KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương”Từ Trường” Vật Lý 11 THPT Nâng Cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh. (Trang 64)

- Lực mà từ trường tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong nó gọi là lực Lorenxơ có:

KẾT LUẬN CHUNG

Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài em đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về những luận điểm sau:

+ Nghiên cứu tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý mới trong nghiên cứu khoa học

+ Tổ chức các tình huống học tập có vấn đề, định hướng hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh theo kiểu định hướng khái quát hóa hoạt động học bằng hệ thống câu hỏi định hướng hành động nhận thức

+ Vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lý, các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lý.

+ Các chức năng, nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá

- Trên cơ sở lí luận đó em vận dụng để thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “ Từ trường ” - Vật lý 11 THPT nâng cao gồm: Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện. Cảm ứng từ ; Tương tác của hai dòng điện thẳng song song. Đơn vị Ampe ; Lực Lo-ren-xơ theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Tuy nhiên là một sinh viên, bước đầu là công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp giảng dạy, đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo Ngô Diệu Nga cả

về mặt lý thuyết và thực hành, những nhiệm vụ đặt ra cho đề tài đã tương đối hoàn thiện, nhưng do đặc điểm của chương“ Từ trường ”, việc giảng dạy để học sinh tham gia vào việc xây dựng kiến thức là khá khó, thời gian nghiên cứu lại ngắn, bên cạnh đó em chưa có điều kiện thực nghiệm nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót và còn nhiều hạn chế.

Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2008

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hữu Tòng: Lí luận dạy học ở trường trung học. NXB Giáo dục 2001. 2. Phạm Hữu Tòng: Dạy học Vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB Sư phạm 2004.

3. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế: Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm 2002.

4. Phạm Vũ Bích Hằng: Dùng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế hoạt động dạy học một số bài chương “ Từ trường ” – Vật lý lớp 11 THPT. 2005.

5. Sách giáo khoa Vật lý 11. NXB Giáo dục 2006.

6. Sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao. NXB Giáo dục 2006. 7. Sách giáo viên Vật lý 11. NXB Giáo dục 2006.

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương”Từ Trường” Vật Lý 11 THPT Nâng Cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh. (Trang 64)