2.
2.4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế
Tính giá chi phí trực tiếp (đồng /kg) cho tùng lô thí nghiệm bằng công thức: Tổng chi phí trực tiếp (đồng)
Chi phí trực tiếp =
Tổng khối lượng lợn xuất chuồng (kg)
-Tổng chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, các
chi phí khác
-Tổng thu: Là tổng khối lượng lợn xuất bán x giá tiền /1 kg lợn
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [19], trên Microsoft Excel và trên phần mềm minitab16.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất và chế biến dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn năm 2013 Bắc Kạn năm 2013
Tỉnh Bắc Kạn, trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng được chọn là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ cây dong riềng chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn thuộc xã Côn Minh (huyện Na Rì), thì nay đã có rất nhiều xã và huyện đã đưa cây dong riềng vào canh tác. Năm 2013, diện tích trồng dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 2.89,66 ha. Điều này được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Sản lƣợng củ dong riềng chế biến trên địa bàn tỉnh năm 2013
STT Huyện, thị xã Diện tích (ha) Năng suất (tấn củ/ha) Sản lƣợng (tấn củ) 1 Ba Bể 770,06 67,81 51.410,00 2 Na Rì 1.133,30 70,00 76.000,00 3 Bạch Thông 260,00 68,00 17.000,00 4 Chợ Đồn 256,90 60,00 15.414,00 5 Chợ Mới 76,90 65,00 4.800,00 6 Ngân Sơn 95,00 50,00 4.600,00 7 Pắc Nặm 219,50 60,00 13.170,00 8 Thị Xã 87,00 60,00 5.000,00 9 Tổng 2.898,66 187.394,00
0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00
Ba Bể Na Rì Bạch Thông Chợ Đồn Chợ Mới Ngân Sơn Pắc Nặm Thị Xã Diện tích Năng suất ha; tấn/ha
Hình 3.1: Biểu đồ tình hình sản xuất cây dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn năm 2013
Để minh họa về tình hình sản xuất bã dong riềng chúng tôi sử dụng hình 3.1. Nhìn trên bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy diện tích trồng dong riềng ở các huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Trong đó, huyện Na Rì đạt diện tích lớn nhất là 1.113,30 ha, với năng suất cao nhất lên tới 70,00 tấn/ ha, điều này khiến cho sản lượng củ dong được đưa vào chế biến đạt 76.000 tấn. Tiếp theo là huyện Ba Bể với 770,06 ha diện tích đất trồng cùng với năng suất đứng thứ 2 toàn tỉnh 67,81 tấn/ ha, đã cho sản lượng 51.410 tấn. Huyện Bạch Thông là 260,00 ha, năng suất 68,00 ha, sản lượng đưa vào chế biến 17.000 tấn. Chợ Đồn 256,90 ha, Pác Nặm 219,50 ha, 2 huyện này cùng đạt năng suất 60,00, tấn/ ha và cho sản lượng củ đưa vào chế biến lần lượt là 15.414 và 13.170 tấn. Đứng cuối cùng là những huyện: Ngân Sơn với 95,00 ha diện tích đất trồng, nhưng do người dân chăm sóc kém nên chỉ đạt 50,00 tấn/ ha nên sản lượng đưa vào chế biến thấp nhất tỉnh, đạt 4.600 tấn; tiếp theo đó là thị xã Bắc Kạn 87,00 ha, sản lượng đưa vào chế biến đạt 5.000 tấn; Chợ Mới 76,90 ha, đạt năng suất 65,00 tấn/ ha, sản lượng củ đưa vào chế biến là 4.800 tấn.
Để chế biến củ dong riềng toàn tỉnh tính đến tháng 8 năm 2013 đã có 34 cơ sở sản xuất miến dong và 89 cơ sở chế biến tinh bột dong riềng với quy mô từ 5 – 150 tấn dong riềng/ ngày (Sở Công thương, 2013) [16]. Hầu hết các cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn tỉnh đều dùng công nghệ thô sơ, đó là dây chuyền tự chế, nghiền củ rồi lọc lấy tinh bột. Nhưng nghiền, lọc không hết nên lượng tinh bộ thất thoát còn khá lớn. Mặt khác, không đủ nguồn lực nên làm các công trình bảo vệ môi trường không đảm bảo, đến các cơ sở chế biến thấy bốc lên mùi thum thủm rất khó ngửi. Cứ mỗi kg miến dong sản xuất được lại thải ra 9-10 kg bã dong tươi, như vậy mỗi niên vụ sản xuất một hợp tác xã làng nghề có thể thải ra hàng chục nghìn tấn bã dong tươi
Phần lớn các cơ sở sản xuất tinh bột đều xả nước thải ra suối, trước đây nước ở những con suối trong nhiều tôm cá, nhưng thời gian qua nhiều cơ sở chế biến dong riềng xả nước bã thải xuống suối, từ xa đã thấy mùi thum thủm, nước nhờn nhợt, cá tôm biến mất.
