Kết quả thí nghiệm xác định công thức chế biến bã dong riềng thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn thịt (Trang 50)

2.

3.2.Kết quả thí nghiệm xác định công thức chế biến bã dong riềng thích hợp

3.2.1. Thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng

Để xác định thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu ở sau 1 tuần và 4 tuần ủ.

Kết quả phân tích bã dong riềng sau 1 tuần ủ được mô tả ở bảng 3.3 (trang bên).

Kết quả phân tích ở bảng 3.3 cho thấy:

Tỷ lệ vật chất khô tính theo mẫu ban đầu trong công thức 1 và công thức 2 là tương đương nhau ( 32,17% và 32,56% ). Riêng ở công thức 3 thì ta sử dụng 98,5% bã dong riềng + 1,5% muối nên tỷ lệ vật chất khô có thấp hơn 1 chút là 29,23%.

Tỷ lệ protein sau 1 tuần ủ tính theo phần trăm vật chất khô của công thức 1 là cao nhất (2,98%), sau đó đến công thức 2 (2,89%) và cuối cùng là công thức 3 (1,92%). Tương ứng với tỷ lệ protein của công thức 1 cao hơn công thức 2 và công thức 3 là: 0,09% và 1,06%.

Trong 3 công thức ủ thì công thức 2 có hàm lượng lipid cao nhất đạt 0,095%, đứng thứ 2 là 0,071% của công thức 1 và công thức 3 xếp sau cùng với 0,044%. Tương ứng với hàm lượng lipid của công thức 2 cao hơn công thức 1 và công thức 3 là: 0,024% và 0,051%.

Tỷ lệ khoáng tổng số ở công thức 3 là cao nhất (7,08%) bởi vì công thức này có sử dụng muối để ủ. Trong khi đó 2 công thức còn lại không sử dụng muối thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều, cụ thể: công thức 1 có tỷ lệ khoáng là 3,05%, thấp hơn công thức 3 là 4,03%; ở công thức 2 tỷ lệ khoáng là 3,29%, thấp hơn công thức 3 là 3,79%.

Bảng 3.3: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 1 tuần ủ (%)

Các chỉ tiêu Công thức

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Vật chất khô 32,17 32,56 29,23 100 100 100 Protein 0,96 0,94 0,56 2,98 2,89 1,92 Lipid 0,023 0,031 0,013 0,071 0,095 0,044 Khoáng tổng số 0,98 1,07 2,07 3,05 3,29 7,08 Xơ thô 2,96 2,86 2,90 9,20 8,78 9,92 DXKĐ 27,18 27,58 22,67 84,49 84,71 77,56 (Hàng in nghiêng là tính theo % VCK)

Hàm lượng chất xơ trong công thức ủ thứ 3 là cao nhất đạt 9,92%, cao hơn tương ứng 0,72% và 1,14% so với công thức 1 (2,96%), so với công thức 2 (2,86%).

Tỷ lệ dẫn xuất không đạm của 3 công thức cũng không đồng đều do có sự khác biệt của tỷ lệ các thành phần hóa học trong mỗi công thức. Tỷ lệ dẫn suất không đạm cao nhất là ở công thức 2 với 84,71%, tiếp sau đó là công thức 1 với 84,49% và cuối cùng là 77,56 % của công thức 3.

Kết quả phân tích sau 4 tuần ủ được thể hiện ở bảng 3.4 (trang bên). Kết quả phân tích ở bảng 3.4 cho thấy:

Qua 4 tuần ủ thì tỷ lệ vật chất khô của công thức 2 là 28,15%, tương đương với công thức 1 đạt 28,01%, ở công thức ủ thứ 3 thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn là 26,25%.

Tỷ lệ protein sau 4 tuần ủ đạt cao nhất ở công thức 2 (2,82%), tiếp đó là công thức 1 (2,71%) và công thức 3 có tỷ lệ protein thấp nhất (1,60%). Cũng tương tự như vậy thì hàm lượng lipid của bã dong riềng giảm dần ở 3 công thức ủ 2,1 và 3 lần lượt là 0,093%, 0,068% và 0,042%. Điều đó có nghĩa hàm lượng lipid ở công thức 2 cao hơn công thức 1 và công thức 3 lần lượt là 0,025% và 0,051%.

Trong 3 công thức ủ bã dong riềng thì công thức 3 có hàm lượng khoáng cao nhất (7,06%), tiếp đến là công thức 2 (3,27%) và cuối cùng là công thức 1 (3,04%).

Bảng 3.4: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 4 tuần ủ (%)

Các chỉ tiêu Công thức

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Vật chất khô 28,01 28,15 26,25 100 100 100 Protein 0,76 0,79 0,42 2,71 2,82 1,60 Lipid 0,019 0,026 0,011 0,068 0,093 0,042 Khoáng tổng số 0,85 0,92 1,85 3,04 3,27 7,06 Xơ thô 2,27 2,25 2,32 8,10 7,98 8,83 DXKĐ 22,51 22,75 20,11 80,37 80,82 76,61 (Hàng in nghiêng là tính theo % VCK)

Hàm lượng xơ thô của công thức 3 là cao nhất sau 4 tuần ủ là 8,83%, đứng thứ 2 là công thức 1 với 8,10% xơ và cuối cùng là công thức 2 với 7,98%.

Hàm lượng dẫn xuất không đạm của công thức 2 là 80,82% tương đương với công thức 1 là 80,37%, trong khi đó hàm lượng này ở công thức 3 chỉ đạt 76,61%.

Từ kết quả phân tích về thành phần hóa học của 3 công thức chế biến bã dong riềng cho thấy cả 3 công thức đều có kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn thịt (Trang 50)