58 kg; lô thí nghiệm 3 là 32,68 kg.

Từ tháng thí nghiệm thứ 2 trở đi, lợn ăn được nhiều hơn, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn và tốc độ tăng khối lượng tương đối đều. Khối lượng trung bình lô đối chứng đạt: 68,23 kg; khối lượng trung bình lô thí nghiệm 1 đạt 74,5kg, khối lượng trung bình lô thí nghiệm 2 đạt 71,4 kg, khối lượng trung bình lô thí nghiệm 3 đạt 64,45 kg. So sánh sự chênh lệch khối lượng trung bình giữa các lô ta thấy lô thí nghiệm 3 khả năng tăng khối lượng bình quân/con/đợt thí nghiệm thấp nhất, thấp hơn lô thí nghiệm 1 là 10,05 kg/con (P<0,05); thấp hơn lô thí nghiệm 2 là 6,95 kg/con (P<0,05); thấp hơn lô đối chứng là 3,78 kg/con ( P<0,05). Tương ứng thấp hơn lô thí nghiệm 1 là: 15,59 %; thấp hơn lô thí nghiệm 2 là 10,78%; thấp hơn lô đối chứng là 5,86%.

Kết quả nghiên cứu này ở lô thí nghiệm 1 tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cs (2004) [17] khi nuôi lợn lai F1 (Pietrain x Móng cái) từ 11,90 kg tăng lên 74,23 kg trong 4 tháng nuôi. Lê Thanh Hải (2001) [7] cho biết con lai F1 ( Pietrain x Móng Cái) đạt khối lượng 80,03 kg ở 202 ngày tuổi. Còn trong nghiên cứu này thì con lai có kết quả cao nhất là ở thí nghiệm 1 đạt 74,5 kg ở 180 ngày tuổi.

Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy ở lợn thí nghiệm

Hình 3.2 cho thấy:

Khối lượng của lợn thí nghiệm tăng lên khá đều đặn qua các tháng tuổi. Ở tháng thứ nhất đường biểu diễn tăng khối lượng cơ thể của 4 lô luôn theo sát nhau, vì trong tháng này khối lượng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng chênh lệch nhau không đáng kể.

Tháng thứ 2 thì thời gian đầu 4 đường biểu diễn khối lượng cơ thể vẫn theo sát nhau và dần dần tách ra khi càng về cuối tháng. Đến tháng thứ 3 thì 4 đường này cách xa nhau hẳn, điều đó cho thấy rõ có sự chênh lệch về khối lượng khi cho lợn sử dụng bã dong riềng ủ với các công thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn thịt (Trang 57)