* Sản lượng bã dong riềng thải và việc sử dụng bã thải ở địa phương
Theo Sở Công thương Bắc Kạn (2013) [16] thì tỷ lệ thu hồi tinh bột bình quân là 18%. Vậy nên cứ 100kg củ dong tươi đưa vào chế biến thì thải ra 72 kg bã tươi. Để tính toán sản lượng của bã dong riềng thải chúng tôi còn tiến hành phân tích thành phần hóa học bã dong riềng tươi..
Kết quả thu được từ phân tích cho thấy: Bã dong tươi chứa 15,75% vật chất khô; 1,33% xơ; 0,3% protein và đặc biệt còn chứa khá nhiều tinh bột (5,79%) do không thể thu hồi hết trong khi chế biến củ.
Từ các kết quả trên, chúng tôi tính được tiềm năng thức ăn nếu có được các giải pháp xử lý để đưa bã dong trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi.
Bảng 3.2: Sản lƣợng bã dong riềng thải có thể dùng chăn nuôi (tấn) STT Đơn vị Sản lƣợng củ tƣơi ƣớc tính Sản lƣợng bã thải ƣớc tính Sản lƣợng vật chất khô ƣớc tính Sản lƣợng tinh bột ƣớc tính 1 Ba Bể 51.410 37.015 5.829 2.143 2 Na Rì 76.000 54.720 8.619 3.168 3 Bạch Thông 17.000 12.240 1.927 788 4 Chợ Đồn 15.414 11.098 1.748 642 5 Chợ Mới 4.800 3.456 544 200 6 Ngân Sơn 4.600 3.312 521 192 7 Pắc Nặm 13.170 9.482 1.493 549 8 Thị Xã 5.000 3.600 567 208 9 Tổng 187.394 134.933 21.261 7.890
Việc tính toán ở bảng 3.2 cho thấy: Với sản lượng dong riềng tươi thu được ở 8 đơn vị trồng và được đưa vào chế biến là 187.394 tấn thì lượng bã tươi thải ra là 134.933 tấn. Đây là một khối lượng khổng lồ, nếu để thối hỏng thì gây những hệ lụy ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Và cũng là vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý môi trường địa phương trong tỉnh. Nhưng nếu đưa bã dong làm thức ăn thì sản lượng vật chất khô thu được lên tới 21.261 tấn, trong đó lượng tinh bột còn lại trong bã khô có tới 7890 tấn, hàm lượng tinh bột này tương đương với khoảng hơn 26.000 tấn sắn tươi hoặc hơn 16.000 tấn ngô. Nếu số bã thải này chỉ cần đưa vào chăn nuôi khoảng 30 -40% thôi thì cũng đã tạo ra sản lượng thịt hơi hàng ngàn tấn cho địa phương. Rõ ràng việc bỏ thối bã dong riềng hiện nay là một sự lãng phí to lớn nguồn thức ăn gia súc có sẵn tại địa phương khi mà giá cả thức ăn ngày càng leo thang.
Mặc dù qua phân tích hóa học các thành phần trong bã dong riềng tươi ta nhận thấy bã dong còn nhiều giá trị dinh dưỡng mà chưa khai thác hết. Tuy nhiên thực trạng sử dụng bã thải tươi cho chăn nuôi hiện nay ở địa phương còn rất kém, chỉ một số ít các hộ dân dùng để chăn nuôi với số lượng rất nhỏ, mỗi ngày chỉ từ vài kg đến hơn chục kg cho một gia đình. Trong khi đó lượng bã thải ra trong ngày lên từ vài tấn tới vài chục tấn tùy công suất chế biến ở các cơ sở khác nhau.
