Nguyên tắc chung quan trọng là: Việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng cần được tiến hành theo một qui trình hoạt động chặt chẽ gồm năm pha:
* Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá có thể có các
mục đich khác nhau tùy trường hợp, thông thường việc kiểm tra đánh giá có mục đích:
- Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan với việc xác định nội dung phương pháp dạy học của một môn học, học phần.
- Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy.
- Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập, nghiên cứu đánh giá mục tiêu, phương pháp dạy học
* Xác định rõ nội dung cụ thể của kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các
tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức, kỹ năng đó có thể làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu và sẽ thu được trong kiểm tra.
Việc xác định nội dung kiến thức cần chính xác, cụ thể, cô đọng.
Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học.
* Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin ( hình thức kiểm tra) phù hợp với đặc
điểm của nội dung kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra đánh giá và điều kiện cho phép. Tùy trường hợp mà hình thức kiểm tra có thể là: Quan sát, vấn đáp, tự luận hay trắc nghiệm…Cần nhận rõ ưu, nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra và khắc phục được tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức đó.
* Xây dựng các câu hỏi, các đề kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm
các thông tin tương ứng với các tiêu chí, mục tiêu đã xác định và phù hợp với hình thức kiểm tra đã lựa chọn.
* Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin ( chấm ). Xem xét kết quả và kết luận
đánh giá.
Chấm điểm các bài kiểm tra căn cứ theo một thang điểm được xây dựng phù hợp với các tiêu chí đánh giá đã xác định. Xem xét kết quả chấm thu được, rút ra kết luận đánh giá tương ứng với mục đích kiểm tra đã xác định.
Các luận điểm nêu trên được trích dẫn từ những luận điểm khoa học về lí luận dạy học của PGS.TS. Phạm Hữu Tòng.