Lượng bã người dân sử dụng cho chăn nuôi gia đình hiện tại ở địa phương chủ yếu ở dạng nấu chín để nuôi lợn địa phương, ngan, ngỗng và coi như là nguồn rau xanh. Sau khi sử dụng bã dong để nuôi lợn, người dân cho nhận xét: Lợn nuôi bằng bã dong lông dài và xơ, phân ít mùi hôi, nguyên nhân chính của vẫn đề này là do người dân cho ăn nhiều bã dong, mặc dù trong bã dong còn có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng bên cạnh đó hàm lượng xơ trong bã dong cũng khá cao, nên khi bổ sung nhiều thì hàm lượng xơ trong khẩu phần quá cao, gây mất cân bằng dinh dưỡng, bên cạnh đó người dân chỉ nuôi lợn với bã dong, cám gạo, sắn hoặc ngô mà không có bổ sung thêm thức ăn giàu đạm nên lợn bị thiếu đạm. Một số hộ dùng bã tươi cho bò dê ăn bằng cách rắc thêm ít muối để tăng tính ngon miệng. Bên cạnh đó cũng đã có một số gia đình biết là ngoài cho bã dong họ còn bổ sung thêm thức ăn giàu đạm như bột các, bột đậu tương... cho lợn ăn, họ có nhận xét rằng: Chăn lợn bằng bã dong lợn lớn nhanh hơn nhiều so với chăn bằng thân cây chuối hay dây lang. Tuy nhiên điều họ tiếc nuối ở đây là mùa vụ bã dong qua rất nhanh (khoảng 3 -4 tháng), nên khi hết vụ cũng hết bã dong để chăn nuôi. Người dân cũng đã thử tích trữ bã dong tươi bằng cách cho đóng vào bao nilon, nhưng chỉ được khoảng hơn 1 tháng là bã dong bị mốc hoặc bốc mùi thum thủm, lợn sẽ không ăn. Những người dân này mong chờ có một giải pháp để họ có thể sử dụng hiệu quả bã dong đồng thời kéo dài thời gian sử dụng.
Ngoài ra đây cũng là một bài toán cho các nhà quản lý, vì khi một lượng bã thải khổng lồ này thải ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khi đi qua các làng nghề chế biến dong riềng thì có một mùi đặc trưng không lẫn đâu được là mùi thum thủm của bã dong bị phân hủy và nước của ao, hồ, sông suối thì đổi màu đen và nổi bọt, không còn bóng dáng của một con cá, tôm nào cả.
3.2. Kết quả thí nghiệm xác định công thức chế biến bã dong riềng thích hợp
3.2.1. Thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng
Để xác định thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu ở sau 1 tuần và 4 tuần ủ.
Kết quả phân tích bã dong riềng sau 1 tuần ủ được mô tả ở bảng 3.3 (trang bên).
Kết quả phân tích ở bảng 3.3 cho thấy:
Tỷ lệ vật chất khô tính theo mẫu ban đầu trong công thức 1 và công thức 2 là tương đương nhau ( 32,17% và 32,56% ). Riêng ở công thức 3 thì ta sử dụng 98,5% bã dong riềng + 1,5% muối nên tỷ lệ vật chất khô có thấp hơn 1 chút là 29,23%.
Tỷ lệ protein sau 1 tuần ủ tính theo phần trăm vật chất khô của công thức 1 là cao nhất (2,98%), sau đó đến công thức 2 (2,89%) và cuối cùng là công thức 3 (1,92%). Tương ứng với tỷ lệ protein của công thức 1 cao hơn công thức 2 và công thức 3 là: 0,09% và 1,06%.
Trong 3 công thức ủ thì công thức 2 có hàm lượng lipid cao nhất đạt 0,095%, đứng thứ 2 là 0,071% của công thức 1 và công thức 3 xếp sau cùng với 0,044%. Tương ứng với hàm lượng lipid của công thức 2 cao hơn công thức 1 và công thức 3 là: 0,024% và 0,051%.
Tỷ lệ khoáng tổng số ở công thức 3 là cao nhất (7,08%) bởi vì công thức này có sử dụng muối để ủ. Trong khi đó 2 công thức còn lại không sử dụng muối thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều, cụ thể: công thức 1 có tỷ lệ khoáng là 3,05%, thấp hơn công thức 3 là 4,03%; ở công thức 2 tỷ lệ khoáng là 3,29%, thấp hơn công thức 3 là 3,79%.
Bảng 3.3: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 1 tuần ủ (%)
Các chỉ tiêu Công thức
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Vật chất khô 32,17 32,56 29,23 100 100 100 Protein 0,96 0,94 0,56 2,98 2,89 1,92 Lipid 0,023 0,031 0,013 0,071 0,095 0,044 Khoáng tổng số 0,98 1,07 2,07 3,05 3,29 7,08 Xơ thô 2,96 2,86 2,90 9,20 8,78 9,92 DXKĐ 27,18 27,58 22,67 84,49 84,71 77,56 (Hàng in nghiêng là tính theo % VCK)
Hàm lượng chất xơ trong công thức ủ thứ 3 là cao nhất đạt 9,92%, cao hơn tương ứng 0,72% và 1,14% so với công thức 1 (2,96%), so với công thức 2 (2,86%).
Tỷ lệ dẫn xuất không đạm của 3 công thức cũng không đồng đều do có sự khác biệt của tỷ lệ các thành phần hóa học trong mỗi công thức. Tỷ lệ dẫn suất không đạm cao nhất là ở công thức 2 với 84,71%, tiếp sau đó là công thức 1 với 84,49% và cuối cùng là 77,56 % của công thức 3.
Kết quả phân tích sau 4 tuần ủ được thể hiện ở bảng 3.4 (trang bên). Kết quả phân tích ở bảng 3.4 cho thấy:
Qua 4 tuần ủ thì tỷ lệ vật chất khô của công thức 2 là 28,15%, tương đương với công thức 1 đạt 28,01%, ở công thức ủ thứ 3 thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn là 26,25%.
Tỷ lệ protein sau 4 tuần ủ đạt cao nhất ở công thức 2 (2,82%), tiếp đó là công thức 1 (2,71%) và công thức 3 có tỷ lệ protein thấp nhất (1,60%). Cũng tương tự như vậy thì hàm lượng lipid của bã dong riềng giảm dần ở 3 công thức ủ 2,1 và 3 lần lượt là 0,093%, 0,068% và 0,042%. Điều đó có nghĩa hàm lượng lipid ở công thức 2 cao hơn công thức 1 và công thức 3 lần lượt là 0,025% và 0,051%.
Trong 3 công thức ủ bã dong riềng thì công thức 3 có hàm lượng khoáng cao nhất (7,06%), tiếp đến là công thức 2 (3,27%) và cuối cùng là công thức 1 (3,04%).
Bảng 3.4: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 4 tuần ủ (%)
Các chỉ tiêu Công thức
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Vật chất khô 28,01 28,15 26,25 100 100 100 Protein 0,76 0,79 0,42 2,71 2,82 1,60 Lipid 0,019 0,026 0,011 0,068 0,093 0,042 Khoáng tổng số 0,85 0,92 1,85 3,04 3,27 7,06 Xơ thô 2,27 2,25 2,32 8,10 7,98 8,83 DXKĐ 22,51 22,75 20,11 80,37 80,82 76,61 (Hàng in nghiêng là tính theo % VCK)
Hàm lượng xơ thô của công thức 3 là cao nhất sau 4 tuần ủ là 8,83%, đứng thứ 2 là công thức 1 với 8,10% xơ và cuối cùng là công thức 2 với 7,98%.
Hàm lượng dẫn xuất không đạm của công thức 2 là 80,82% tương đương với công thức 1 là 80,37%, trong khi đó hàm lượng này ở công thức 3 chỉ đạt 76,61%.
Từ kết quả phân tích về thành phần hóa học của 3 công thức chế biến bã dong riềng cho thấy cả 3 công thức đều có kết quả tốt.
3.2.2. Biến đổi về cảm quan của bã dong riềng ủ
Trong điều kiện yếm khí, quá trình biến đổi thức ăn ủ dưới tác động lên men vi sinh diễn ra theo chiều hướng nào là phụ thuộc vào thành phần khối ủ, vào điều kiện nhiệt độ môi trưởng, vào mức độ yếm khí....
Với thức ăn ủ đảm bảo các điều kiện lên men tối ưu thì vi khuẩn lactic hoạt động mạnh làm cho khối ủ trở nên chua theo thời gian, có mùi thơm tự nhiên, kích thích vị giác. Ngược lại nếu điều kiện lên men không tốt (không đủ độ yếm khí, quá nóng, quá lạnh, không đủ hàm lượng đường tối thiểu) thì vi khuẩn len men sẽ kém phát triên, thậm chí có thể làm hỏng khối ủ.
Trong các điều kiện của thí nghiệm trong phòng, kết quả biến đổi cảm quan của thức ăn ủ trong mỗi công thức được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kết quả xác định sự biến đổi các chỉ tiêu cảm quan về mùi, vị màu sắc, pH của bã dong riềng ở các công thức chế biến theo thời gian Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
1 tuần 4 tuần 1 tuần 4 tuần 1 tuần 4 tuần
Mùi, vị Thơm ngọt Thơm ngọt Thơm ngọt Thơm ngọt Hơi chua Chua mặn Màu sắc Vàng chanh Vàng chanh Vàng chanh Vàng
chanh Hơi nâu Nâu
pH 3,64 3,68 3,67 3,62 4,1 4,02
Qua bảng 3.5 cho chúng ta thấy:
CT 1 (bã dong 95% + ngô 5%): Có màu vàng chanh do thành phần có thêm cám ngô và CT này có mùi thơm, vị ngọt ngọt gần giống với mùi cám sữa. Trong thức ăn ủ chua đã chứa một lượng VSV tự nhiên sẵn có, khi đưa thêm 1 lượng nhỏ ngô (5%) vào thức ăn ủ thì đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho VSV hoạt động. Vì vậy trong một thời gian ngắn pH của thức ăn đã giảm xuống còn 3,64 và sau đó tăng nhẹ lên 3,68 ở tuần ủ thứ tư ,